Trong ngôn ngữ lập trình pascal gồm có các kiểu dữ liệu cơ bản nào

TRƯỜNG THPT ĐỨC TÂN ĐỀ KIỂM TRA 15’ MÔN TIN HỌC KHỐI 11Đề 01Họ và tên:__________________________________ Lớp:_____ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn phương án A, B, C, D mà bạn cho là đúng:Câu 1: Trong các biến sau đây, biến nào đã bị đặt tên sai theo quy tắc đặt tên của Ngôn ngữ lập trình Pascal:A. dia_chi B. dia-chi C. diachi D. diachi1Câu 2: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kiểu dữ liệu nào trong các kiểu dữ liệu sau có miền giá trị nhỏ nhất:A. word; B. byte; C. integer; D. longint;Câu 3: Cú pháp khai báo biến trong ngôn ngữ lập trình Pascal là:A. Const = ;B. Const : ;C. Var : ;D. Var = ;Câu 4: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để thực hiện một chương trình đã được viết xong thì ta nhấn tổ hợp phím nào trong các tổ hợp phím sau:A. Alt + F9; B. Alt + F2; C. Ctrl + F9; D.Ctrl + F2;Câu 5: Một số kiểu dữ liệu chuẩn là:A. Kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu logic, kiểu kí tự.B. Kiểu kí tự, kiểu số, kiểu chữ cái.C. Kiểu Logic, kí tự, kiểu qua hệ.D. Kiểu thực, kiểu liên kết, kiểu logic.Câu 6: x biểu diễn trong Pascal là:A. SQRT(x) B. exp(x) C. abs(x) D. sqr(x)Câu 7: Cách khai báo biến nào đúng trong các cách khai báo biến sau:A. Var x;i: char; B. Var: x,i: integer;C. Var : Real; D. Var x,i: boolean;Câu 8: Giá trị của biểu thức 40 div 3 là:A. 10 B. 11 C.12 D. 13II. PHẦN TỰ LUẬN:Câu 1:Viết cấu trúc nhập dữ liệu vào từ bàn phím và xuất dữ liệu ra màn hình? Cho ví dụ minh hoạ?Câu 2: Hãy viết lại biểu thức sau từ dạng toán học sang dạng biểu diễn tương ứng trong Pascal:a. b. aacbb242−−−

Trong ngôn ngữ lập trình pascal kiểu dữ liệu nào trong các kiểu sau có miền giá trị lớn nhất? Real Byte String Intenger

+ Byte có miền giá trị từ 0 đến 255.

   + Integer có miền giá trị từ -32768 đến 32767

   + Word có miền giá trị từ 0 đến 65535

   + Longint có miền giá trị từ -2147483648 đến 2147483647

   Đáp án: B

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 10

Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Tin học Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 3 (có đáp án): Chương trình máy tính và dữ liệu !!

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kiểu dữ liệ...

Câu hỏi: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, kiểu dữ liệu nào trong các kiểu sau có miền giá trị lớn nhất?

A. Byte

B. Longint

C. Word

D. Integer

Đáp án

- Hướng dẫn giải

+ Byte có miền giá trị từ 0 đến 255.

+ Integer có miền giá trị từ -32768 đến 32767

+ Word có miền giá trị từ 0 đến 65535

+ Longint có miền giá trị từ -2147483648 đến 2147483647

Đáp án: B

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 3 (có đáp án): Chương trình máy tính và dữ liệu !!

Lớp 8 Tin học Lớp 8 - Tin học

VietJack

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Trong Ngôn ngữ Lập trình Pascal gồm các kiểu dữ liệu nào ?A . số nguyên , số thực , số thập phân , ký tự , xâu ký tựB . Số nguyên , số thực , ký tự , xâu ký tựC . Số nguyên , Số thực , xâu ký tự , Ký tự , luận lýD . Số nguyên , số thực , xâu ký tự , logic , ký tự

    I. CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN

*Tổng quát: Các kiểu dữ liệu chuẩn

Kiểu

Loại giá trị

Phạm vi giá trị

Bộ nhớ (byte)

Real

Thực

11-12 chữ số

2.9e-39..1.7e38    

6

Single

Thực

7 -8  chữ số

1.5e-45..3.4e38

4

Double

Thực

15-16 chữ số

5.0e-324..1.7e308

8

Extended

Thực

19-20 chữ số

3.4e-4932..1.1e4932

10

Comp

Thực

19-20 chữ số

-9.2e18..9.2e18

8

Shortint

Nguyên

-128..127

1

Integer

Nguyên

-32768..32767

2

Longint

Nguyên

-2147483648..2147483647

4

Byte

Nguyên

0..255

1

Word

Nguyên

0..65535

2

Char

Kí tự

Kí tự bất kì

1

Boolean

Lôgic

True, False

1

String

Xâu (chuỗi) kí tự

Chuỗi tối đa 255 kí tự

1..256

    1. Kiểu logic
         - Từ khóa: BOOLEAN
         - miền giá trị: (TRUE, FALSE).
         - Các phép toán: phép so sánh (=, <, >) và các phép toán logic: AND, OR, XOR, NOT.
         Trong Pascal, khi so sánh các giá trị boolean ta tuân theo qui tắc: FALSE < TRUE.
    2.  Kiểu số nguyên
    2.1. Các kiểu số nguyên
     Tên kiểu Phạm vi  Dung lượng Shortint -128 → 127  1 byte Byte  0 → 255  1 byte Integer  -32768 → 32767 2 byte Word 0 → 65535 2 byte LongInt   -2147483648 → 2147483647 4 byte  2.2. Các phép toán trên kiểu số nguyên
    2.2.1. Các phép toán số học:
         +, -, *, / (phép chia cho ra kết quả là số thực).
         Phép chia lấy phần nguyên: DIV  (Ví dụ : 34 DIV 5 = 6).
         Phép chia lấy số dư: MOD (Ví dụ:  34 MOD 5 = 4).

    2.2.2. Các phép toán xử lý bit:
         Trên các kiểu ShortInt, Integer, Byte, Word có các phép toán:
            NOT, AND, OR, XOR.

   

 A B  A AND B  A OR B A XOR B  NOT A 11
1
1
0
0
 1 00
1
1
0
 01
0
1
1
1
 00
0
0
01            SHL (phép dịch trái): a SHL n ⇔ a × 2n
            SHR (phép dịch phải): a SHR n ⇔ a DIV 2n
    3. Kiểu số thực
    3.1. Các kiểu số thực

 Tên kiểu   Phạm vi Dung lượng  Single 1.5×10-45 → 3.4×10+38 4 byte  Real 2.9×10-39 → 1.7×10+38   6 byte  Double 5.0×10-324 → 1.7×10+308  8 byte  Extended 3.4×10-4932 → 1.1×10+4932 10 byte
    3.2. Các phép toán trên kiểu số thực:      +, -, *, /
    Chú ý: Trên kiểu số thực không tồn tại các phép toán DIV và MOD.

    3.3. Các hàm số học thường sử dụng cho kiểu số nguyên và số thực:
         SQR(x):              Trả về x2
         SQRT(x):           Trả về căn bậc hai của x (x≥0)
         ABS(x):              Trả về |x|
         SIN(x):                Trả về sin(x) theo radian
         COS(x):              Trả về cos(x) theo radian
         ARCTAN(x): Trả về arctang(x) theo radian
         LN(x):                 Trả về ln(x)
         EXP(x):              Trả về ex
         TRUNC(x):        Trả về số nguyên gần với x nhất nhưng bé hơn x.
         INT(x):               Trả về phần nguyên của x
         FRAC(x):           Trả về phần thập phân của x
         ROUND(x):       Làm tròn số nguyên x
         PRED(n):           Trả về giá trị đứng trước n
         SUCC(n):           Trả về giá trị đứng sau n
         ODD(n):             Cho giá trị TRUE nếu n là số lẻ.
         INC(n):               Tăng n thêm 1 đơn vị (n:=n+1).
         DEC(n):             Giảm n đi 1 đơn vị (n:=n-1).

    4. Kiểu ký tự
         - Từ khoá: CHAR.
         - Kích thước: 1 byte.
         - Để biểu diễn một ký tự, ta có thể sử dụng một trong số các cách sau đây:
           + Đặt ký tự trong cặp dấu nháy đơn. Ví dụ 'A', '0'.
           + Dùng hàm CHR(n) (trong đó n là mã ASCII của ký tự cần biểu diễn). Ví dụ CHR(65) biễu diễn ký tự 'A'.
           + Dùng ký hiệu #n (trong đó n là mã ASCII của ký tự cần biểu diễn). Ví dụ #65.
         - Các phép toán: =, >, >=, <, <=,<>.

    * Các hàm trên kiểu ký tự:
    - UPCASE(ch): Trả về ký tự in hoa tương ứng với ký tự ch. Ví dụ: UPCASE('a') = 'A'.
    - ORD(ch): Trả về số thứ tự trong bảng mã ASCII của ký tự ch. Ví dụ ORD('A')=65.
    - CHR(n): Trả về ký tự tương ứng trong bảng mã ASCII có số thứ tự là n. Ví dụ: CHR(65)='A'.
    - PRED(ch): cho ký tự đứng trước ký tự ch. Ví dụ: PRED('B')='A'.
    - SUCC(ch): cho ký tự đứng sau ký tự ch. Ví dụ: SUCC('A')='B'.

    II. KHAI BÁO HẰNG
    - Hằng là một đại lượng có giá trị không thay đổi trong suốt chương trình.
    - Cú pháp:
         CONST    =;
      hoặc:
         CONST    =;
    Ví dụ:
         CONST Max = 100;
                            Name = 'Tran Van Hung';
                            Continue = FALSE;
                            Logic = ODD(5);        {Logic =TRUE}

    Chú ý: Chỉ các hàm chuẩn dưới đây mới được cho phép sử dụng trong một biểu thức hằng:
         ABS      CHR          HI          LO        LENGTH      ODD     ORD
         PTR      ROUND    PRED   SUCC   SIZEOF         SWAP   TRUNC

    III. KHAI BÁO BIẾN
    - Biến là một đại lượng mà giá trị của nó có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
    - Cú pháp:
         VAR[,,...] :;
    Ví dụ:
         VAR      x, y: Real;  {Khai báo hai biến x, y có kiểu là Real}
                       a, b: Integer;  {Khai báo hai biến a, b có kiểu integer}
    Chú ý: Ta có thể vừa khai báo biến, vừa gán giá trị khởi đầu cho biến bằng cách sử dụng cú pháp như sau:
         CONST    :=;
    Ví dụ:
         CONST x:integer = 5;
    Với khai báo biến x như trên, trong chương trình giá trị của biến x có thể thay đổi. (Điều này không đúng nếu chúng ta khai báo x là hằng).

    IV. ĐỊNH NGHĨA KIỂU
    - Ngoài các kiểu dữ liệu do Turbo Pascal cung cấp, ta có thể định nghĩa các kiểu dữ liệu mới dựa trên các kiểu dữ liệu đã có.
    - Cú pháp:
         TYPE   =;
         VAR:;
    Ví dụ:
         TYPE    Sothuc = Real;
                       Tuoi = 1..100;
                       ThuNgay = (Hai,Ba,Tu, Nam, Sau, Bay, CN)
         VAR      x :Sothuc;
                       tt : Tuoi;
                       Day: ThuNgay;

    V. BIỂU THỨC
         Biểu thức (expression) là công thức tính toán mà trong đó bao gồm các phép toán, các hằng, các biến, các hàm và các dấu ngoặc đơn.
    Ví dụ:    (x +sin(y))/(5-2*x)          biểu thức số học
                  (x+4)*2 = (8+y)               biểu thức logic

    VI. CÂU LỆNH
    6.1. Câu lệnh đơn giản
    - Câu lệnh gán (:=)::=;
    - Các lệnh xuất nhập dữ liệu: READ/READLN, WRITE/WRITELN.
    - Lời gọi hàm, thủ tục.
    6.2. Câu lệnh có cấu trúc
    - Câu lệnh ghép: BEGIN ... END;
    - Các cấu trúc điều khiển: IF.., CASE..., FOR..., REPEAT..., WHILE...
    6.3. Các lệnh xuất nhập dữ liệu
    6.3.1. Lệnh xuất dữ liệu
         Để xuất dữ liệu ra màn hình, ta sử dụng ba dạng sau:
         (1)    WRITE([,,...]);
         (2)    WRITELN([,,...]);
         (3)    WRITELN;
         Các thủ tục trên có chức năng như sau:
    (1)  Sau khi xuất giá trị của các tham số ra màn hình thì con trỏ không xuống dòng.
    (2)  Sau khi xuất giá trị của các tham số ra màn hình thì con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo.
    (3)  Xuất ra màn hình một dòng trống.
         Các tham số có thể là các hằng, biến, biểu thức. Nếu có nhiều tham số trong câu lệnh thì các tham số phải được phân cách nhau bởi dấu phẩy.
         Khi sử dụng lệnh WRITE/WRITELN, ta có hai cách viết: không qui cách và có qui cách:
    - Viết không qui cách: dữ liệu xuất ra sẽ được canh lề ở phía bên trái. Nếu dữ liệu là số thực thì sẽ được in ra dưới dạng biểu diễn khoa học.
    Ví dụ:
              WRITELN(x); WRITE(sin(3*x));
    - Viết có qui cách: dữ liệu xuất ra sẽ được canh lề ở phía bên phải.
    Ví dụ:
              WRITELN(x:5); WRITE(sin(13*x):5:2);
    Câu lệnh Writeln('Hello');Writeln('Hello':10);Writeln(500);Writeln(500:5);Writeln(123.457)Writeln(123.45:8:2) Kết quả trên màn hình Hello     Hello500  5001.2345700000E+02  123.46
    6.3.2. Nhập dữ liệu
         Để nhập dữ liệu từ bàn phím vào các biến có kiểu dữ liệu chuẩn (trừ các biến kiểu BOOLEAN), ta sử dụng cú pháp sau đây:
              READLN([,,...,]);
    Chú ý: Khi gặp câu lệnh READLN; (không có tham số), chương trình sẽ dừng lại chờ người sử dụng nhấn phím ENTER mới chạy tiếp.

    6.4. Các hàm và thủ tục thường dùng trong nhập xuất dữ liệu
    +        Thủ tục GOTOXY(X,Y:Integer): Di chuyển con trỏ đến cột X dòng Y.
    +        Thủ tục CLRSCR: Xoá màn hình và đưa con trỏ về góc trên bên trái màn hình.
    +        Thủ tục TEXTCOLOR(color:Byte): Thiết lập màu cho các ký tự. Trong đó color ∈ [0,15].
    +        Thủ tục TEXTBACKGROUND(color:Byte): Thiết lập màu nền cho màn hình.

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal gồm các kiểu dữ liệu gì?

Pascal gồm các kiểu đơn lẻ như integer, char, boolean, kiểu đoạn con,... Ngoài ra còn kiểu cấu trúc như array, string, record, object, class,... Cuối cùng là kiểu số thực: real.

Kiểu dữ liệu logic trong Pascal là gì?

Kiểu logic - Các phép toán: phép so sánh (=, <, >) và các phép toán logic: AND, OR, XOR, NOT. Trong Pascal, khi so sánh các giá trị boolean ta tuân theo qui tắc: FALSE < TRUE.

Trong ngôn ngữ Pascal các kiểu dữ liệu số có tên là gì?

- Ngoài các kiểu dữ liệu do Turbo Pascal cung cấp, ta có thể định nghĩa các kiểu dữ liệu mới dựa trên các kiểu dữ liệu đã có. ... 2. Kiểu số nguyên. 2.1. Các kiểu số nguyên..

Char là kiểu dữ liệu gì trong Pascal?

Kiểu char dùng để biểu diễn các ký tự thuộc bảng chữ cái, chữ số và ký tự đặc biệt. Để biểu diễn thông tin ta cần sắp xếp các ký tự theo một bảng, thông thường ta sắp xếp theo bảng mã ASCII. Bảng mã ASCII có 256 ký tự, mỗi ký tự được gán mã số từ 0 đến 255.