Thiếu chất đạm cơ thể như thế nào

Thiếu đạm là một trong những điều quan trọng nhất cần phải biết nhưng ít người biết điều này.

Cơ thể cần đạm để làm gì?

Cơ thể cần đạm để sửa chữa các mô và tế bào cũ và tạo ra các tế bào mới trong cơ thể. Vì vậy, đạm rất cần cho hoạt động lành mạnh của cơ thể.

Đạm là thành phần nhiều thứ hai trong cơ thể, chỉ sau nước. Đạm tập trung lượng lớn ở cơ bắp, khoảng 43%, da 15% và máu 16%, và lượng đạm tiêu thụ hằng ngày chiếm khoảng 10 - 15% năng lượng cung cấp cho cơ thể, theo Hindustan Times.

6 dấu hiệu lớn nhất giúp phát hiện cơ thể thiếu đạm

Đã đến lúc cần phải xác định những dấu hiệu thiếu đạm này trước khi quá muộn, theo Hindustan Times.

Giảm khối lượng cơ bắp thường là một trong những dấu hiệu lớn nhất của thiếu hụt đạm.

Điều này có thể xảy ra vì nếu cơ thể thiếu hụt lượng đạm trong chế độ ăn uống, nó có xu hướng lấy từ cơ bắp, lượng đạm cần thiết cho cơ thể. Theo thời gian, dẫn đến mất cơ. Chính vì vậy, cần tiêu thụ đủ lượng đạm cơ thể cần, để xây dựng cơ bắp khỏe mạnh.

2. Hệ miễn dịch bị tổn thương

A xít amin là chất dinh dưỡng thiết yếu được tìm thấy trong đạm. Tuy nhiên, sự thiếu hụt a xít amin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Điều này có thể gây tổn hại cho hệ miễn dịch và có thể vô hiệu hóa khả năng cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Một nghiên cứu cho biết, tiêu thụ đạm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và tránh được bệnh tật. Đạm dường như thúc đẩy sản xuất glutathione trong mô. Glutathione là một yếu tố trong hệ thống phòng thủ chống ô xy hóa trong cơ thể, quyết định chức năng miễn dịch,  theo Hindustan Times.

3. Xương dễ gãy

Đạm giúp duy trì mật độ xương và giúp xương chắc khỏe. Thiếu đạm có thể khiến xương yếu và dễ gãy.

4. Lâu lành vết thương

Thật ngạc nhiên là quá trình chữa lành vết thương có liên quan đến độ đạm trong cơ thể. Do đó cần ăn đủ lượng đạm tối thiểu khuyến nghị hằng ngày để giúp chữa lành và tăng tốc độ hồi phục các chấn thương do thể thao.

Mặc dù đạm đảm nhiệm chức năng xây dựng và duy trì sự phát triển của tế bào, nhưng cũng là một phần thiết yếu của da, tóc và móng.

Thiếu đạm, có thể đỏ trên da, móng tay dễ gãy hơn và tóc dễ gãy rụng hơn. Khi thiếu đạm, tóc có thể mất đi độ bóng mượt và chẻ ngọn, lượng tóc giảm đi và kém dày,  theo Hindustan Times.

6. Thèm ngọt và tăng lượng calo hấp thu

Bạn có thường xuyên thèm đồ ngọt? Khi cơ thể cảm thấy thiếu đạm, nó có xu hướng phản ứng bằng cách tạo cảm giác đói, dẫn đến thèm ngọt.

Chỉ khi tiêu thụ đủ lượng đạm, mới có cảm giác no lâu và không thèm ăn. Vậy, điều gì xảy ra nếu ăn ít đạm hơn? Sẽ thấy đói, dẫn đến tiêu thụ nhiều calo hơn.

Nên ăn gì để có lượng đạm tối ưu?

Đối với người trưởng thành, lượng đạm khuyến nghị hằng ngày là khoảng 0,6 gram cho mỗi kg thể trọng. Nghĩa là một người nặng 50 kg cần khoảng 30 gram đạm một ngày.

Tương đương với 1 trong các thứ sau, theo Todaysdietitian.com.

• 90 gram thịt gà hoặc thịt bò nấu chín

• 120 gram thịt heo hoặc cá, tôm nấu chín

Bạn cũng cần biết thêm rằng, để có 10 gram đạm, cần một trong các thứ sau:

• 300 ml sữa đậu nành hoặc sữa bò không béo

• 200 ml sữa chua

• 2 cái trứng

• 75 gram đậu

• 50 gram hạt hạnh nhân hay đậu phộng, hạt dẻ cười, hạt hướng dương, theo Todaysdietitian.com.

Mặc dù cần đáp ứng đủ nhu cầu về đạm, nên ăn uống đa dạng và cân bằng tất cả các nhóm thực phẩm, như carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất, theo Hindustan Times.

Tin liên quan

Câu hỏi: Thiếu chất đạm cơ thể sẽ như thế nào?

Trả lời:

Khi trong máu lượng protein thấp, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch thấp, dẫn tới hiện tượng nước thoát khỏi lòng mạch vào khoảng gian bào dẫn tới hiện tượng phù nề.Cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến: suy nhược, gầy yếu, rụng tóc, da mất độ đàn hồi, cơ và xương kém phát triển, kinh nguyệt và nội tiết tố rối loạn, da xanh xao…

Hãy để Top lời giải cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích về chất đạm để hiểu rõ hơn câu hỏi trên nhé!

1. Khái niệm về protein

- Chất đạm, còn gọi là protein là một chất hữu cơ giàu dinh dưỡng, là chất căn bản của sự sống mọi tế bào. Trong cơ thể, chất đạm đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như cung cấp năng lượng cho một hoạt động cơ thể, xây dựng tế bào mới, bổ sung tế bào hư hao. Ngoài ra, chất đạm còn ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại vitamin, là thành phần cấu tạo nhiễm sắc thể và gen di truyền. Khi khẩu phần ăn thiếu protein có thể dẫn tới việc hấp thu và vận chuyển một số chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng dù trong khẩu phần ăn của cơ thể không thiếu chất dinh dưỡng đó.

- Protein có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật và thường có khá đầy đủ các acid amin cần thiết và tỉ lệ giữa các acid amin khá cân đối như thịt, cá, trứng sữa, tôm, cua, ốc… với hàm lượng từ 7 – 23g/100g thị tgia súc gia cầm.

- Protein thực vật nói chung kém giá trị hơn protein động vật do thiếu hay hoàn toàn không có một số acid amin cần thiết, ví dụ gạo thiếu lysin, tryptophan. Sự thiếu hụt này sẽ được khắc phục nếu khẩu phần có sự kết hợp nhiều loại thực phẩm, kết hợp thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.

2. Vai trò của protein

Khi tuổi càng nhiều hơn, năng lượng tiêu thụ (calo) là một vấn đề đáng được lưu tâm.Proteincó vai trò quan trọng vì nó giúp cơ bắp chắc khỏe hơn. Cung cấp protein từ nguồn thực phẩm đa dạng nhằm giúp duy trì cơ bắp khỏe mạnh và cân bằng với các thành phần dinh dưỡng khác.

3. Hàm lượng protein cần thiết cho cơ thể

Cơ thể người phụ nữ cần46 gram proteinmỗi ngày, phụ thuộc vào tuổi tác và mức độ hoạt động thể chất hàng ngày. Nam giới cần nhiều hơn, vàokhoảng 56 gram proteinmỗi ngày. Khi con người càng già đi, cơ thể cần nhiều protein hơn nhằm duy trì cơ thể khỏe mạnh. Trong một vài trường hợp đặc biệt như mắc bệnh lý về thận, cơ thể cần ítproteinhơn. Ăn các thực phẩm giàu protein giúp bạn no lâu hơn, do đó có thể giúp hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu calo.

4. Protein có nhiều trong những thực phẩm nào

- Các loại thịt nhưthịt heo, thịt bò, gà… là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào cho cơ thể.

- Đậu nành cũng chứa rất nhiều đạm và các axit amin khác, có thể thay thế cho chất đạm từ thịt trong bữa ăn hàng ngày.

-Sữa bộtlà loại thực phẩm giàu đạm và còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết khác, rất tốt cho cơ thể và sức khỏe của con người.

5. Những lưu ý khi bổ sung protein

- Sử dụng quá nhiều chất đạm, lượng dư thừa sẽ phải qua xử lý ở gan và thận để thải ra ngoài theo đường tiểu. Điều này sẽ gây hại cho gan và thận của chúng ta.

- Bên cạnh đó, chất đạm dư thừa trong cơ thể sẽ chuyển hóa và tích tụ lại thành mỡ ở dưới da, gây béo phì.

- Đối với trẻ kén ăn, phụ nữ có thai hoặc người già có chế độ dinh dưỡng hàng ngày không hợp lý, thì ta cần phải bổ sung lượng chất đạm cho cơ thể, thông qua các loại sữa.

- Các nhà sản xuất sẽ nghiên cứu và cho ra những loại sản phẩm, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng, ở những độ tuổi khác nhau.

Một nghiên cứu cho biết khoảng 1 tỷ người trên toàn thế giới bị thiếu protein. Đặc biệt ở Trung Phi và Nam Á: có tới 30% trẻ em có quá ít protein.

Làm thế nào để bạn biết nếu bạn có thiếu hụt protein? Hãy tìm hiểu về các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến sự thiếu hụt protein để kiểm tra xem bạn có đang thực sự khỏe manh.

8. Thèm ăn

Thiếu chất đạm cơ thể như thế nào

Nếu bạn luôn cảm thấy đói và có cảm giác thèm ăn thức ăn và đồ ăn nhẹ thì có thể là do chế độ ăn ít chất đạm, carb và đường. Các món ăn vặt tuy có lượng calo cao nhưng lượng protein rất thấp dẫn đến sự thiếu hụt đạm, gây cảm giác thèm ăn.

7. Mất khối lượng cơ và đau khớp

Thiếu chất đạm cơ thể như thế nào

Cơ bắp là nguồn chứa protein lớn nhất của cơ thể. Yếu cơ, đau và mất khối lượng là dấu hiệu của sự thiếu hụt protein. Một nghiên cứu cho biết điều này thường được tìm thấy ở người cao tuổi. Protein cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ bắp.

6. Các vấn đề về da và móng

Thiếu chất đạm cơ thể như thế nào

Sự thiếu hụt protein có thể làm cho móng tay của bạn yếu đi, giòn. Và trong vài trường hợp, bạn sẽ thấy xuất hiện các dải màu trắng và những đốm nâu trên móng tay.

Thiếu protein có thể ảnh hưởng đến da, vì protein cho phép tái tạo tế bào, tạo ra các tế bào mới và thay thế tế bào chết. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ thấy làn da của bạn cảm thấy khô, bong tróc và nứt nẻ.

5. Rụng tóc

Thiếu chất đạm cơ thể như thế nào

Tóc của chúng ta được tạo thành từ 90% protein, còn được gọi là keratin. Nếu bạn không có đủ chất dinh dưỡng, tóc của bạn có thể mỏng và phai màu.

4. Gan nhiễm mỡ 

Thiếu chất đạm cơ thể như thế nào
          

Gan nhiễm mỡ là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của sự thiếu hụt protein và nếu không chữa trị, có thể gây suy gan.

Đây là một tình trạng phổ biến ở những người tiêu thụ rất nhiều rượu, người béo phì, và thậm chí cả trẻ em.

3. Tăng nguy cơ gãy xương

Thiếu chất đạm cơ thể như thế nào

Cũng giống như cơ bắp, lượng protein thấp có thể ảnh hưởng đến xương. Không có đủ protein dẫn đến sự suy yếu của xương, do đó làm tăng nguy cơ gãy xương. Điều này chủ yếu là do Protein cần thiết cho sự hấp thụ canxi và giúp trao đổi chất xương.

2. Thiếu ngủ

Thiếu chất đạm cơ thể như thế nào

Nếu bạn gặp khó khăn khi ngủ hoặc bị thiếu ngủ, nó có thể liên quan đến sự thiếu hụt protein. Protein từ thực phẩm chúng ta ăn hoạt động như là các khối xây dựng cho tryptophan, một axit amin gây buồn ngủ. Nó chỉ ra rằng chúng ta phải ăn thức ăn giàu protein gần giờ ngủ để ngủ ngon hơn.

1. Sương mù não bộ

Thiếu chất đạm cơ thể như thế nào

Protein rất quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh. Nếu bạn thiếu động lực, trí nhớ kém hoặc rắc rối với việc học bất cứ điều gì mới, đó là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu protein. Một nghiên cứu cho rằng dopamine, epinephrine và serotonin là chất dẫn truyền thần kinh mà cơ thể bạn cần để tập trung.

Theo USDA, lượng protein tối thiểu được khuyến cáo hàng ngày cho người lớn là 56 g mỗi ngày đối với nam giới, 46 g mỗi ngày đối với nữ - và đối với trẻ em, nó thay đổi từ 19 g đến 34 g tùy thuộc vào độ tuổi của chúng. Điều này có thể thay đổi nếu bạn đang mang thai hoặc bị bệnh.