Tội con lỗi mẹ và bản án tử hình năm 2024

Một ngày giữa tháng 6, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên toà xét xử sơ thẩm đối với Đinh Văn Anh [SN 1983], trú tại phường Tràng An, TX. Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh về tội Vận chuyển trái phép chất ma tuý. Phiên toà trở nên lạnh lẽo khi không một bóng dáng người thân của bị cáo tham dự phiên toà. Không thấy người thân đến, đôi mắt bị cáo Anh đỏ hoe, hai bàn tay đan chặt vào nhau.

Đinh Văn Anh cho biết, mình sinh ra trong một gia đình gia giáo ở phường Tràng An, TX. Đông Triều. Vì muốn con sau này thành đạt nên bố mẹ luôn tạo điều kiện cho Anh ăn học đàng hoàng. Tuy nhiên, Anh cho biết vì áp lực của việc học nên đã bỏ nhà đi khi 13 tuổi. Gã nhảy tàu bỏ đi khỏi nhà. Không ngờ chuyến tàu đó đưa cuộc đời Anh sang ngã rẽ khác. Gia đình tìm kiếm khắp nơi nhưng không thấy tung tích Anh. Bỏ nhà đi, Đinh Văn Anh lang bạt khắp nơi và bập vào ma tuý lúc nào không hay.

Bị cáo Đinh Văn Anh khai nhận hành vi phạm tội của mình

Năm 2002, Đinh Văn Anh bị TAND quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội tuyên phạt 2 năm tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma tuý. Không lâu sau đó, gã lấy vợ hơn 7 tuổi nhưng không đăng ký kết hôn. Không lâu sau đó, họ sinh được đứa con gái kháu khỉnh đáng yêu.

Tưởng rằng, có vợ và con Anh sẽ tu chí làm ăn. Nhưng không, Anh vẫn u mê, lạc lối theo "nàng tiên nâu". Cuộc sống hôn nhân có nhiều mâu thuẫn, không thể dung hoà nên vợ chồng đường ai nấy đi. Đứa con gái được ông bà ngoại đưa về chăm sóc.

Cuộc sống gia đình không hạnh phúc khiến Anh chán nản. Năm 2014, không có công việc ổn định, Anh trộm cắp tài sản và bị tuyên phạt 15 tháng tù giam. Đối với Anh, đứa con gái là nguồn động lực duy nhất của Anh trong cuộc sống. Nhưng cách đây không lâu, con gái của Anh không may bị đuối nước. Con gái mất khiến Đinh Văn Anh ngày càng mất phương hướng. Anh tiếp tục tìm đến ma tuý để quên đi nỗi đau mất con.

Dường như những biến cố cuộc đời khiến Đinh Văn Anh lại càng lấn sâu vào con đường tội lỗi. Trong một lần nhận vận chuyển số hàng lớn từ Nghệ An ra Hải Phòng, Anh bị công an bắt giữ.

Cụ thể, vào đầu tháng 11/2020, Đinh Văn Anh quen người đàn ông tên Dương sau nhiều lần mua ma tuý. Anh đã đồng ý vận chuyển ma tuý từ Nghệ An ra Hải Phòng cho Dương để lấy 10 triệu đồng tiêu xài. Theo hướng dẫn của Dương, tối ngày 16/11/2020, Đinh Văn Anh lên Quế Phong lấy ma tuý. Trên đường đưa ma tuý đến ngã ba Truông Bành, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong thì bị công an bắt quả tang. Tại hiện trường, công an thu được hơn 2.100g heroin và 59,5g Methamphetamine.

Xin lỗi và mong mẹ tha thứ

Biết mình phải nhận mức án cao nhất nên Đinh Văn Anh bình thản trả lời các câu hỏi của HĐXX. Đứng trước bục khai báo, Anh khai nhận vì muốn có tiền để mua ma tuý và tiêu xài cá nhân nên đã đồng ý vận chuyển "hàng" cho Dương. Biết hành vi của mình sẽ chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật nhưng Anh vẫn đồng ý.

Anh trình bày, hoàn cảnh của mình rất khó khăn, bố mất, con gái đuối nước... Bị cáo xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt để có cơ hội phụng dưỡng mẹ già. Đinh Văn Anh cho biết, người bị cáo cảm thấy có lỗi nhất là mẹ già. Vì kể từ khi bỏ nhà đi rất ít khi bị cáo về thăm nhà.

"Người bị cáo cảm thấy có lỗi nhất là mẹ. Nhiều lần mẹ đã khuyên bị cáo quay về làm lại cuộc đời nhưng bị cáo không chịu nghe lời. Bị cáo chỉ mong mẹ tha thứ cho những lỗi lầm của mình. Đời con không được gặp mẹ chỉ mong mẹ giữ gìn sức khoẻ…", bị cáo Anh nghẹn giọng nói.

Bị cáo Anh gửi lời xin lỗi và mong mẹ tha thứ về những lỗi lầm của mình

Trò chuyện qua điện thoại, em gái của bị cáo cho biết, gia đình rất muốn tham dự phiên toà để động viên Anh nhưng do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên không thể vào được. Kể từ khi Đinh Văn Anh bị bắt, gia đình không cho mẹ biết. Thậm chí, đến ngày xét xử gia đình vẫn giấu vì sức khoẻ của bà đã yếu.

Với số lượng ma tuý lớn, nhân thân xấu… HĐXX tuyên án tử hình đối với Đinh Văn Anh về tội Vận chuyển trái phép chất ma tuý. Tuyên án xong, cả phòng xử im ắng, chỉ nghe tiếng còng tay bị cáo khô khốc vang lên. Giá như Đinh Văn Anh nghe lời bố mẹ chăm chỉ học hành, tu dưỡng thì cuộc đời bị cáo đã khác.

Cứ vài ngày một lần, tôi lại nhận được cuộc điện thoại từ bà Nghiêm Thị Thúy [53 tuổi, quê Thái Nguyên]. Tôi gặp bà vào một buổi trưa muộn tại phòng tiếp công dân của Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội [trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, quận Hà Đông, TP Hà Nội].

Bà Thúy là mẹ của Nguyễn Trọng Quỳnh [24 tuổi], người bị kết án tử hình, đang bị giam tại trại giam Phú Sơn, Thái Nguyên. Xấp đơn dày cộm của bà có tiêu đề “Đơn xin tha tội chết”.

“Giá như...”

Tháng 12-2013, Nguyễn Trọng Quỳnh - đứa con trai duy nhất của bà Thúy - bị Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên tuyên phạt án tử hình về hai tội giết người và cướp tài sản.

Bản án thể hiện do nảy sinh ý định trộm cắp tài sản nên Quỳnh chuẩn bị mũ lưỡi trai, bịt khẩu trang sang nhà người hàng xóm.

Khi đang dùng dao phá két sắt thì Quỳnh bị bà Nguyễn Thị K. phát hiện. Quỳnh đập sống dao vào vùng gáy và bả vai bà K. làm bà tử vong.

Sau khi phá được két sắt, Quỳnh trộm vàng và tiền với giá trị tài sản hơn 200 triệu đồng. Một ngày sau, Quỳnh bị bắt khi đang lẩn trốn cùng bạn gái.

Sau phiên sơ thẩm, Quỳnh làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tháng 4-2014, tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã bác kháng cáo của Quỳnh. Cũng từ lúc ấy, hành trình gửi đơn xin sự sống cho con của bà Thúy bắt đầu.

Ở cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Quỳnh đều thành khẩn nhận tội và khai rằng mình ăn chơi nông nổi, bị bạn bè rủ rê chơi cờ bạc rồi nợ nần dẫn đến phạm tội.

Việc con trai bị kết án tử hình hẳn nhiên là nỗi đau xót của bà Thúy. Nhưng càng đau xót hơn khi bà luôn nghĩ mình là nguyên nhân khiến Quỳnh bế tắc.

Đêm trước ngày sự việc xảy ra, bà Thúy thấy con trai về nhà mà không có xe máy. Bà hỏi con xe đâu thì Quỳnh nói: “Con bị chúng nó rủ chơi bạc nên thua cắm xe rồi mẹ ạ! Con xin lỗi”.

Bà nhớ lại: “Tôi giận quá, nghĩ tủi thân mình nhà nghèo, con thì ly hôn, để mẹ phải vất vả lo lắng mà không biết thương mẹ. Cả đêm hôm đó tôi không ngớt mắng nhiếc con, rằng không biết giữ thân để mẹ phải vất vả, rằng bao giờ mới mua được xe đây, rằng vợ con như thế mà không nghĩ chín chắn. Có lẽ những lời mắng nhiếc của tôi cùng hoàn cảnh bị chủ nợ thúc giục nên nó đã nghĩ quẩn làm liều”.

Năm 2008, chồng bà Thúy - là thương binh 3/4 - qua đời, một mình bà Thúy nuôi sáu đứa con khôn lớn. Không được ăn học tới nơi tới chốn, Quỳnh giúp mẹ bằng cách đi phụ hồ, bốc vác...

Năm 2012, con gái thứ tư của bà Thúy bị tai nạn giao thông rồi đột ngột qua đời. Từ đó bà Thúy đâm ra đãng trí và mắc bệnh tăng huyết áp, mọi việc lớn bé trong nhà đều do vợ chồng Quỳnh lo liệu. Phải gánh vác một gia đình khó khăn, với đôi vợ chồng trẻ là quá sức. Ông nội tai biến không thể tự chủ sinh hoạt được, mẹ yếu không giúp được việc nhà, con thơ dại.

Sau khi ly hôn, đã có lần Quỳnh bảo mẹ: “Mẹ gọi điện thoại cho dì ở Sài Gòn kiếm việc gì để con vào làm chứ con ở ngoài này bị bạn bè rủ rê bài bạc”. Bà Thúy xót con nên bảo con ở ngoài này với mẹ chứ đừng đi đâu.

Bây giờ nhắc lại chuyện cũ, bà rơi nước mắt với hàng chục lần nói giá như: “Giá ngày đó tôi cho nó đi Sài Gòn, giá như tôi đừng mắng nó khi nó cầm xe, giá như tôi biết gần gũi quan tâm con hơn thì không đến nông nỗi thế này...”.

Tội ác của con - nỗi đau của mẹ

Tập hồ sơ xin tha tội chết cho con của bà Thúy dày cộm, có hơn chục lá đơn viết tay của bà cùng giấy chứng nhận thương binh, huy chương kháng chiến của chồng bà. Trong xấp đơn ấy có lá đơn có đến 138 chữ ký của hàng xóm.

Bà bảo: “Từ tháng 4 tới nay, tôi đã năm lần gửi đơn đến Chủ tịch nước. Tôi cũng bốn lần gửi đơn đến tòa tối cao, viện tối cao, Bộ Công an. Con tôi trong trại giam cũng đã gửi rất nhiều đơn”.

Quỳnh đi tù để lại căn nhà trống vắng cho mẹ. Nỗi đau chồng lên nỗi đau, tưởng có thể quật ngã được bà Thúy. Nhưng bà vẫn phải là trụ cột để nuôi đứa cháu, con của Quỳnh mới lên 3 tuổi và bố chồng 89 tuổi bị tai biến.

Sau khi con đi tù, hàng xóm thương bà Thúy nghèo khổ, bất hạnh đến động viên. Họ bảo lấy nhiều chữ ký thì con bà sẽ được giảm án.

Nghe thế bà Thúy đi khắp làng trong năm ngày xin được 138 chữ ký. Nhờ con rể đưa về Hà Nội lần thứ ba bà mới gặp được cán bộ tiếp dân. Gần bốn tháng ròng rã như thế nhưng không nhận được hồi âm, bà bảo đã “mất hết 90% hi vọng về sự sống cho con tôi rồi”.

Những cán bộ tiếp dân tại trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước kể thỉnh thoảng trụ sở lại có đoàn, chủ yếu là người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc, về trụ sở để nộp đơn xin ân giảm án tử hình.

Cán bộ tiếp dân nhận đơn rồi chuyển Văn phòng Chủ tịch nước. Họ cũng giải thích cho dân hiểu việc giảm án tử hình là thẩm quyền của Chủ tịch nước, bà con chỉ cần gửi đơn qua đường bưu điện chứ đừng lặn lội đến trụ sở tiếp dân mà tốn công, tốn của.

Hôm ấy nghe cán bộ giải thích, bà Thúy cũng gửi đơn lại rồi lầm lũi ra về. Nhìn dáng bà xiêu vẹo đi về giữa trời trưa nắng gắt, chợt nghĩ đến những ông bố bà mẹ, những người vợ, những đứa con đã đến đây nộp đơn xin giảm án tử hình cho người thân.

Xót lòng chợt nghĩ: Một phút giây nào đó trước giờ gây án, các bị án có nghĩ cho người thân? Có biết những người thương yêu nhất của mình phải sầu ruột héo gan, đi níu kéo hi vọng về sự sống mong manh cho bản thân mình như thế?

Chủ Đề