Thể chế của nhà nước thời lê sơ là gì năm 2024

Lịch sử nhà nước và pháp luật - So sánh chế độ hôn nhân gia đình trong bộ quốc triều hình luật và hoàng việt luật lệ

Preview text

Nguyên nhân thiết lập và đặc điểm của nhà nước lưỡng đầu Lê -

Trịnh ở Đàng Ngoài (1599-1786)

  1. Hoàn cảnh lịch sử
  2. Quốc gia Đại Việt đã trải qua hơn 500 năm thống nhất với một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, ngày càng được củng cố. Nhưng đến đầu TK XVI, khi

mà sự mục nát của nhà Lê đã xuống đến cực điểm và Mạc Đăng Dung giành lấy ngôi vua vào năm 1527 thì đó cũng là sự mở đầu của một thời kỳ hầu như nội

chiến phân liệt triền miên giữa các tập đoàn phong kiến.

  • Năm 1802 khi vương triều Nguyễn được thiết lập, quốc gia phong kiến Đại Việt mới lại được thống nhất => Nội chiến chấm dứt.
  • Những năm từ 1527-1802 là thời kỳ có nhiều biến cố lịch sử phức tạp, thể chế Nhà nước cũng có nhiều nét đặc thù. Chính quyền Lê Trịnh ở Đàng Ngoài tồn tại từ 1592 đến 1786 (9 đời chúa, 13 đời vua).
  • Chính quyền Lê Trịnh là thể chế lưỡng đầu điển hình, điển hình về độ dài tồn tại, độ sâu các yếu tố cấu thành.
  • Khái niệm

Ở mỗi góc độ nhìn nhận khác nhau ta lại có một cách định nghĩa khác về thể chế nhà nước lưỡng đầu, tuy nhiên dưới góc độ lịch sử nhà nước và pháp luật ta có thể hiểu:

  • Thể chế nhà nước (thiết chế nhà nước) là toàn bộ cơ cấu xã hội do pháp luật quy định.
  • Thể chế lưỡng đầu là chế độ chính trị trong đó có hai người cùng nắm quyền cai

trị đất nước.

  1. Nguyên nhân

3 Nguyên nhân sâu xa và có tính chất chủ đạo là tư tưởng Chính danh của

Nho giáo.

  • Nho giáo đã trở thành tư tưởng chính trị chính thống từ đầu thời Lê Sơ. Nhà nước

phong kiến Việt Nam lấy Nho giáo làm mực thước cho việc dựng nước, trị dân, để xây dựng các thiết chế chính trị và luật pháp.

  • Nho giáo về mặt hệ tư tưởng chính trị - xã hội vốn là một học thuyết chủ trương

một loại chế độ đại thống nhất, đại tập trung. Ngôi vua với tư cách là biểu tượng

cho một quyền lực quân chủ tối cao, thiêng liêng, đại diện duy nhất và tuyệt đối cho ý chí của trời, theo quan niệm của Nho giáo ở một thời điểm nhất định quyền

lực bao giờ cũng chỉ dành cho một người, không bao giờ được phân lập hay chia sẻ. Nho gia đề cao nguyên lý “tôn quân thân thượng”, coi bất cứ hành vi nào đụng chạm đến ngôi báu đều là đại nghịch bất đạo, đáng bị khép vào những hình phạt

khủng khiếp nhất, quyết liệt nhất.

Theo quan điểm Chính Danh của Nho giáo, “danh có chính thì ngôn mới thuận",

Nho giáo đòi hỏi mọi người phải dựa vào cái danh đó để làm công việc của mình một cách ngay thảng, mỗi hoạt động hoặc hành vi ứng xử đều nằm trong khuôn khổ pháp lý nhất định không được phép vượt quá quy định, và khi tinh thần chính

thống ấy vẫn còn bền vững trong tầng lớp Nho sỹ, các chúa Trịnh cùng dòng họ của mình không thể là một triều đại chính thống. Mặc dù quyền bính nằm cả trong tay, cơ hội có thừa, họ Trịnh cũng không dám dứt đế nghiệp nhà Lê mà vẫn luôn

luôn tôn trọng nguyên tắc “hoàng gia giữ uy phúc, vương phủ nám quyền bính".

\=> Họ Trịnh không thể không duy trì triều Lê.

3 Nguyên nhân về mặt lịch sử.

Thể chế lưỡng đầu đã bước đầu được hình thành từ đầu thời Lê trung hưng, tức giai đoạn Nam Triều. Trong đó, bên cạnh vua Lê là Nguyễn Kim rồi họ Trịnh nắm thực quyền. Sau khi đánh đổ được nhà Mạc (Bắc Triều), họ Trịnh không thể không

tiếp tục duy trì vua Lê ở Đàng Ngoài.

3 Sự tương quan lực lượng giữa các phe phái phong kiến.

  • Triều Lê đã từng tồn tại hàng trăm năm, đã có ảnh hưởng lớn lao trong xã hội bấy

giờ. Nhiều sĩ phu phong kiến và thần dân vẫn hướng về vua Lê. Nhưng nhà Lê lúc này đã trở nên mục nát => muốn tồn tại được phải dựa vào thế lực phong kiến khác => họ Trịnh.

  • Họ Trịnh vốn chưa có cơ sở xã hội vững chắc, không được toàn dân ủng hộ, lại phải đang đối đầu với kẻ thù hùng mạnh ở cả phía Bắc (nhà Mạc), lẫn phía Nam

(họ Nguyễn). Như ở Đàng Trong, chúa Nguyễn cũng giương chiêu bài phù Lê diệt Trịnh. Vì vậy, các chúa Trịnh muốn tập họp được lực lượng ở Đàng Ngoài chống Nguyễn thì không thể phế bỏ vua Lê.

  1. Đặc điểm

4 Chính quyền Lê Trịnh là thể chế lưỡng đầu của hai dòng họ, giữa và chúa, giữa đế và vương kết hợp với nhau trong sự đối trọng hòa hợp.

  • Mục đích chúa Trịnh: Đầu tiên, các chúa Trịnh không ngừng cải cách tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tập trung cao độ quyền lực nhà nước vào phủ chúa. Thứ hai,

là làm cho giữa các cơ quan của vua và chúa có sự phân định quyền hạn rõ ràng, phối hợp công vụ chặt chẽ, để đảm bảo hiệu quả cai trị của nhà nước phong kiến.

4 Nhà nước có nhiều cơ quan và chức quan mới được đặt ra, ngạch quan võ

giữ vai trò quan trọng.

  • Triều đình vua Lê vẫn được tổ chức theo mô hình thời Lê Sơ.
  • Nhà Trịnh tồn tại cùng với đó, nên bên phủ chúa các có các cơ quan chức quan mới được đặt ra cho cân xứng và hạn chế quyền lực cơ quan triều đình. Bên canh đó, ngạch quan võ giữ vai trò quan trọng trong chính quyền từ Trung ương đến địa

phương để xây dựng lực lượng quân đội lớn mạnh, sẵn sàng chiến đấu trong hoàn cảnh đất nước nội chiến phân liệt.

4 Thể chế lưỡng đầu Lê - Trịnh là sự khác biệt về vai trò, địa vị và quyền hạn của vua và chúa:

  • Vai trò: Tương quan vai trò giữa vua Lê với chúa Trịnh, giữa triều đình và phủ chúa trong thể chế lưỡng diện này là quyền lực ngày càng được thâu tóm và chuyển dần từ tay triều đình vua Lê sang phủ chúa Trịnh. Chúa Trịnh trở thành người thực tế điều hành đất nước, nắm mọi thực quyền còn vua Lê thì bị vô hiệu hoá, chỉ còn hình thứcức tước, phẩm hàm bên triều đình vua Lê do quan lại bên phủ chúa kiêm nhiệm từng bước.  Nhà vua kế thừa sự nghiệp của tổ tông, bước lên ngôi báu để tiếp tục giữ gìn tông miếu, xã tắc, phát huy đức độ, thừa hưởng và bảo tồn uy phúc của tổ tiên.  Còn việc trị quốc an dân, nhà vua hoàn toàn nhờ cậy Trịnh vương giúp giập, trông coi. => Như vậy, vai trò giữa vua và chúa là Hoàng gia giữ uy phúc và trị vì, Vương phủ nắm quyền bính và cai trị. Đó cũng chính là nguyên tắc cơ bản và chủ đạo chỉ phối toàn bộ thể chế lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh.
  • Tước vị và địa vị:  Trịnh Vương không phải là vua, “vương" chỉ là tước, một tước vị cao nhất.  Trên danh nghĩa pháp lí, chỉ có Lê đế mới được coi là vị vua độc tôn duy nhất trên toàn cõi Đại Việt và chỉ có vua Lê mới có niên hiệu, còn Trịnh Vương vẫn chỉ là bầy tôi của nhà vua nhưng là bầy tội đặc biệt, vượt lên trên tất cả bầy tôi khác. Về danh nghĩa, để quyền - quyền lực nhà nước là

của vua Lê, còn quyền của chúa Trịnh là quyền phái sinh bắt nguồn từ đế quyền của nhà vua.  Giữa vua và chúa đều có nghi vệ nhưng với hình thức khác nhau; y phục của vua màu vàng, của chúa là màu tía. Vật tượng trưng cho quyền của vua Lê là bảo ẩn và bảo kiểm, vật tượng trưng cho quyền hành của chúa Trịnh là chén ngọc và búa vàng (do vua ban).

  • Quyền hành giữa vua và chúa: lưỡng đầu chế Lê - Trịnh mang hình thái phân nhiệm quyền lực. Trong thiết chế nhà nước thời Lê - Trịnh, vua Lê giữ ngôi vị tối cao nhưng vô quyền còn chúa Trịnh ngôi vị thứ yếu nhưng có thực quyền. Quyền lãnh đạo trong lưỡng đầu chế Lê - Trịnh tách thành hai phạm vi: thần quyền - nghi lễ thuộc về đế quyền vua Lê, thế quyền - thực quyền thuộc về vương quyền chúa Trịnh Sự phân nhiệm quyền lực này được thể hiện ở các phương diện cơ bản sau đây:  Trong lĩnh vực lập pháp:Không chỉ có vua mà cả chúa cũng có quyền lập pháp. Vua chỉ ban hành những văn bản có tính nguyên tắc chung chung, dưới hình thức dụ hay sắc dụ (nếu về vấn đề quan trọng) hoặc chi, chiếu (nếu không mấy quan trọng).Còn chúa ban hành những văn bản có tính ứng dụng nêu rõ những trường hợp, đối tượng và công việc áp dụng. Văn bản của chúa có các hình thức: Lệnh hoặc lệnh du (nếu có tính ngăn cấm, khuyên bảo), chỉ hoặc chỉ truyền (về thể lệ, quy tắc hoạt động của các cơ quan nhà nước). => Như vậy, phương diện lập pháp giữa vua và chúa được phân định rõ ràng: Vua nắm quyền quyết định những nguyên tắc pháp lí chung,còn chúa nắm quyền ứng dụng những nguyên tắc này thành hiện thực. => Sự phân định như vậy vừa thể hiện để quyền của vua, vừa cho thấy thực quyền của chúa.  Trong lĩnh vực hành pháp: trong thực tế, chúa Trịnh là người đứng đầu và điều hành nền hành chính quốc gia. Với chức Tổng quốc chính do vua Lê phong, chúa Trịnh chính thức được công nhận có quyển tuyến bố, thăng giáng hầu hết các lại trong nước. Chúa Trịnh có quyền ban lệnh dụ, chỉ truyền cho các quan chức thi hành mệnh lệnh của nhà chúa. Ngay cả những quan chức cao cấp thuộc quyền tuyển bố, tháng giáng của nhà vua cũng không thể nằm ngoài vòng cương toả của chùa Trịnh. Qua tập Lê triều chiếu linh thiên chính cho thấy hầu hết các quyết định hành chính về việc điều động nhân sự được ban hành trong hai thế kỉ đều xuất phát từ phủ chúa.=> Như vậy, trong lĩnh vực hành chính, trên danh nghĩa vua có quyền lớn hơn chúa, nhưng thực tế chúa là người có thực quyền.

 Trong lĩnh vực tư pháp: chúa Trịnh mới thực sự là người có quyền tài phán cao nhất, còn vua Lê chỉ có chức năng ban bố lệnh đại xá, đặc xá.

Nhìn chung lại, chúa Trịnh nắm hầu hết quyền hành cai trị đất nước, còn vua Lê chỉ tồn tại trên danh nghĩa, rất ít quyền lực. Địa vị. chức, tước và quyền lực của chúa được cha truyền con nối, cũng như sự thế tập ngôi báu hư vị của vua. Điều đó trở thành tập quán chính trị bền vững của cơ chế lưỡng đầu Lê - Trịnh và chi phối toàn bộ cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, mối quan hệ của các cơ quan phụ tá cho vua ở triều đình và phụ tá cho chúa ở phủ liêu.

4 Lưỡng đầu chế Lê - Trịnh, đặc biệt là bộ máy tổ chức phủ chúa Trịnh mang hình thái quân phiệt chuyên chế với vai trò rất lớn của các tướng lĩnh. Tước vị của các chúa Trịnh khi được vua Lê ban phong luôn gắn liền với cụm từ “Nguyên soái, Tổng quốc chính” hoặc “Nguyên soái, Chưởng quốc chính” tức là người đứng đầu lực lượng vũ trang của quốc gia. Từ khi họ Trịnh thế tập tước vương, lập vương phủ đến khi diệt vong thì đời chúa Trịnh nào cũng nắm giữ chức vị này. Chẳng hạn tước “Đô nguyên súy tổng quốc chính” của Trịnh Tùng (năm 1599), “Nguyên soái thống quốc chính” của Trịnh Tráng (năm 1623), “Nguyên soái chưởng quốc chính” củaTrịnh Tạc (năm 1652), “Đại nguyên soái, tổng quốc chính” của Trịnh Căn (năm 1684). Tuy về sau, lực lượng văn quan được tăng cường, đảm nhận các vị trí của võ quan, nhưng thực tế lực lượng võ quan mới đảm bảo được sự duy trì quyền lực của chúa Trịnh. Chính tính chất quân phiệt còn nặng nề đó mà chúa Trịnh đã không thể kiến lập một chính quyền hoàn toàn riêng biệt cho mình mà vẫn phải dựa vào triều đình vua Lê vốn mang tính quan liêu. 4 Nền tảng tư tưởng của lưỡng đầu chế Lê - Trịnh. Thể chế chính trị đặc biệt này rõ ràng phản ánh sự khác biệt trong tư tưởng chính trị ở Đại Việt thế kỷ XVII - XVIII. Trong suốt 1 năm duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (từ thế kỷ Xđến thế kỷ XIX), do những ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết Nho gia Trung Hoa nên quyền lực chính trị của các triều đại Việt Nam luôn được chi phối bởi tư tưởng trung ương tập quyềnưng lưỡng đầu chế Lê - Trịnh thực tế thì đi ngược lại hoàn toàn những lý thuyết cơ bản này của Nho giáo. Lưỡng đầu chế Lê Trịnh không phải là một thể chế nhất thời do một quyền thần áp dụng khi có thế lực mạnh để khuynh đảo địa vị vua, mà là định chế tồn tại gần hai thế kỷ. Có thể nói, thể chế lưỡng đầu Lê - Trịnh vừa là sản phẩm, vừa phù hợp thực trạng của hoàn cảnh lịch sử bấy giờ. Nếu xét về phương diện tổ chức nhà nước, đây là hiện tượng đặc sắc nhất của thời kì thế ki XVI - XVIII đồng thời cũng là một trong số những hiện tượng độc đáo trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam.

  1. Kết luận

Sự xuất hiện và tồn tại kéo dài trong suốt hai thế kỷ của lưỡng đầu chế Lê - Trịnh đã để lại nhiều hệ quả lịch sử đáng chú ý: