Thuốc trừ sâu đục thân cây ăn quả

Sâu bọ đục thân, cành, gốc hay còn có tên dân gian là con Xén Tóc, là giống sâu nguy hiểm. Vào mùa hè, nhóm này sinh sản nhanh chóng gây hại cho cây trồng.

Đối tượng cây trồng bị hại: Các cây có múi cam thuộc họ quýt như cam, chanh, quýt, bưởi, bòng, thanh trà, cây cảnh như đào, mai... có rất nhiều loại sâu bệnh gây hại, trong đó có nhóm sâu đục cành, đục thân, đục gốc hay còn gọi là sâu Bore là nhóm nguy hiểm nhất.

Triệu chứng cây bị sâu đục thân, đục cành

Cây bị hại cây sinh trưởng kém, còi cọc, quả hay bị rụng, quả nhỏ, chất lượng kém. Cành cây dễ bị gãy khi gặp gió bão. Bị hại nặng, thì cả đoạn cành hoặc cả cây có thể bị chết.

Sâu non đục từ vỏ vào bên trong thân, cành lớn tạo thành đường đục. Đường đục thường hướng về phía gốc cây. Cách một đoạn sâu lại đục một lỗ xả phân ra ngoài. Khi quan sát thân cây có thể thấy các lỗ này. Những lỗ mới gần vị trí sâu non nhất có mùn cưa (phân sâu) mới thải ra có màu sáng. Sâu đục gốc đục chủ yếu ở phần gốc tạo thành vòng tròn khép kín quanh gốc ở vị trí sát mặt đất hoặc dưới mặt đất vài cm. Khi bị hại năng vỏ gốc và một phần gỗ bị cắt đắt làm cho cây bị chết. Mức độ lây lan của nhóm này rất nhanh, có thể dẫn đến huỷ diệt cả vườn cây lớn nhưng rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, thân, gốc cây thuốc hóa học không thể thấm vào bên trong được vì vậy việc phun thuốc  hóa học rất ít có hiệu quả. Phát hiện sớm cây bị hại để can thiệp kịp thời. Biểu hiện khi cây bị hại là lá cành bị héo. Khi bị hại nhẹ, lá chỉ héo vào lúc trời nắng, nhiệt độ cao, ban đêm phục hồi. Khi bị nặng mức độ héo càng nặng, thời gian héo ngày càng kéo dài.

Thuốc trừ sâu đục thân cây ăn quả

Cũng có thể phát hiện bằng cách quan sát các lỗ đục trên thân cành và phân thải (mùn cưa) rới trên mặt đất hoặc tán lá

+ Với sâu trưởng thành: Dùng vợt hoặc bắt bằng tay đối với cả 3 loại xén tóc trong thời gian con trưởng thành vũ hoá và đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.

+ Với sâu non: Diệt sâu non bằng cách cắt hoặc bẻ cành non bị héo (đối với sâu đục cành) vào các tháng 5, 6, 7. Những cành con bị sâu tiện một vòng tròn quanh vỏ sau vài ngày thường bị héo. Khi lá mới chớm héo, còn màu xanh nhưng mép lá hơi uốn cong, dùng sào dài có chạc khẽ vặn, cành sâu sẽ gãy dễ dàng, sâu sẽ rơi ra và chết. Nếu cành đã héo khô thì sâu non đã đục trở xuống phía dưới vòng tròn. Có thể cắt hoặc bẻ xuống dưới một đoạn có thể loại bỏ được sâu non. Kinh nghiệm nhiều gia đình cho thấy biện pháp bẻ cành héo triệt để có thể hạn chế được sự gây hại của sâu trên 90%. Với các con sâu non đã đục vào trong cành lớn, thân cây hoặc gốc cây thì có thể dùng một sợi dây thép nhỏ và cứng như dây phanh xe đạp để làm thành cái móc nhọn như lưỡi câu, luồn vào trong để ngoáy và kéo sâu non qua các lỗ đùn phân và mạt cưa trên thân, cành và gốc cây.

- Sau khi thu hoạch, quét vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 phần vôi tôi + 20 phần nước) vào gốc cây, thân cây từ 1m trở xuống để phòng các loại nấm bệnh và hạn chế việc đẻ trứng của các loại xén tóc.

* Đối với sâu đục gốc

Tìm vị trí sâu hoạt động ở phần thân cây ở sát mặt đất, dùng dao nhọn lần theo vết sâu đục và tìm diệt sâu non

Sâu đục thân gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Khi cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh, sâu đục vào phần dưới của thân, phá hại chức năng dẫn nhựa làm cho lá non bị cuốn dọc, có màu xanh tái sẫm, dần chuyển sang màu vàng và héo khô. Thời kỳ trỗ bông, sâu đục vào cuống bông hoặc cắn nát đòng, cắt đứt sự vận chuyển dinh dưỡng làm bông lúa không trỗ hoặc nếu trỗ thì các hạt bị lép trắng (bạc bông).

Theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đang là lựa chọn hiệu quả nhất trong việc trị sâu đục thân ở lúa.

Thuốc bảo vệ thực vật nói chung hay thuốc trừ sâu đục thân ở lúa nói riêng đều là những sản phẩm có độc tính khá cao, gây hại với cả người dùng và các loài trong môi trường thủy sinh. Tuy nhiên hiện nay các loại thuốc đặc trị này vẫn còn phân phối tràn lan trên thị trường với đủ mức giá mà chưa có hướng dẫn cụ thể với người sử dụng. Để giúp bà con có cái nhìn tổng quát hơn về thuốc BVTV cũng như có sự lựa chọn chính xác loại thuốc phun trừ, dưới đây Agriviet sẽ cung cấp một số thông tin về TOP 5 thuốc trừ sâu đục thân ở lúa được các chuyên gia nông nghiệp đánh giá cao nhất hiện nay:

Với thành phần chính Chlorantraniliprole 20% + Thiamethoxam 20% : 40% w/w, Virtako 40WG là thuốc đặc trị sâu đục thân có kiểu tác động mới nhất hiện nay. Đây là kiểu tác động mạnh mẽ, độc đáo: vừa gây rối loạn can-xi vừa tác động lên hệ thần kinh nên diệt tốt sâu cũng như làm cho khó hình thành tính kháng ở sâu hại.

Ngoài ra sản phẩm được rất nhiều người lựa chọn sử dụng bởi có tác dụng rất nhanh chóng. Sâu đục thân  ngừng cắn phá chỉ sau 2 giờ nhiễm thuốc, bảo vệ tối đa chồi hữu hiệu. Tuy nhiên cũng vì độc tính mạnh, Virtako 40WG rất độc cho sinh vật dưới nước, có thể gây tác dụng phụ lâu dài trong môi trường nước. Bà con nên sử dụng liều lượng theo đúng hướng dẫn, tránh tình trạng tồn dư quá nhiều thuốc BVTV ngoài môi trường.

Thuốc trừ sâu đục thân cây ăn quả
Thuốc trừ sâu đục thân ở lúa Virtako 40WG

Cách dùng: Lượng nước phun 400 – 500 lít/ha. Phun thuốc sau khi bướm ra rộ, phun lần 2 sau 15 ngày nếu cần thiết.

Giá tham khảo: 28,000₫/gói 4.5gr

Thuốc BVTV Regent 800WG chứa hơn 80% hoạt chất Fipronil (min 95 %) : 800g/kg. Đây là chất làm tê liệt hệ thần trung ương của côn trùng, do vậy thuốc có tác dụng rất nhanh và mạnh với sâu đục thân hại lúa. Ngoài công dụng chính là diệt trừ sâu bệnh, ở một số vùng nhiều có mưa bão như miền bắc, sản phẩm phát huy được những ưu điểm khác như làm cây cứng hơn, hạn chế đổ ngã.

Bên cạnh diệt trừ đặc trị sâu đục thân, Regent 800WG cũng có hiệu quả cao và kéo dài với bọ trĩ, rầy rệp.

Thuốc trừ sâu đục thân cây ăn quả
Thuốc trừ sâu đục thân ở lúa Regent 800WG

Cách dùng: Lượng nước phun 210 – 600 lít/ha. Phun khi thấy sâu hại xuất hiện

Giá tham khảo: 16.000 VNĐ/gói 1.6g

Xuất xứ từ Vithaco, một thương hiệu uy tín trên thị trường thuốc BVTV Việt Nam, Babsac 750EC luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu để đặc trị sâu đục thân hại lúa. Thuốc có thành phần chính là Chlorpyrifos Ethyl 250g/l + Fenobucarb 500g/l. Các hoạt chất này không chỉ có hiệu lực cực mạnh mà còn chống kháng thuốc với các loài sâu hại.

Ngoài sâu đục thân, Babsac 750EC cũng rất hiệu quả với các loại sâu bệnh khác trong nông nghiệp như: rệp sáp, rệp, rệp muội sâu cuốn lá,…

Thuốc trừ sâu đục thân cây ăn quả
Thuốc trừ sâu đục thân ở lúa Babsac 750EC

Cách dùng: Lượng nước phun 500 – 600 lít/ha. Phun thuốc khi sâu tuổi 1-2

Giá tham khảo: 127.000đ/ chai 450ml

Voliam targo 063SC được sản xuất theo công nghệ Thụy Sĩ bởi công ty TNHH Syngenta Việt Nam. Thuốc bao gồm các thành phần chính như Abamectin 18 g/l + Chlorantraniliprole 45g/l, có hiệu quả cao trong việc phòng và điều trị các sâu bệnh ở lúa như nhện gié, sâu đục thân. Ngoài ra qua thử nghiệm trên diện rộng, sản phẩm còn đặc biệt phát huy được tác dụng trong việc phòng và trừ sâu đục thân ở lúa.

Thuốc trừ sâu đục thân cây ăn quả
Thuốc trừ sâu đục thân ở lúa Voliam targo 063SC

Cách dùng: Lượng nước phun 400 – 500 lít/ha. Phun thuốc khi sâu tuổi 1-2

Giá tham khảo : 30.000 VNĐ/ chai 20ml

Khác với 4 loại thuốc trên, Vibasu 10GR là loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ nhưng vẫn có rất hiệu quả trong việc phòng trừ sâu đục thân hại lúa. Hoạt chất Diazinon (min 95 %) có trong thuốc thấm sâu rất nhanh làm cho dây thần kinh của côn trùng bị tổn thương đứt đoạn, gây tê liệt và chết. Ngoài ra với tác động tiếp xúc, xông hơi, vị độc mạnh, Vibasu 10GR cũng làm sâu bệnh chết rất nhanh.

Không chỉ người trồng lúa sử dụng sản phẩm để điều trị sâu đục thân, rất nhiều chủ trang trại trồng cây có múi như cam, bưởi, chanh,… cũng tin dùng sản phẩm trong trừ rệp sáp và sâu vẽ bùa hại cây.

Thuốc trừ sâu đục thân cây ăn quả
Thuốc trừ sâu đục thân ở lúa VIBASU 10GR

Cách dùng: Rải hoặc trộn váo trong đất

Giá tham khảo: 60.000 VNĐ/gói 1kg

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, các loại thuốc bảo vệ thực vật kể trên đều chứa các thành phần gây hại với con người. Vì vậy người dùng không nên quá lạm dụng cũng như lưu ý các biện pháp bảo hộ an toàn khi phun thuốc trên diện rộng.

Hiện nay tại Đồng bằng sông Cửu Long, Máy bay phun thuốc trừ sâu P-GLOBAL CHECK đã được áp dụng trên nhiều diện tích ruộng lúa. Với nhiều chế độ bay, đặc biệt trên ruộng lúa; cùng công nghệ phun ly tâm; PG giúp thuốc BVTV thẩm thấu đồng đều trên các tán lá; phòng trừ sâu đục thân cao hơn so với phương pháp thủ công.

Đặc biệt là dung lượng thuốc BVTV khi áp dụng phun tỷ lệ sử dụng rất thấp.  Do đó, nó giúp tiết kiệm được một phần chi phí cho nông dân. Đồng thời, PG còn đảm bảo được hiệu quả sau một lần phun.

Thời gian phun nhanh chóng hơn việc thuê nhân công thường tầm 2 đến 3 ngày phun, tùy vào diện tích lúa. Việc triển khai phun chậm cũng làm cho sâu bệnh có thể di chuyển từ nơi phun sang nơi chưa phun; khiến phòng trừ không hiệu quả.

Quý độc giả có thể đặt mua TOP 5 loại thuốc trừ sâu đục thân ở lúa trực tiếp ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc các cửa hàng thức ăn chăn nuôi gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy Agriviet vừa gửi tới bạn đọc 5 loại thuốc trừ sâu đục thân ở lúa đã qua thử nghiệm chặt chẽ cũng như đang được rất nhiều người trồng lúa tin dùng. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây có thể giúp ích được phần nào những băn khoăn, lo lắng hiện nay của bà con. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về sâu đục thân cũng như các vấn đề về nông nghiệp, bạn đọc có thể truy cập trang web Agriviet.org để các kỹ sư nông nghiệp của Agriviet giải đáp tận tình hơn nhé!!!