Thuốc chống co thắt cơ trơn cho trẻ em

Các thuốc chống nôn được chỉ định trong các chứng nôn do có thai, sau mổ, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, say tàu xe và do tác dụng phụ của thuốc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thuốc chống nôn

Các thuốc chống nôn được chỉ định trong các chứng nôn do có thai, sau mổ, nhiễm khuẩn, nhiễm độc (do nhiễm acid, do urê máu cao), say tàu xe và do tác dụng phụ của thuốc, nhất là các thuốc chống ung thư.

Gây tê ngọn dây cảm giác ở dạ dày

Khí CO2, natri citrat, procain

Thuốc ức chế phó giao cảm

Atropin, scopolamin, benzatropin

Thuốc kháng histamin H1

Diphenhydramin, hydroxyzin, cinnarizin, cyclizin, promethazin. Ngoài kháng H1, các thuốc này còn có tác dụng kháng M cholinergic và an thần kinh (xin xem bài “Histamin và thuốc kháng histamin H 1”)

Thuốc kháng receptor D2 (hệ dopaminergic)

Thuốc có tác dụng ức chế receptor dopamin ở vùng nhận cảm hóa học ở sàn não thất IV. Ngoài ra, thuốc còn ức chế các receptor D 2 ngoại biên ở đường tiêu hóa.

Loại phenothiazin: clopromazin, perphenazin.

Loại butyrophenon: haloperidol, droperidol

Domperidon, metoclopramid.

Thuốc kháng serotonin

Phòng và điều trị buồn nôn, nôn do hóa trị liệu ung thư, do chiếu xạ hoặc sau phẫu thuật. Các thuốc:

Ondansetron: uống hoặc tiêm tĩnh mạch 8 - 32 mg/ ngày.

Granisetron: uống hoặc tiêm tĩnh mạch 1- 3 mg/ ngày.

Dolasetron mesilat: uống hoặc tiêm tĩnh mạch 12,5 - 200 mg/ ngày.

Các thuốc khác

Benzodiazepin: lorazepam, alprazolam.

Corticoid: dexamethason, metylprednisolon. Cơ chế chưa hoàn toàn biết rõ, có một phần tác dụng ức chế trung tâm nôn.

Thuốc chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa

Do có tác dụng chống co thắt cơ trơn theo các cơ chế khác nhau, các thuốc này được dùng điều trị triệu chứng các cơn đau do co thắt đường tiêu hóa, đường mật và cả đường  sinh dục, tiết niệu.

Thuốc huỷ phó giao cảm

Atropin sulfat:

Huỷ phó giao cảm cả trung ương và ngoại biên (xin xem bài “Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật”)

Hyoscin N - butylbromid:

Vì mang amin bậc 4 nên không vào được thần kinh trung ương, chỉ có tác dụng huỷ phó giao cảm ngoại biên.

Tác dụng không mong muốn: khô miệng, mạch nhanh, bí đái, táo bón, rối loạn điều tiết mắt.

Chống chỉ định: glôcôm góc đóng, phì đại tuyến tiền liệt, nhược cơ, tắc liệt ruột, hẹp môn vị, rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Liều dùng: mỗi lần uống 10- 20 mg, ngày 3- 4 lần.

Thuốc chống co thắt cơ trơn trực tiếp

Papaverin hydroclorid:

Papaverin là một alcaloid trong nhựa khô của quả cây thuốc phiện, không có tác dụng giảm đau, gây ngủ giống morphin. Tác dụng chủ yếu của papaverin là làm giãn cơ trơn đường tiêu hóa, đường mật và đường tiết niệu.

Chống chỉ định: quá mẫn với thuốc, bloc nhĩ - thất hoàn toàn, mang thai (có thể gây độc cho thai).

Tác dụng không mong muốn: đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh, chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà, rối loạn tiêu hóa, viêm gan.

Liều dùng: uống hoặc tiêm (bắp, tĩnh mạch) mỗi lần 30 - 100mg, ngày 2 - 3 lần. Alverin citrat

Là thuốc chống co thắt, tác dụng trực tiếp lên cơ trơn đường tiêu hóa và tử cung. So với papaverin, tác dụng mạnh hơn 3 lần nhưng độc tính kém 3 lần.

Chống chỉ định: tắc nghẽn ruột hoặc liệt ruột, mất trương lực ruột kết.

Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, phản ứng dị ứng. Liều dùng: mỗi lần uống 60 - 120 mg, ngày 1 - 3 lần.

Nhóm thuốc giãn cơ vân là một trong hai loại thuốc giãn cơ được sử dụng để điều trị chứng co thắt cơ không gây buồn ngủ. Trong sử dụng loại thuốc này, cần có những lưu ý nhất định để mang đến hiệu quả điều trị cũng như không gây nên tác dụng phụ đến sức khỏe. Vậy dùng thuốc giãn cơ vân như thế nào cho đúng? Dùng thuốc quá liều gây nên những nguy cơ nào? Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

  • Người bị loãng Xương NÊN uống thuốc gì để cải thiện Nhanh
  • Thuốc DIPROSPAN: Công dụng, cách dùng CHUẨN NHẤT & bảng giá

Nhóm thuốc giãn cơ vân

Thuốc giãn cơ vân theo cơ chế thần kinh trung ương có tác dụng ức chế chọn lọc trên các neurone trung gian. Từ đó kiểm soát trương lực cơ ở não và tủy sống và làm giảm trương lực cơ vân, gây giãn cơ. Có nhiều loại thuốc giãn cơ vân cơ dạng viên nén hoặc dạng tiêm bao gồm:

Thuốc chống co thắt cơ trơn cho trẻ em

Nhóm thuốc giãn cơ vân hiện đang được sử dụng khá phổ biến cho các bệnh lý xương khớp

  • Tolperisone: Thuốc tiêm 1ml-100mg, dạng viên bao 50mg, 100mg là thuốc giãn cơ vân tác dụng trung ương, có tác động phức tạp. Thuốc được chỉ định trong các trương hợp tăng trương lực cơ, co thắt cơ ở hội chứng đau đầu, bệnh khớp lớn, viêm não tủy, phục hồi chứng năng các phẫu thuật chấn thương chỉnh hình…

Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ như: Nhược cơ, hạ huyết áp, nhức đầu, buồn nôn…Các triệu chứng này thường biến mất sau khi giảm liều.

  • Eperisone: Thuốc ở dạng viên nén 50mg với liều sử dụng 3 viên/ngày/3 lần sau ăn. Eperisone tác dụng lên hệ thần kinh trung ương và trên cơ trơn mạch máu gây giãn cơ vân.

Một số tác dụng phụ của thuốc có thể gặp phải do dùng quá liều hay trong thời gian dài thường là: Rối loạn chức năng gan, phá ban, triệu chứng tâm thần, buồn ngủ, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, khô miệng, tiêu chảy, tái bón, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiết niệu.

  • Thuốc giãn cơ mydocalm: Làm bền vững màng và gây tê cục bộ, ức chế sự dẫn truyền trong các sợi thần kinh, nơ ron vận động. Thuốc được bào chế ở dạng uống và dạng tiêm
  • Thuốc giãn cơ decontractyl: Thuốc ở dạng viên nén, thành phần mephenesine được hấp thụ nhanh và chuyển hóa mạnh. Thuốc được đào thải qua đường tiểu. Người bệnh được chỉ định thuốc giãn cơ decontractyl trong các trường hợp co thắt cơ gây đau thoái hóa đốt sống, rối loạn tư thế vận động…

Thuốc chống co thắt cơ trơn cho trẻ em

Thuốc giãn cơ vân có thể được phân loại theo vị trí cơ thể

Thuốc có thể gây tác dụng phụ nếu quá mẫu cảm với các thành phần của thuốc.

Ngoài phân chia thuốc giãn cơ vân và thuốc chống co thắt, người ta còn chia từng loại thuốc giãn cơ theo khu vực điều trị

Thuốc giãn cơ điều trị theo vị trí cơ thể

  • Thuốc giãn cơ trơn: Là loại thuốc giảm đau, chống co thắt được sử dụng nhiều trong điều trị có tác dụng làm giãn cơ trơn, điều trị triệu chứng do co thắt đường tiêu hóa, đường mật, đường sinh dục…Một số loại thuốc giãn cơ trơn dược sử dụng hiện nay bao gồm: Buscopan, atropin, papaverin, spasmaverine…
  • Thuốc giãn cơ lưng: Cũng bao gồm nhóm gây mềm cơ và giảm trạng thái co cứng cơ tùy theo nhu cầu của bệnh nhân. Các tiêu chuẩn để chọng thuốc giãn cơ lưng trong điều trị cần lưu ý là làm giãn cơ bị co nhưng không làm quá yếu trương lực cơ, không ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương, ít gây độc cho gan thận và nên có tác dụng giảm đau. Các loại thuốc giãn cơ lưng thông dụng bao gồm: Decontractyl, sirdalud 3mg, Novo – baclofen,…
  • Thuốc giãn cơ cổ: Chính là loại thuốc giãn cơ vân phổ biến hiện nay.

Thuốc chống co thắt cơ trơn cho trẻ em

Các loại thuốc giãn cơ vân cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc giãn cơ khử cực và không khử cực

Một trong những cách phân loại thuốc giãn cơ khác phải kể đến là thuốc giãn cơ khử cực và thuốc giãn cơ không khử cực:

  • Thuốc giãn cơ khử cực: Dùng trong lâm sàng , khử cực tấm động làm rung cơ và đưa vào cơ thể bằng cách tiêm tĩnh mạch. Thuốc gây tác dụng phụ là đau tất cả các cơ sau khi mổ rung cơ, gây dị ứng nổi mề đay, nhịp tim chậm, tăng ion kali máu.
  • Thuốc giãn cơ không khử cực: Thuốc không gây rung cơ. Chúng cạnh tranh và ngăn cản acetylcholin gắn vào thụ thể, không gây khẻ cực.

Mỗi loại thuốc giãn cơ đều tiềm ẩn những nguy cơ nhất định, do vậy, trước khi sử dụng, cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Nếu còn thắc mắc nào về nhóm thuốc giãn cơ vân, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 96 để được tư vấn.