Thời kỳ nhạy cảm của trẻ là gì năm 2024

Thời kỳ nhạy cảm của trẻ là gì? Ba mẹ hãy cùng mầm non Kyoto tìm hiểu xem phương pháp giáo dục Montessori đã giải thích như thế nào về thời kỳ này nhé.

Từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, trẻ sẽ tỏ ra quan tâm mạnh mẽ đến một sự việc nào đó. Chúng ta gọi đó là “thời kỳ phản kháng”. Giống như trong tiếng anh có cụm từ “the terrible twos” [Khủng hoảng tuổi lên 2], điều đó cho thấy dù là ở các quốc gia khác nhau nhưng khó khăn trong việc cư xử với trẻ em trong giai đoạn này là giống nhau.

Vậy cái mà gọi là “phản kháng” của trẻ đến từ đâu ?

Trong giai đoạn trưởng thành của trẻ có thời kỳ gọi là thời kỳ nhạy cảm. Trẻ em trong thời kỳ này phải đi theo “trật tự”, “quy luật” có ở bên trong mình, có những hành động theo bản năng mà trẻ khó có thể làm ngược lại được. Vì thế, nếu cha mẹ định làm những việc tách khỏi trật tự và quy luật mà trẻ có, thì trẻ sẽ khóc và phản kháng. Có lẽ các bà mẹ sẽ nghĩ là “ sự phản kháng lại bắt đầu rồi” nhưng thay vì nghĩ trẻ đang ghét việc mà cha mẹ muốn trẻ làm,thì chúng ta chỉ cần suy nghĩ là trẻ đang muốn đi theo trật tự có sẵn bên trong chúng.

Phương pháp giáo dục Montessori đã lấy ví dụ về sâu bướm để giải thích cho thời kỳ nhạy cảm. Để bảo vệ trứng khỏi mưa gió, cha mẹ của loài sâu bướm đã đẻ trứng ở phần nhánh cây. Ấu trùng của sâu bướm tách ra khỏi trứng, chúng không thể ăn được lá cây ở xung quanh vì cứng quá. Khi đó, ấu trùng sẽ có phản ứng mạnh mẽ với ánh sáng. Vì thế , với nhu cầu cần nhiều ánh sáng, chúng cứ thế leo lên phần ngọn cây.

Ở trên ngọn cây, có rất nhiều chồi non mà ấu trùng có thể ăn được. Khi chúng ăn những mầm non ở đó và lớn lên, phản ứng mạnh mẽ với ánh sáng sẽ mất đi, sâu bướm sẽ lại di chuyển xuống dưới cây. Và cũng bởi vì lúc đó chúng đã có thể ăn được lá cây cứng ở phần dưới của cây.

Như vậy ta có thể thấy đặc trưng của thời kỳ này là:

  • Để cho mục đích nào đó [ để ăn mầm non ]
  • Chỉ có ở một thời điểm nào đó [ lúc là ấu trùng ]
  • Đối với cái gì đó [ đối với ánh sáng ]
  • Phản ứng rất mạnh mẽ [ trở nên nhạy cảm ]

Và đó gọi là “thời kỳ nhạy cảm”.

Để ăn được lá non và mềm thì ấu trùng của sâu bướm có thời kỳ nhạy cảm đối với ánh sáng. Trường hợp của đối với trẻ em, tồn tại thời kỳ nhạy cảm là để chúng “đạt được năng lực nào đó”.

Ví dụ, việc để ý đến “thứ tự” sẽ khai phá ra năng lực “đặt ra mục tiêu”, sắp xếp và lên kế hoạch cho mục tiêu đó. Nếu tư duy và kết hợp với ví dụ bên trên, ta có thể thấy giai đoạn này có sự đặc trưng:

  • Để cho mục đích nào đó [ để biết được có sự tồn tại của trật tự tức là trình tự trong các sự việc ]
  • Chỉ có vào thời điểm nhất định nào đó [ lúc 2-3 tuổi ]
  • Đối với cái gì [ đối với thứ tự ]
  • Phản ứng rất mạnh mẽ [ trở nên nhạy cảm ]

Việc chú ý đến trình tự như thế này là đặc điểm của thời kỳ nhạy cảm trong lúc trẻ đang học về trật tự. “thời kỳ nhạy cảm về trật tự” này được chia thành 4 phần gồm : thứ tự, thói quen, sở hữu và địa điểm.

Có thể nói chung về thời kỳ nhạy cảm là “việc tiếp nhận trong thời kỳ này là dễ nhưng về sau sẽ rất khó khăn”. Như tôi đã nêu ở chương 1, trẻ em trong thời kỳ này đang tiếp nhận “kiểu mẫu” theo năng lực. Ví dụ đã đưa ra về “việc biết đến sự tồn tại của trật tự tức là thứ tự trong sự việc”, nếu cha mẹ để cho trẻ tiếp thu về điều này ở giai đoạn muộn thì sẽ vô cùng khó khăn. Thế nhưng, nếu cha mẹ biết được về “thời kỳ nhạy cảm về trật tự”, và nhận biết được sự tập trung liên quan tới thứ tự của trẻ, thì trẻ sẽ có thể thu nhận được năng lực đó một cách tự nhiên.

Giai đoạn nhạy cảm là như thế nào? Nhạy cảm về điều gì? Biểu hiện của trẻ ra sao? Cha mẹ cần phải nắm bắt những gì?

Các chuyên gia nghiên cứu giáo dục sớm đã quan sát và nghiên cứu giai đoạn nhạy cảm ở trẻ, tổng kết lại thành 9 giai đoạn quan trọng.

1. Giai đoạn nhạy cảm về ngôn ngữ

Độ tuổi: 0 – 6 tuổi

Giai đoạn nhạy cảm của trẻ đối với ngôn ngữ xuất hiện khá sớm. Khi trẻ bắt đầu chú ý đến hình miệng và giọng điệu phát ra của người lớn, thì khả năng ngôn ngữ đã bắt đầu bộc lộ. Vì vậy ngay cả khi trẻ mới ra đời, người mẹ cũng phải thường xuyên giao lưu với trẻ, kể chuyện cho trẻ nghe, hoặc dùng cách đặt câu hỏi, để thúc đẩy năng lực biểu đạt của trẻ. Cách làm này sẽ tạo ra cơ sở vững chắc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ về sau.

2. Giai đoạn nhạy cảm về tính trật tự

Độ tuổi: 0 – 4 tuổi

Khi phát hiện ra môi trường quen thuộc bị thay đổi trẻ sẽ cảm thấy lạ lẫm, sợ hãi, và khó hòa nhập vào. Một môi trường có trật tự có thể giúp trẻ nhận thức về sự vật. Môi trường quen thuộc không chỉ có lợi, mà nó còn là điều tất yếu. Tính trật tự của sự vật và những thói quen sinh hoạt có thể mang lại cho trẻ những căn cứ trực giác về mối quan hệ giữa các sự vật. Trong môi trường này, trẻ sẽ dần hình thành được tính trật tự, đồng thời khả năng trí tuệ cũng được phát triển.

3.Giai đoạn nhạy cảm về cảm giác

Độ tuổi: 0 – 6 tuổi

Thính giác, thị giác , vị giác, xúc giác là những giác quan mà trẻ dùng để tìm hiểu thế giới và các sự vật ngay từ khi sinh ra. Từ 0 đến 3 tuổi, thông qua khả năng tiếp thu nhận thức, trẻ có thể tiếp nhận thông tin từ bên ngoài. Từ 3 đến 6 tuổi sẽ là tận dụng những giác quan đó để phân tích thông tin từ bên ngoài. Tính hiếu kì của trẻ em trong giai đoạn này rất mạnh, chúng luôn muốn tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ sử dụng các giác quan, xác định rõ những cảm giác cụ thể, cố gắng đáp ứng đủ nhu cầu về trí tò mò của trẻ.

4. Giai đoạn nhạy cảm về cảm hứng đối với sự vật

Độ tuổi: 1,5 – 4 tuổi

Trẻ trong giai đoạn này có góc nhìn hoàn toàn khác với người lớn. Người lớn thường chỉ trông thấy những vấn đề củ yếu, còn trẻ lại phát hiện ra những sự vật vô cùng nhỏ bé xung quanh môi trường sống của mình. Ví dụ: người lớn nhìn bãi cỏ, còn trẻ em sẽ nhìn lá cây hoặc một con chim. Người lớn nhìn một bộ quần áo, còn trẻ con lại chỉ nhìn túi áo. Vì vậy, người lớn có thể nhân cơ hội này để bồi dưỡng cho trẻ thói quen cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo và toàn diện.

5. Giai đoạn nhạy cảm về hành động

Độ tuổi: 0 – 6 tuổi

Bản tính của trẻ đa phần là hiếu động và nghịch ngợm. Từ học ngồi, học bò đến học đi, mọi vận động của trẻ cứ dần dần phát triển. Cha mẹ phải cung cấp cho trẻ những điều kiện tốt nhất đối với sự vận động của trẻ, giúp trẻ thực hiện động tác một cách chính xác thuần thục, hơn nữa cha mẹ cần chú ý rèn luyện các động tác phối hợp giữa tay chân và mắt. Điều này không chỉ giúp trẻ rèn luyện thành những thói quen sinh hoạt tốt mà còn giúp não trái và não phải phát triển cân bằng, thúc đẩy phát triển cả về sức khỏe lẫn trí lực.

6.Giai đoạn nhạy cảm đối với những quy phạm xã hội

Độ tuôỉ: 2,5 – 6 tuổi

Trẻ khoảng hai tuổi rưỡi đã bắt đầu nảy sinh tình cảm đối với người khác, có nhu cầu được giao lưu kết bạn, muốn tham gia vào các hoạt động tập thể. Lúc này, mẹ phải hướng dẫn trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bè; tham gia hoạt động giao lưu đông người. Trong quá trình này, hay giáo dục trẻ hình thành những lễ nghĩa đời thường và phép tắc sinh hoạt đúng đắn, lịch sự.

7. Giai đoạn nhạy cảm về chữ viết

Độ tuổi: 3,5 – 4,5 tuổi

Hơn 3 tuổi, trẻ sẽ đột nhiên cảm thấy hứng thú với việc “bôi vẽ”. Chúng thường thích lấy bút vẽ linh tinh hoặc viết. Mặc dù trẻ chưa thể vẽ được, thậm chí còn chưa biết cách cầm bút chính xác nhưng mẹ không nên cấm đoán hoặc kìm hãm sở thích nà của trẻ, mà phải cố gắng đáp ứng mong muốn thích vĩ, thích viết của trẻ.

8. Giai đoạn nhạy cam về khả năng đọc

Độ tuổi: 4,5 – 5,5 tuổi

So với khả năng ngôn ngữ, khả năng cảm giác và khả năng vận động, thì khả năng viết và đọc của trẻ xuất hiện tương đối muộn nhưng cũng đồng thời với quá trình phát triển những khả năng trên, nếu có thể được tự do học tập, thì khả năng đọc và khả năng viết cũng sẽ xuất hiện. Lúc này, mẹ có thể lựa chọn cho trẻ những cuốn sách thích hợp, tạo cho trẻ môi trường đọc thật tốt, giúp trẻ hình thành thói quen yêu thích việc đọc sách.

9. Giai đoạn nhạy cảm về văn hó a

Độ tuổi: 6 – 9 tuổi

Trẻ trong giai đoạn này đã có khả năng về ngôn ngữ có tư duy logic, khả năng về thị giác không gian, âm nhạc, vận động ở một mức độ nhất định. Vì thế, chúng bắt đầu có cảm hứng với việc học văn hóa. Trí tò mò cũng được tăng lên, vì thế rất ham mê tìm hiểu những điều bí ẩn. Lúc này, mẹ cần phải cung cấp cho trẻ những thông tin văn hóa đa dạng, phong phú, để trẻ mở rộng kho tàng kiến thức cho bản thân, tự do đi khám phá thế giới xung quanh.

Chủ Đề