Tiêm thuốc tê vào răng có đau không

Giải pháp trám răng là một phương pháp điều trị nha khoa rất quen thuộc với chúng ta, nó sẽ giúp khôi phục lại tính thẩm mỹ cũng như bảo vệ răng thật sau khi điều trị bệnh lý. Vậy trám răng có cần chích thuốc tê không?

Tiêm thuốc tê vào răng có đau không
 

Trám Răng Có Cần Chích Thuốc Tê Không

Trám răng có cần chích thuốc tê không là vấn đề thắc mắc khi nhiều người lo sợ trám răng gây đau nhức.

Giải pháp trám răng là một phương pháp điều trị nha khoa rất quen thuộc với chúng ta, nó sẽ giúp khôi phục lại tính thẩm mỹ cũng như bảo vệ răng thật sau khi điều trị bệnh lý. Vậy trám răng có cần chích thuốc tê không?

Trám răng có cần chích thuốc tê không?

Trám răng là giải pháp điều trị được thực hiện bằng kỹ thuật tương đối đơn giản và có thể áp dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng bệnh nhân. Bằng việc sử dụng các vật liệu nhân tạo thân thiện với cơ thể và có tính thẩm mỹ cao, trám răng mang đến kết quả hoàn chỉnh cả về thẩm mỹ lẫn chức năng răng, giúp bệnh nhân khôi phục tình trạng răng khỏe ban đầu.

Tiêm thuốc tê vào răng có đau không
 

Giải pháp trám răng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc sử dụng vật liệu nhân tạo để trám lên thân răng hoàn toàn không gây nên sự đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Bản thân quá trình này diễn ra nhanh chóng với sự hỗ trợ của công nghệ quang trùng hợp hiện đại, do đó, người bệnh có thể thoải mái và không cần lo lắng trám răng có cần chích thuốc tê không.

Tuy nhiên, trong những trường hợp trám răng đồng thời với quy trình điều trị bệnh lý cần phải gây tác động lên răng hoặc mô nướu thì bác sĩ sẽ phải gây tê cho bạn trước khi tiến hành điều trị bệnh lý để đảm bảo bạn gặp phải cảm giác đau nhức, ê buốt gì trong suốt quá trình thực hiện.

 

Tiêm thuốc tê vào răng có đau không

Trám răng chích thuốc tê trong những trường hợp cần thiết

Do đó, để xác định việc trám răng có cần chích thuốc tê không trong trường hợp của mình, bạn cần trực tiếp gặp bác sĩ để thăm khám, xác định cụ thể tình trạng răng cần trám và được tư vấn cụ thể về vấn đề này.

Những trường hợp nào nên trám răng cần chích thuốc tê?

Dưới đây là một số trường hợp nên trám răng cần chích thuốc tê như:

- Răng bị sâu nhẹ, lớp sâu nằm ở men răng.

- Trám cho răng bị thưa.

- Răng bị sứt, mẻ do va đập, ăn uống.

- Mòn cổ chân răng nhẹ.

Tiêm thuốc tê vào răng có đau không
 

Trám răng chích thuốc tê khi thực hiện điều trị bệnh lý

Các trường hợp này, răng chỉ bị tổn thương ở mức không đáng kể và khi bác sĩ thực hiện không can thiệp thêm đến mô răng hoặc chỉ lấy đi rất ít một phần mà thôi. Vì thế, khách hàng sẽ không có cảm giác đau và việc gây tê hoàn toàn không cần thiết.

Những răng cần gây tê khi trám là khi răng sâu lớn, ăn vào ngà răng, mòn cổ chân răng nặng. Khi gây tê, bạn sẽ không có cảm giác đau nên hãy yên tâm. Bác sĩ sẽ bôi thuốc ở xung quanh răng cần trám. Trong trường hợp bệnh nhân có tính nhạy cảm cao thì có thể hỏi thăm bác sĩ về việc thêm thuốc an thần để đảm bảo tinh thần được tốt nhất.

Tiêm thuốc tê vào răng có đau không
 

Có thể sử dụng thêm thuốc an thần nếu bạn có tính nhạy cảm cao

Qua những thông tin trên đây, hy vọng mọi người đã có thể hiểu rõ về vấn đề trám răng có cần chích thuốc tê không. Trong trường hợp cần gây tê để trám răng thì cách tốt nhất nên lựa chọn nha khoa uy tín nhất để thực hiện mới có thể đảm bảo an toàn.

* Nha Khoa *

Chúng ta cùng tìm lời giải đáp cho các thắc mắc trên nhé.

Trả lời cho câu hỏi đầu tiên, tiêm thuốc tê khi nhổ răng có tác dụng trong bao lâu?

Nhổ răng phải tiêm thuốc tê. Đây là điều chính xác. Tuy nhiên cần tiêm liều lượng thuốc tê bao nhiêu và thời gian tác dụng trong bao lâu sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

Con số trung bình mà chúng tôi cung cấp cho bạn tham khảo nếu tiêm thuốc tê khi nhổ răng sẽ có tác dụng khoảng 30-60 phút.

Tuy nhiên, sẽ tùy vị trí răng cần nhổ mà thời gian thuốc tê tác dụng sẽ có yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn như, nhổ răng sữa, răng lung lay, thuốc tê chỉ cần có hiệu nghiệm trong 15-20 phút. Nhưng nếu nhổ răng cối, hay răng khôn mọc lệch thì cần thời gian thuốc tê có hiệu quả dài hơn, khoảng 60-90 phút.

Vậy tiêm thuốc tê khi nhổ răng có đau không?

Nỗi sợ đau khi tiêm chích luôn là điều mọi người e ngại khi đến với nha khoa. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng nhé. Vì tiêm thuốc tê chính là việc làm cho vùng răng cần xử lý không có cảm giác đau. Và khi bắt đầu tiêm, bạn chỉ thấy nhói một chút như kiến cắn ngay chổ kim tiêm tiếp xúc niêm mạc. Và sau khi thuốc được truyền vào thì bạn hoàn toàn không thấy đau nữa.

Với những khách hàng có nỗi sợ to lớn với cảm giác “kiến cắn” khi mũi kim xuyên qua niêm mạc miệng, thì nha khoa Quốc Bình đã có thiết bị hỗ trợ cắt cảm giác khó chịu ấy. Đó chính là thiết bị Dentalvibe tiêm không đau. Thiết bị này có tác dụng ngăn cản tín hiệu đau tại nơi tiêm chích truyền lên não. Vì thế suốt quá trình điều trị, bạn không hề thấy khó chịu.

Tiêm thuốc tê vào răng có đau không
Tiêm thuốc tê khi nhổ răng không đau nhờ thiết bị Dentalvibe

Tuy nhiên, cũng xin lưu ý với các bạn, khi thuốc tê hết tác dụng, thì chắc hẳn ngay vùng điều trị sẽ xuất hiện cảm giác đau âm ỉ. Nhưng thường các bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau cho bạn sử dụng ngay sau khi nhổ răng; Do đó bạn cũng sẽ thấy thoải mái dễ chịu hơn bình thường.

Đồng thời, sau khi nhổ răng, nhất là răng khôn, thường bệnh nhân sẽ được dặn dò chườm đá ngay bên ngoài má để giúp giảm sưng, giảm đau sau khi tan hết thuốc tê nữa nhé.

Tiêm thuốc tê khi nhổ răng có gây biến chứng gì không?

Đây là mối quan tâm của rất nhiều người khi biết mình sắp được tiêm thuốc tê.

Tiêm thuốc tê khi nhổ răng theo lý thuyết không gây nguy hiểm gì cho bệnh nhân. Và hiệu quả của thuốc chỉ kéo dài trong 1 khoảng thời gian nhất định, tương đối ngắn. Tuy nhiên, trong thực tế, có vài người bị dị ứng với thuốc tê, và sau khi được tiêm thuốc sẽ có các biểu hiện khác lạ.

Chẳng hạn như:

@Sốc thuốc tê ngay sau khi tiêm.

Đây là trường hợp ít khi xảy ra, và nguyên nhân chính là tình trạng dị ứng với thuốc.

Sốc thuốc tê không phải do tay nghề bác sĩ mà do chính cơ thể của bạn phản ứng với các thành phần của thuốc.

Chính vì thế, để ngừa tình huống xấu xảy ra, bạn nên đến các trung tâm nha khoa lớn, uy tín, có trang thiết bị hiện đại và bác sĩ giỏi để có thể xử lý kịp thời tình huống này.

@Ngất xỉu sau khi tiêm thuốc tê nhổ răng:

Đầu tiên, cần biết rằng tình trạng bệnh nhân bị ngất xỉu có rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu xảy ra ngay khi tiêm thuốc tê thì có thể lí giải như sau: bệnh nhân bị tụt huyết áp, bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, hay bệnh lý thiếu máu lên não gây choáng…

Hoặc nguyên nhân phổ biến nhất là thuốc tê ảnh hưởng đến dây thần kinh giao cảm. Biểu hiện rõ nhất là bệnh nhân sẽ thấy buồn nôn, tay chân bủn rủn, mặt tái nhợt, tụt huyết áp. Có nguy cơ ngừng thở, tim ngừng đập.

@Sưng, đau bất thường sau khi tiêm

Đây là tác dụng phụ khi tiêm thuốc tê. Hậu quả có thể kéo dài sưng, đau trong nhiều giờ hoặc vài ngày.

@Chảy máu ồ ạt sau khi tiêm thuốc tê nhổ răng:

Đây là tình trạng ít gặp nhưng khi xảy ra thì rất dễ làm mọi người mất bình tĩnh. Nguyên nhân có thể bác sĩ đã đâm kim vào một mạch máu nào đó. Chẳng hạn tiêm vào tĩnh mạch, sẽ gây máu trào ngược, khi rút kim ra máu sẽ chảy ồ ạt ra ngoài. Hậu quả của tình trạng này khá nguy hiểm và có nguy cơ gây chết người.

Như vậy, dù tiêm thuốc tê khi nhổ răng là điều rất cần thiết, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có nhiều rủi ro.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho chính bạn, khi thực hiện bất kì thủ thuật nào liên quan đến gây tê, bạn nên thực hiện ở phòng khám nha khoa uy tín nhé.

NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU

19 Phạm Hồng Thái, phường 7, Thành phố Vũng Tàu.

28 Lê Lợi, phường 4, Thành phố Vũng Tàu.

Hotline: 0914 83 99 66

Trang trực tuyến:

https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

https://www.facebook.com/nhakhoathammyvungtau/

(PL)- Một số trường hợp nôn nóng nhổ răng sâu khi răng đau nhức, nhiễm trùng có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc tê hoặc nhiễm trùng trầm trọng hơn.

Hơn một tuần trước, anh NVT (34 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM) cảm thấy đau nhức răng hàm, không ăn uống gì được. Anh đến một cơ sở y tế để xem xét và nhổ răng.

Đang nhổ răng, người lạnh toát

Sau khi xem xét tình trạng của anh T., bác sĩ nhận thấy có tình trạng nhiễm trùng ổ răng nên kê thuốc kháng sinh cho anh uống và hẹn tái khám. Khi về nhà, anh T. liên tục đau nhức và nôn nóng quay lại để nhổ cái răng đau hành hạ. Tại đây, đáp ứng yêu cầu của anh, bác sĩ đã cho anh nhổ. Anh được chích thuốc gây tê, khi đang được tiến hành các thao tác đục để lấy răng ra hơn 30 phút thì anh T. cảm thấy chóng mặt, người lạnh toát. Các y, bác sĩ thấy vậy đã đưa anh lên phòng cấp cứu và cho anh uống thuốc giảm đau. Khi cảm thấy đỡ, anh xin về công ty để làm việc tiếp thì bị đau đầu, chóng mặt, khó thở, tức ngực nên vào BV quận Thủ Đức gần đó cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán anh bị ngộ độc thuốc tê, truyền dịch, cho nghỉ ngơi và sau một ngày được xuất viện.

ThS-BS CKII Hoàng Ngọc Ánh, Phó Trưởng Khoa hồi sức tích cực - chống độc BV Thống Nhất (TP.HCM), cho biết thỉnh thoảng có tiếp nhận một số bệnh nhân bị phản ứng phản vệ hoặc ngộ độc thuốc tê sau khi tiêm thuốc tê để nhổ răng. Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nôn ói, huyết áp tụt, có trường hợp nhập viện trễ đe dọa tính mạng. Theo BS Ánh, phản ứng phản vệ nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, ngừng tim và tử vong. BS Ánh khuyến cáo nhổ răng sâu tuy là kỹ thuật đơn giản nhưng có sử dụng thuốc tê, người dân nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cấp cứu khi bệnh nhân gặp phản ứng phản vệ hoặc ngộ độc thuốc tê.

Tiêm thuốc tê vào răng có đau không

Người dân nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để khám, chữa răng. Trong ảnh:Khám răng tại Trung tâm Y tế quận Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: PV

Vì sao không nên nhổ răng bị nhiễm trùng?

Theo ThS-BS Phan Hoàng Hải, giảng viên thỉnh giảng ĐH Y Dược (TP.HCM), giám đốc điều hành một trung tâm nha khoa, nhổ răng sâu là một thủ thuật đơn giản, không quá phức tạp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có chỉ định sâu răng phải nhổ vì việc mất răng, chưa trồng lại kịp thời có thể làm thay đổi cả hệ thống nhai, đó là chưa kể đa số trường hợp răng sâu có thể được phục hồi.

Cụ thể, khi răng có ổ nhiễm trùng, các bác sĩ thường sẽ chỉ định dời lịch nhổ. Vì khi đó răng có ổ nhiễm trùng, gây tê sẽ rất khó khăn (hiệu quả gây tê giảm) vì vùng bị nhiễm trùng thường không có tác dụng với thuốc tê và có khả năng làm khuếch tán ổ nhiễm trùng ra các mô xung quanh. Nếu không điều trị nhiễm trùng, ổ nhiễm trùng này sẽ dễ phát triển thành viêm mô tế bào, phát tán ra các khoang của vùng hàm mặt, trong khi đó vùng hàm mặt chứa các nhánh động mạch lớn nên can thiệp nhổ răng vào thời điểm này rất nguy hiểm. Để xử trí trước khi nhổ răng có ổ nhiễm trùng, bác sĩ thường kê toa thuốc kháng sinh cho bệnh nhân để khu trú ổ mủ lại, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trước khi cân nhắc thủ thuật nhổ răng.

Ngoài ra, tùy vào tình trạng răng và cơ địa của mỗi bệnh nhân, có trường hợp các bác sĩ sẽ xử lý dễ dàng răng bị sâu. Tuy nhiên, trên cơ địa bệnh nhân cao huyết áp, có bệnh lý nhiễm trùng hoặc bệnh toàn thân khác, nhổ răng cũng có khả năng làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh hiện tại.

Chưa kể là quá trình phẫu thuật nếu không áp dụng kỹ thuật, dụng cụ, máy móc phù hợp có thể khiến bệnh nhân tràn khí dưới niêm mạc, dưới da làm cho bệnh nhân khó thở, nghẹt thở hoặc chảy máu nhiều sau phẫu thuật gây phù nề, đè ép đường thở của bệnh nhân.

Trong quá trình tiểu phẫu thuật, bệnh nhân có thể xảy ra các biến chứng như lo lắng làm tăng huyết áp, dung nạp lượng lớn thuốc tê do quá liều có thể gây sốc, ngộ độc dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân trước khi phẫu thuật cần biết tình trạng sức khỏe chung của mình và kịp thời báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng (thuốc, thức ăn) cũng như những loại thuốc đặc trị bệnh toàn thân đang sử dụng.

Cần được xem xét các bệnh lý về máu

Trước khi nhổ răng, bệnh nhân cần được xem xét các bệnh lý về máu như xét nghiệm máu và đông cầm máu, phân tích máu tổng quát. Một số loại thuốc điều trị bệnh toàn thân hoặc bệnh lý cũng có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình đông cầm máu và lành thương sau phẫu thuật như đái tháo đường, loãng xương, bệnh lý động mạch vành, hẹp van tim…