Thuốc xử lý giá thể trồng lan

Có một số anh em mới tập chơi Lan hay băn khoăn không biết làm gì khi mua lan về và xử lý giá thể thế nào trước khi trồng và cứ trồng bừa. Hậu quả sau khi trồng cây dễ bị nấm bệnh, thối nhũn, cháy rễ…

Bài này để những người mới chơi lan tham khảo. Bài viết còn nhiều thiếu sót mong các bạn độc giả đóng góp thêm!

I) XỬ LÝ LAN MỚI MUA VỀ

1. Xử lý cây lan: cắt tỉa rễ hư, cắt bớt rễ quá dài, rửa sạch cây rồi treo ngược nơi thoáng mát tránh nắng, treo vài ngày (tùy mùa nắng hay mưa khoảng 4-7 ngày), hàng ngày phun sương giữ ẩm. Việc cắt rễ hư để tránh cho cây lan bị nhiễm bệnh, nấm hoặc vi khuẩn, sau khi cắt cần đươc bôi vôi, sơn móng tay hoặc các chất giúp khô vết cắt, cắt cần dùng sao sắc để vết cắt không bị dập nát. Việc cắt ngắn rễ cây cũng là cách để kích thích cây lan ra nhiều rễ mới.

2. Trong thời gian đó:

– phun Physan (tỷ lệ 1ml/1l nước) toàn bộ cây để sát khuẩn (ngừa thối ngọn, gốc và các bệnh do vi khuẩn).
– Ngâm (phần gốc, không để ngập mầm non nếu có) cây trong hỗn hợp: B1(1ml/1l nước) + Atonik (3 giọt-5 giọt/1l nước) + Ridomil gold (5g/1l nước) trong khoảng 1-2h.

3. Sau 4-7 ngày treo ngược thì ta ghép, khi ghép nên giữ ẩm phần gốc và phun sương hàng ngày để “nhử” rễ nhanh nhú. 3 ngày phun B1+Atonik(3giọt/1l nước) cho đến khi nhú rễ. (Có thể thay thế bằng thuốc kích rễ supper root, N3M, lưu ý là supper root tốt hơn N3M)

Lưu ý ghép lan:

Nếu trồng vào chậu cần nhô cao phần gốc không nên để gốc ngập sâu trong giá thể dễ bị thối gốc và nấm bệnh.

Nếu ghép vào cây, dớn, lũa nên lót 1 lớp mỏng xơ dừa hoặc dớn mềm ướt để tránh việc giá thể khô hút ngược nước từ rễ, cũng là cách để giữ ẩm giúp các đầu rễ mới phát triển tốt không bị thui chột do gặp môi trường quá khô.

Đối với dòng Phong lan đơn thân, rễ gió tốt nhất để nhú rễ mới ghép.

Trong thời gian sau khi ghép đến khi nhú rễ và mọc mầm treo cây chỗ mát cần tránh nắng mưa trực tiếp.

II) XỬ LÝ GIÁ THỂ TRƯỚC KHI TRỒNG

Có rất nhiều cách xly như: ngâm nước trắng 6-7 ngày; đun sôi 2 tiếng; ngâm nước vôi trong 2 ngày rồi xịt lại nước trắng; đốt cháy các cạnh và vỏ ngoài; ngâm thuốc diệt khuẩn rồi xịt lại nước trắng…

– Hầu hết các loại chất liệu làm giá thể đều cần ngâm nước 6-7 ngày trước khi ghép để hoà tan bớt các chất ko tốt cho lan.

– Than củi: Cần ngâm than tối thiểu 3 ngày hoặc ngâm đến khi than “no nước” và chìm. Cần thay nước khi ngâm để than giảm lượng axit. Nếu có điều kiện nên ngâm than trước khi trồng trong nước vôi trong khoảng 1 ngày.

– Dớn (cây dương xỉ): Rất nhiều người sau khi ghép lan vào bảng hoặc cây dớn 1 thời gian thấy rễ bị đen (mình đã từng bị). Nguyên nhân là rễ bị ngộ độc khi bám vào giá thể chưa được xử lý. Vậy phải xử lý dớn thế nào trước khi trồng?
Khi mua hoặc khai thác dớn về cần phơi khô dớn. Ngâm và thay nước ngâm vài ngày, lại phơi cho ráo. Ngâm lại với nước vôi (hoặc Physan) trong tối thiểu 3 ngày để khử độc, phơi cho ráo và phun hoặc ngâm với Ridomil gold để chống nấm bệnh trước khi ghép.

– Cây, gỗ, lũa: Cần bóc lớp vỏ trước khi ghép (vì nếu để vỏ, thời gian sau sẽ bị bong vỏ cây sẽ phải ghép lại). Phơi cây cho khô, ngâm nước vài ngày để rễ không bị hút nước ngược. Trước khi ghép nên phun Ridomil gold để chống nấm bệnh.

Mục lục nội dung

  1. Dùng gì làm giá thể cho lan kiếm là tốt nhất?
  2. Gợi ý cách xử lý giá thể cho lan kiếm đạt chuẩn nhà vườn
    1. Cách xử lý vỏ thông làm giá thể trồng lan kiếm
    2. Gợi ý cách xử lý vỏ lạc hun làm giá thể trồng lan kiếm
    3. Cách biến vỏ dừa thành giá thể trồng lan kiếm
    4. Xử lý vụn xơ dừa dùng làm giá thể trồng lan kiếm
  3. Giá thể hỗn hợp trồng lan kiếm
  4. Mua giá thể trồng lan kiếm ở đâu?

Dùng gì làm giá thể cho lan kiếm là tốt nhất?

Lan kiếm  là loại hoa lan gần đây được giới chơi lan rất ưa chuộng. Dòng lan kiếm có nhiều mặt hoa đặc sắc, mùi hương thơm, nhiều loại kích cỡ bản lá. Lan kiếm có rất nhiều giống quý hiếm được nhiều người sưu tầm, cũng có nhiều giống phổ thông cho người mới chơi tập trồng. Trồng lan kiếm không quá khó, chỉ cần lựa chọn đúng loại giá thể và chăm sóc tốt cây sẽ đẻ nhánh liên tục và ra hoa.

Có rất nhiều loại vật liệu được người chơi lan kiếm dùng làm giá thể. Tổng hợp đánh giá của nhiều nhà vườn cho thấy các nguyên liệu tốt nhất nên dùng để trồng lan kiếm bao gồm: Vỏ thông, vỏ lạc, vỏ dừa, vụn xơ dừa. Các giá thể này đáp ứng khả năng giữ ẩm và tương thích với rễ cây lan kiếm

Gợi ý cách xử lý giá thể cho lan kiếm đạt chuẩn nhà vườn

Giá thể trồng lan kiếm là những vật liệu giúp cho rễ lan kiếm bám trụ đồng thời là nơi lưu trữ, cung cấp dinh dưỡng, nước cho cây lan kiếm. Các vật liệu dùng trồng lan kiếm trước khi ghép cây nên được xử lý để đảm bảo tạo môi trường sinh trưởng thuận lợi nhất cho rễ cây lan kiếm. Vậy cách xử lý giá thể trồng lan kiếm thế nào để tạo ra được giá thể trồng tốt nhất. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết cách xử lý từng loại vật liệu làm giá thể trồng lan kiếm trong phần tiếp theo đây nhé

Cách xử lý vỏ thông làm giá thể trồng lan kiếm

Lan kiếm có hệ rễ với kích thước nhỏ do đó chúng ưa chuộng các loại vỏ thông cỡ nhỏ. Người chơi lan kiếm thường xử dụng vỏ thông hạt đỗ, hạt ngô (tương đương từ 3-9mm) hoặc 1-2cm để trồng lan kiếm.

Thuốc xử lý giá thể trồng lan
trồng lan kiếm bằng vỏ thông

Vỏ thông thô trước khi trồng lan kiếm nên được xử lý theo các cách sau:

Cách 1: Luộc vỏ thông trước khi trồng lan kiếm

Nếu số lượng vỏ thông cần dùng ít và bạn cần xử lý nhanh nguyên liệu này, trước tiên bạn hãy rửa sạch vỏ thông thô, ngâm trong nước khoảng một ngày để nước ngấm sâu vào lõi của vỏ thông. Sau đó, bạn đem vỏ thông cho vào nồi luộc sôi trong vòng ít nhất 1 tiếng đồng hồ. Sau khi luộc xong bạn đổ vỏ thông ra, chờ ráo nước và nguội hoàn toàn là có thể sử dụng trồng lan kiếm ngay lập tức được.

Cách 2: Ngâm vỏ thông trong nước vôi trong

Nước vôi có khả năng diệt khuẩn và trung hòa chất tanin, lignin trong vỏ thông. Nếu số lượng vỏ thông cần dùng lớn bạn có thể áp dụng cách ngâm vỏ thông với nước vôi trong để xử lý trước khi trồng.  Trước tiên bạn hãy rửa sạch vỏ thông, xả bằng nước sạch vài lần. Sau đó pha nước vôi trong, ngâm ngập toàn bộ vỏ thông trong nước vôi trong này khoảng 3-5 ngày. Vớt vỏ thông đã ngâm ra, rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần để đảm bảo sạch lớp nước vôi bám trên vỏ thông sau đó để vỏ thông đã xử lý khô ráo là có thể dùng trồng lan kiếm nhé.

Gợi ý cách xử lý vỏ lạc hun làm giá thể trồng lan kiếm

Vỏ lạc hun được dùng phổ biến để trồng lan kiếm bởi vì chúng có khả năng giữ ẩm tốt và chứa nhiều khoáng chất có lợi. Vỏ lạc hun khi mới mua về nên được xử lý trước khi trồng lan kiếm.

Thuốc xử lý giá thể trồng lan
xử lý vỏ lạc hun trồng lan kiếm

Nếu vỏ lạc bạn tự hun, trường hợp này chúng ta đã biết rõ nguồn gốc của vật liệu nên bạn chỉ cần rửa xả vỏ lạc với nước sạch vài lần để loại bỏ bụi vụn và tạp chất là có thể dùng trồng lan kiếm ngay.

Trường hợp vỏ lạc mua về, bạn không nắm rõ được thời gian cũng như cách bảo quản của người bán. Lúc này, bạn nên ngâm vỏ lạc hun với nước vôi trong khoảng 2-3 tiếng để đảm bảo vỏ lạc sạch nấm khuẩn sau đó rửa xả lại bằng nước sạch 2-3 lần để đảm bảo sạch vôi bám trên vỏ lạc hun. Lúc này bạn có thể yên tâm dùng vỏ lạc hun này trồng lan kiếm.

Cách biến vỏ dừa thành giá thể trồng lan kiếm

Vỏ dừa có ưu điểm dễ tìm, rẻ tiền, giữ ẩm tốt, độ bền tương đối cao. Do đó, không chỉ được ưa chuộng dùng trồng lan nói chung, nhiều người chơi lan kiếm cũng rất thích dùng vỏ dừa làm giá thể trồng. Tuy nhiên, vỏ dừa chứa rất nhiều tanin, lignin là các chất làm ức chế hệ rễ phát triển. Vì vậy, nếu muốn dùng vỏ dừa làm giá thể trồng lan kiếm các bạn hãy xử lý theo các bước như sau nhé:

Bước 1: Cắt miếng vỏ dừa (tươi hoặc khô) theo nhu cầu sử dụng. Với các dòng lan kiếm lá lớn bạn nên cắt miếng vỏ dừa thành hình chữ nhật kích thước khoảng 3x5cm. Sau đó đem rửa bằng nước sạch vài lần để loại bỏ tạp chất và chất chát (chất làm nước chuyển màu nâu).

Bước 2: Ngâm ngập vỏ dừa trong thùng nước vôi trong trong 5-7 ngày. Việc ngâm nước vôi này giúp loại bỏ tanin, lignin là các chất gây hại rễ trong vỏ dừa; đồng thời vôi cũng giúp diệt sạch mầm nấm bệnh, sâu hại trú ngụ trong cục dừa

Bước 3: Vớt các miếng vỏ dừa ra, xả rửa bằng nước sạch vài lần để làm sạch vôi. Có thể ngâm miếng vỏ dừa với nước sạch thêm 1 ngày nữa để đảm bảo sạch hoàn toàn vôi ngấm bên trong miếng dừa cục.

Bước 4: Phơi khô miếng dừa cục và sử dụng trồng lan kiếm

Thuốc xử lý giá thể trồng lan
vỏ dừa trồng lan kiếm

Xử lý vụn xơ dừa dùng làm giá thể trồng lan kiếm

Thuốc xử lý giá thể trồng lan
trồng lan kiếm bằng vụn xơ dừa

Vụn xơ dừa là một trong các nguyên liệu được một số người chơi lan kiếm dùng làm giá thể trồng. Khác với các nguyên liệu khác, vụn xơ dừa có tính giữ ẩm cao nên thường dùng để trộn cùng các nguyên liệu khác trồng lan kiếm hơn là dùng 100% giá thể vụn xơ dừa. Để dùng được vụn xơ dừa làm giá thể trồng lan kiếm bạn hãy xử lý chúng theo cách sau nhé:

Vụn xơ dừa thô đem ngâm trong nước sạch 1 ngày sau đó xả rửa khoảng 2-3 lần cho tới khi giảm hẳn màu nước nâu. Lúc này bạn đã xử lý được thành phần tanin trong xơ dừa.

Sau đó, đem ngâm ngập xơ dừa trong nước vôi trong khoảng 2-3 ngày để trung hòa lignin trong xơ dừa. Kết thúc quá trình, bạn vớt xơ dừa ra, rửa lại 1-2 lần rồi vắt khô xơ dừa là có thể dùng trồng lan kiếm ngay.

Giá thể hỗn hợp trồng lan kiếm

Ngoài việc dùng đơn lẻ từng loại vật liệu để trồng lan kiếm, gần đây người chơi lan kiếm chuyên nghiệp truyền nhau kinh nghiệm phối trộn các thành phần nguyên liệu theo tỷ lệ nhất định sẽ giúp cây lan kiếm phát triển tốt hơn. Thông thường, dân chơi lan kiếm sẽ phối trộn giá thể trồng lan kiếm bằng vỏ thông vụn, vỏ lạc hun, đá trân châu (perlite) và một số loại phân bón tan chậm… Sau khi tổng hợp và thử nghiệm, AgriViet gợi ý các bạn một công thức trộn giá thể trồng lan kiếm có tỷ lệ đáp ứng nhu cầu của cây lan kiếm như sau:

40% Vỏ thông đỗ : 35% Vỏ lạc hun : 15% Xơ dừa : 10% Perlite : Phân chì Nhật 14.13.13 500g/100 lít nguyên liệu

(Công thức áp dụng theo tỷ lệ % thể tích. Ví dụ: 1 lần trộn: 4 lít vỏ thông đỗ: 3.5l vỏ lạc hun: 1.5 lít Xơ dừa: 1l Perlite : 50 gam phân chì Nhật)

Mua giá thể trồng lan kiếm ở đâu?

Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại giá thể trồng lan kiếm đã được xử lý hoặc trộn sẵn. Nếu bạn không có thời gian để tự xử lý giá thể trồng lan kiếm có thể dễ dàng tìm mua trực tiếp giá thể trồng lan kiếm tại các chợ cây trên toàn quốc. Ngoài ra, các bạn có thể tìm mua giá thể trồng lan kiếm tại các trang web thương mại điện tử như shoppee hoặc tại các trang chuyên bán vật tư trồng lan uy tín như Nông Nghiệp Đô Thị.

Thuốc xử lý giá thể trồng lan
Giá thể hỗn hợp trồng lan kiếm

Như vậy, AgriViet vừa cung cấp tới các bạn đọc Hướng dẫn chi tiết cách xử lý giá thể trồng lan kiếm. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn các thông tin hữu ích trong quá trình trồng lan kiếm