Thường xuyên chảy máu cam là bị gì năm 2024

Cấy chỉ là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đặc biệt, độc đáo của châm cứu Việt Nam, bao gồm chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, thắt buộc chỉ. Là một phương pháp châm cứu mới, hiện đại áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm của châm cứu. Phương pháp này đó được áp dụng tại Việt Nam từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Nhiều bệnh mạn tính đó được điều trị khỏi bằng phương pháp cấy chỉ.Không chỉ có giá trị ở Việt Nam mà còn nổi bật trên trường quốc tế, đặc biệt các nước châu âu, xứng đáng mang tên “cấy chỉ Việt”!

Chảy máu mũi một bên có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Các tình trạng lành tính thường do thời tiết nắng nóng, mắc các bệnh lý mũi xoang, vấn đề về mạch máu và đông máu.

Chảy máu mũi một bên là gì?

Chảy máu mũi một bên là tình trạng phổ biến, xảy ra khi niêm mạc một bên mũi bị kích ứng nhẹ hoặc nhiễm virus cảm lạnh.

Mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ dễ chảy máu. Không khí di chuyển qua mũi có thể làm khô và kích ứng niêm mạc lót bên trong mũi. Lớp mài có thể hình thành và chảy máu xảy ra khi bị kích thích. Tình trạng chảy máu cam xảy ra thường xuyên hơn vào mùa đông, khi virus cảm lạnh phổ biến và không khí trong nhà có xu hướng khô hơn.

Hầu hết chảy máu cam xảy ra ở mặt trước của vách ngăn mũi. Đây là một vách mỏng ngăn cách hai bên mũi. Tình trạng chảy máu cam cũng có thể xảy ra cao hơn trên vách ngăn hoặc sâu hơn trong mũi như trong xoang hoặc đáy hộp sọ, nhưng ít phổ biến. Chảy máu cam như vậy có thể khó kiểm soát hơn. Nhìn chung, chảy máu cam hiếm khi đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân chảy máu mũi một bên

Có nhiều nguyên nhân khiến một bên mũi bị chảy máu, nhưng thường gặp nhất là các nguyên nhân sau đây.(1)

  • Dị ứng, hắt hơi, cảm lạnh gây kích ứng mũi xoang và các mạch máu ở mũi bị giãn nở, có nguy cơ bị vỡ và chảy chảy máu. Hoặc người bệnh mắc phải các vấn đề về xoang;
  • Không khí nóng, khô; thay đổi thời tiết theo mùa, có thể làm tăng tần suất chảy máu mũi.
  • Hỉ mũi quá mạnh, hoặc thói quen ngoáy mũi; vô tình gây ra các vết trầy xước hoặc vết rách ở lớp lót niêm mạc mũi, khiến mạch máu bị vỡ và chảy máu mũi.
  • Thiếu vitamin cần thiết như vitamin C, K.
  • Chấn thương mũi như gãy mũi hoặc có dị vật trong mũi;
  • Phẫu thuật xoang hoặc tuyến yên (qua đường xuyên xoang bướm);
  • Lệch vách ngăn (vách chia mũi thành 2 bên mũi);
  • Chất kích thích hóa học bao gồm thuốc hoặc thuốc được phun hoặc khịt mũi;
  • Lạm dụng thuốc xịt mũi thông mũi;
  • Điều trị oxy qua ống thông mũi;
  • Lạm dụng rượu và các chất kích thích như thuốc lá, cocaine,…

Bị chảy máu mũi một bên nhiều lần có thể là triệu chứng của một bệnh khác như:

  • Huyết áp cao;
  • Rối loạn đông cầm máu; giãn mao mạch, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, giảm prothrombine,…
  • Khối u ở mũi hoặc xoang;
  • Sử dụng các loại thuốc chống đông máu, chẳng hạn như warfarin (Coumadin), clopidogrel (Plavix) hoặc aspirin, có thể gây ra hoặc làm chảy máu cam nặng hơn.
    Thường xuyên chảy máu cam là bị gì năm 2024
    Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu mũi một, phổ biến nhất là mắc các bệnh lý mũi xoang, các vấn đề đông máu, thói quen ngoáy mũi, thời tiết nắng nóng.

Phương pháp chẩn đoán nguyên nhân gây chảy máu mũi một bên

Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra toàn diện. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được theo dõi các triệu chứng của huyết áp thấp do mất máu, còn được gọi là sốc giảm thể tích (trường hợp này hiếm gặp).

Người bệnh có thể cần thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Công thức máu toàn bộ;
  • CT scan mũi và xoang hoặc toàn bộ cấu trúc sọ mặt;
  • Nội soi mũi;
  • Xét nghiệm thời gian thromboplastin từng phần;
  • Xét nghiệm thời gian prothrombin (PT);
  • Sàng lọc chất độc (sàng lọc lạm dụng thuốc).

Thường xuyên chảy máu cam là bị gì năm 2024

Thường chảy máu mũi một bên trái hay phải?

Chảy máu mũi một bên có thể xảy ra ở bất kỳ bên mũi nào và tỷ lệ là ngang nhau. Tuy là hiện tượng thường không nguy hiểm, nhưng người bệnh vẫn được sơ cứu và xử lý đúng cách.

Khi bị chảy máu mũi một bên, bạn hãy ngồi xuống, nhẹ nhàng bóp phần mềm của mũi giữa ngón tay cái và ngón trỏ để lỗ mũi được ép lại trong 10 phút.

Cúi người về phía trước để tránh nuốt máu và thở bằng miệng. Bạn hãy đợi ít nhất 10 phút trước khi kiểm tra xem máu đã ngừng chảy chưa.

Bạn cũng có thể chườm lạnh hoặc chườm đá lên sống mũi để giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn. Lưu ý không nên đưa gạc vào trong lỗ mũi để cầm máu vì khi máu đông lại rất khó để lôi gạc ra ngoài.

Nằm xuống khi bị chảy máu mũi là điều không nên. Bạn nên tránh khịt mũi hoặc xì mũi trong vài giờ sau khi chảy máu cam.

Trường hợp chảy máu mũi ồ ạt, một lượng lớn máu chảy xuống cổ họng dù đã áp dụng các biện pháp sơ cứu ban đầu, hoặc xuất hiện các triệu chứng như toát mồ hôi, tái nhợt, khó thở, trụy mạch,… người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc thông mũi dạng nhỏ hay xịt như Otrivin, Naphazolin để làm co các mạch máu nhỏ và kiểm soát chảy máu.

Cách trị chảy máu mũi một bên

Dựa trên nguyên nhân gây chảy máu cam, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, chẳng hạn như:

  • Kiểm soát huyết áp;
  • Đốt mạch máu bằng dòng điện, bạc nitrat hoặc que nhiệt;
  • Phẫu thuật lấy dị vật ra ngoài hoặc sửa mũi gãy;
  • Không dùng aspirin hoặc thuốc làm loãng máu;
  • Điều trị các vấn đề về đông máu.(2)
    Thường xuyên chảy máu cam là bị gì năm 2024
    Phẫu thuật có thể giúp điều trị triệu chứng chảy máu mũi một bên

Cách phòng ngừa chảy máu mũi một bên

Nếu hay bị chảy máu cam 1 bên mũi, bạn có thể làm những điều sau đây để phòng ngừa tình trạng này, bao gồm:

  • Giữ cho nhà cửa mát mẻ;
  • Đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng, kích thích;
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cho không khí bên trong ngôi nhà;
  • Sử dụng nước muối xịt mũi để ngăn niêm mạc mũi bị khô trong mùa đông;
  • Không ngoáy mũi, cạy gỉ mũi;
  • Không nhổ lông mũi;
  • Hạn chế ăn đồ nóng;
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt vitamin C, K;…
  • Hạ nhiệt cơ thể khi thời tiết oi nóng;
  • Hạn chế ngồi điều hòa hoặc lò sửa quá lâu;

Địa chỉ điều trị chảy máu cam 1 bên mũi?

Chảy máu mũi một bên không phải là bệnh mà là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, người bệnh cũng nên đến bệnh viện thăm khám chuyên khoa Tai Mũi Họng. Khi xác định được nguyên nhân cụ thể mới có thể điều trị trúng đích, hiệu quả, chấm dứt tình trạng chảy máu cam.

Trung tâm Tai Mũi Họng, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là nơi thăm khám, điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm. Trung tâm chẩn đoán chính xác các bệnh lý, đưa ra phương pháp điều trị trúng mục tiêu, cá thể hóa và hiệu quả cao. Đối với các ca bệnh khó cần sự hội chẩn liên chuyên khoa, bệnh viện Tâm Anh có đủ các chuyên khoa sâu như Ung bướu, Thần kinh, Răng Hàm Mặt, Nhãn khoa, Can thiệp mạch, Gây mê hồi sức, Cấp cứu, Nhi – Sơ sinh để phối hợp hỗ trợ kịp thời trong chẩn đoán và điều trị.

Chảy máu mũi ở một bên có đáng lo không?

Nếu bị chảy máu cam một bên mũi kéo dài quá 2 tuần không chấm dứt, hoặc đã hết nhưng tiếp tục lặp lại và ngày càng xuất hiện nhiều hơn; chảy máu mũi một bên kèm sụt cân không chủ ý, hoặc nổi hạch ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, hạch kéo dài không biến mất… người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám ngay.

Các triệu chứng như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm, có thể liên quan đến ung thư. Và càng phát hiện, điều trị sớm thì càng có cơ hội kéo dài sự sống.

Để đặt lịch khám, tư vấn, điều trị các bệnh lý về tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:

Chảy máu mũi một bên thường không đáng lo ngại, tuy vậy có nhiều bệnh lý tiềm ẩn cũng biểu hiện bằng chảy máu mũi một bên như ung thư vì vậy chúng ta không nên chủ quan. Nếu chảy máu mũi kéo dài quá 2 tuần không hết, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Chảy máu cam thường xuyên nên đi khám ở đâu?

Chảy máu mũi ở người lớn với tần suất 3-4 lần/tháng là dấu hiệu bất thường. Trước hết bạn cần đến phòng khám Tai mũi họng để khám, nội soi mũi xoang kiểm tra.

Chảy máu cam không nên ăn gì?

3.1. Đồ ăn có tính cay, nóng. Đồ ăn cay nóng như: ớt, mù tạt, hành, hạt tiêu... ... .

3.2. Thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ Chất béo bão hòa trong thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ rất cao. ... .

3.3. Các loại chất kích thích..

Bị chảy máu cam nên uống thuốc gì?

Nếu chảy máu lại: xì mũi thật mạnh để loại bỏ cục máu đông hình thành trong mũi. Sau đó sử dụng thuốc xịt mũi chứa oxymetazoline (Afrin), xịt cả hai bên mũi. Lặp lại các bước cầm máu đã nêu ở trên và liên hệ với bác sĩ.

Nóng trong người hay chảy máu cam nên uống gì?

Ngày nhỏ 3 lần, mỗi lần 2-3 giọt vào lỗ mũi bị chảy máu, làm liền 3 ngày. Chú ý: nên ăn uống những chất thanh đạm, mát, nhiều rau xanh, quả tươi giàu vitamin C như cà chua, quýt… Không ăn các chất cay nóng như ớt, hành tây, gừng, tỏi; các món ăn khô như thịt nướng, rán, quay, hun khói…