Thời gian Nguyễn Tất Thành dạy học tại trường Dục Thanh trường có máy giáo viên

| Chào mừng bạn đến với Trường Dục Thanh - Phan Thiết

Đây là ngôi trường do các sĩ phu yêu nước sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân tại Trung Kỳ. Ngôi trường cổ này còn ghi dấu quãng thời gian thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân dạy học trước khi vào Sài Gòn, trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước.

| Cho chuyến đi tuyệt vời hơn:

Phan Thiết là điểm du lịch thu hút mỗi năm bởi nơi đây có thời tiết mát mẻ quanh năm, nhiều bãi biển đẹp, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, Phan Thiết còn sở hữu khu di tích trường Dục Thanh đã có lịch sử hơn 100 năm tuổi 

Dục Thanh Học hiệu [viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên] là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.

Đây cũng là ngôi trường mà Nguyễn Tất Thành [sau này là Hồ Chí Minh] đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn trong chuyến xuất ngoại.

Năm 1910 Nguyễn Tất Thành trở thành thầy giáo trẻ nhất dạy học tại đây, năm đó ông chỉ mới 20 tuổi. Tại đây, thầy Thành nhận dạy Quốc Văn, Hán Văn và kiêm nhiệm môn thể dục. Ngoài ra thầy còn nhận dạy tiếng Pháp khi giáo viên Pháp văn vắng mặt.

Ngày nay trong trường Dục Thanh trở thành một bảo tàng sống, lưu giữ gần như toàn bộ những kỷ vật cách đây gần một thế kỷ. Trong đó có nhà Ngự - nơi các thầy giáo và học trò ăn ở nội trú, Ngọa Du Sào, cây khế sau vườn [người ta vẫn gọi là cây khế Bác Hồ].

Khu di tích trường Dục Thanh đã trở thành một trong những nơi gắn liền với thân thế và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh. Một điểm tham quan, học hỏi về lịch sử đáng chú ý khi bạn đến với Phan Thiết.

2. GIÁ VÉ KHU DI TÍCH TRƯỜNG DỤC THANH

  • Khách tham quan trường Dục Thanh hoàn toàn miễn phí.
  • Nếu bạn đi theo đoàn có thể liên hệ văn phòng ở đây để thuê hướng dẫn viên để biết thêm thông tin về lịch sử của ngôi trường này.

3. ĐỊA CHỈ VÀ GIỜ MỞ CỬA TRƯỜNG DỤC THANH

  • Mở cửa: 07:00 - 17:00 [hằng ngày]
  • Địa chỉ: 39 Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết

4. ĐIỀU ĐẶC BIỆT Ở TRƯỜNG DỤC THANH

  • Từ ngoài cổng trường Dục Thanh, điều đầu tiên bạn sẽ nhìn thấy chính là những mái nhà đầy rêu phong. Dù đã qua hơn trăm năm, nhưng những kiến trúc bên trong trường Dục Thanh vẫn được bảo vể nguyên vẹn.
  • Quang cảnh bên trong trường Dục Thanh được phủ một màu xanh mát của cây xanh. Những cây xanh ở đây được chăm sóc rất kĩ, trong đó có gốc khế cụ Nguyễn Thông trồng từ khi thành lập trường đến nay vẫn xanh tốt, hoa lá um tùm. Kiến trúc trường Dục Thanh gồm 2 nhà lớn bằng gỗ dùng làm phòng dạy học, một nhà lầu nhỏ, một nhà Ngư để giáo viên, học sinh lưu trú và một nơi tiếp khách được đặt tên là Ngọa Du Sào.
  • Phòng dạy học của trường Dục Thanh được xây bằng gỗ rất rộng, bên trong phòng học vẫn còn những bộ bàn ghế, bảng đen và 1 chiếc trống trường. Nhà Ngư nằm ở phía bên phải phòng học là nơi lưu trú của học sinh và giáo viên trong trường. Phía sau phòng học và nhà Ngư là Ngọa Du Sào. Nơi đây được sử dụng làm chỗ tiếp khách quý, luận thơ và bàn công việc trong trường.
  • Bác Hồ khi mới vào trường là một thầy giáo trẻ tên là Nguyễn Tất Thành. Thầy là giáo viên dạy chữ Quốc Ngữ, Hán Văn và truyền bá tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Từ khi bắt đầu dạy học cho tới khi rời Phan Thiết vào Sài Gòn, trường Dục Thanh là nơi ở của Bác Hồ suốt khoảng thời gian này.
  • Đến tham quan trường Dục Thanh bạn sẽ được xem những hiện vật gắn bó với thời gian dạy học ở đây như bộ trường kỉ bác ngồi, bộ giường gỗ bác nằm ngủ, những bản văn bác soạn dạy học, tráp văn thư, nghiên mài mực… Tất cả những vật dụng Bác sử dụng được bảo quản rất cẩn thận như hồi bác còn ở.

5. NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH GẦN TRƯỜNG DỤC THANH

  • Tháp Poshanư
  • Bãi biển Đồi Dương
  • Lầu Ông Hoàng
  • Suối Tiên…

Ảnh: Internet

Tư liệu: tổng hợp

Đang cập nhật khách sạn gần Trường Dục Thanh - Phan Thiết

Trường Dục Thanh, nơi Bác Hồ từng sống và dạy học. [Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN]

Hàng năm, cứ mỗi dịp tháng 5 về, ngôi trường Dục Thanh nằm kề bên bờ sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết [Bình Thuận] lại tấp nập người đến viếng thăm.

Nơi đây không chỉ được mọi người biết đến là nơi Bác Hồ từng dừng chân trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước mà còn là nơi con cháu Bác học hỏi biết bao nhiêu kiến thức và đức tính cao cả của Người.

[Bình Thuận: Triển lãm ảnh về Bác Hồ tại trường Dục Thanh]

Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1908, trong phong trào Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh nhằm mở mang dân trí.

Đây là ngôi trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất Bình Thuận thời bấy giờ, do cụ Nguyễn Quý Anh và cụ Nguyễn Trọng Lội [con trai nhà yêu nước Nguyễn Thông] thành lập.

Trường dạy chữ Quốc ngữ, bên cạnh đó còn dạy thêm chữ Hán, chữ Pháp; cả trường có khoảng 50-60 học sinh.

Tháng 9/1910, Nguyễn Tất Thành trở thành thầy giáo trẻ nhất dạy học tại đây, năm đó ông chỉ mới 20 tuổi. Tại trường, thầy giáo Thành dạy chữ Quốc ngữ, chữ Hán và cả thể dục thể thao...

Thầy còn nhận dạy tiếng Pháp khi giáo viên Pháp văn vắng mặt. Tháng 2/1911, người thanh niên ấy rời Trường Dục Thanh ra đi, tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình.

Nhà 'Ngư,' nơi nội trú của thầy và trò trường Dục Thanh. [Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN]

Khi Bác Hồ mất, để tưởng nhớ những nơi lưu dấu của Người, năm 1978, Trường Dục Thanh được con cháu cụ Nguyễn Thông giao lại cho Nhà nước quản lý, phục chế, trùng tu và hoàn thành năm 1980.

Những học trò ngày xưa của Bác đã từng kể với mọi người nơi đây rằng mặc dù ở lại dạy học trong thời gian ngắn nhưng Bác đã để lại tấm gương sáng của một người thầy giáo cho tất cả con cháu, giáo dục các thế hệ sau này noi theo.

Đó là ba phong cách, đức tính: thương yêu, gần gũi với học sinh; chịu khó tìm tòi, học hỏi, đọc sách báo; luôn hòa đồng với cuộc sống của nhân dân lao động nghèo Phan Thiết.

Không những thế, Trường Dục Thanh còn để lại ấn tượng tốt đẹp cho nhiều người, với chương trình giảng dạy tiến bộ so với các trường tư thục cùng thời. Đó là giáo dục lòng yêu nước, dạy chữ quốc ngữ, đưa môn thể dục thể thao vào dạy chính khóa và là trường nội trú đầu tiên của tỉnh Bình Thuận.

Ghi nhớ công ơn của Bác, năm 1983, Bảo tàng Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng bên cạnh Khu di tích Trường Dục Thanh và khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm ngày sinh của Người, ngày 19/5/1986.

Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận được xây dựng liền kề trường Dục Thanh vào năm 1983. [Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN]

Nhà trưng bày có một gian trang trọng dành để tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - nơi đây thường được mọi người đến viếng, báo công và làm lễ kết nạp Đoàn, Đảng...

Phần còn lại là không gian trưng bày, giới thiệu đầy đủ về tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tình cảm của Bác với nhân dân Bình Thuận cũng như lòng biết ơn và tôn kính của nhân dân Bình Thuận đối với Người.

Hàng năm, ngoài sưu tầm các hiện vật, tài liệu, hình ảnh liên quan đến Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh còn sưu tầm những hình ảnh, hiện vật của các ngành, địa phương Bình Thuận thực hiện theo Di chúc của Người.

Hiện nay, Bảo tàng đang trưng bày khoảng 700 hình ảnh, hiện vật, tài liệu, sa bàn, bản đồ... về tiểu sử, sự nghiệp của Bác Hồ và địa phương.

Trường Dục Thanh đã trở thành nơi giáo dục tư tưởng, ý thức của thế hệ trẻ noi theo tấm gương của Bác. Nơi đây không chỉ trở thành điểm du lịch nổi tiếng với vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là nơi du khách đến để được tận mắt nhìn thấy một quãng thời gian Bác đã dạy học tại đây, được chiêm ngưỡng những kỷ vật về Bác, để báo công dâng lên Người, để được thắp một nén nhang tưởng nhớ đến người Cha già dân tộc...

Quần thể trường Dục Thanh và Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận nằm bên sông Cà Ty thành phố Phan Thiết. [Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN]

Ông Đặng Văn Hưng, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh Bình Thuận cho biết Khu Di tích Dục Thanh không chỉ là nơi dành cho khách tham quan mà còn là một địa chỉ quen thuộc của các hoạt động truyền thống, mang tính giáo dục thế hệ trẻ với những hoạt động thường xuyên như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hoạt động nghiên cứu... Bảo tàng còn thường xuyên tổ chức các đợt triển lãm ảnh, hiện vật về quá trình hoạt động của Người.

Trong quyển sổ ghi cảm tưởng tại Bảo tàng, chúng tôi bắt gặp những tình cảm thân thương, trong sáng của các bạn đoàn viên, học sinh...

Bạn Nguyễn Thị Lan Hương, đoàn viên Tỉnh Đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu xúc động viết: “Hôm nay, đoàn chúng cháu ở Bà Rịa-Vũng Tàu đến viếng thăm nơi Bác vào Nam dạy học và thăm Bảo tàng trưng bày những hình ảnh, kỷ vật của Bác. Chúng cháu rất vinh dự vì Việt Nam có Bác, chúng cháu có Bác. Chúng cháu được sống trong hòa bình, no ấm và hạnh phúc như hôm nay chính là nhờ sự hy sinh to lớn của Bác. Thế hệ trẻ chúng cháu sẽ quyết tâm noi gương Bác, giữ gìn độc lập, tự do như lời Bác đã dặn.” Hay như lời tâm sự của cựu chiến binh Huỳnh Văn Quế, huyện Hàm Thuận Nam [Bình Thuận]: “Lại một lần nữa, tôi được đến thăm Khu Di tích Trường Dục Thanh và Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh Bình Thuận, tôi vô cùng xúc động khi được xem những hình ảnh quý giá của cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ kính yêu. Bác Hồ là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Tôi mãi mãi nhớ đến công lao to lớn của Bác Hồ kính yêu...”

Đến nay, dù đã qua đi hơn một thế kỷ nhưng ngôi trường xưa khi Bác hàng ngày đứng trên bục giảng vẫn còn đó.

"Ngọa Du Sào" nơi Bác dùng làm thư viện, nơi đọc sách cũng còn đây. Ngôi nhà “Ngư” - nơi nội trú của thầy và trò, rồi giếng nước, cây khế... mà thường ngày Người vẫn chăm chút, tất cả mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn, như bóng dáng Người vẫn còn ở đâu đây.

Đặc biệt, trong số những đoàn khách đến tham quan, rất nhiều bạn trẻ đến khu di tích này với những tình cảm kính yêu với Bác Hồ, vị Cha già kính yêu của dân tộc, tấm gương sáng để các thế hệ noi theo, tiếp bước trên con đường xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp./.

Nguyễn Thanh [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề