Tu bổ tôn tạo di tích tiếng anh là gì năm 2024

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội hướng dẫn triển khai công tác đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa thành phố Hà Nội.

Cụ thể như sau:

1. Lập hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Căn cứ Quyết định số 14/2021QĐ-UBND ngày 06/9/2021 của UBND Thành phố thì UBND Thành phố đầu tư “Tu bổ các di tích quốc gia đặc biệt, di tích lịch sử cách mạng kháng chiến do cấp huyện đang quản lý và các di tích quốc gia đặc biệt khác [nếu có] khi Thành phố giao cấp huyện quản lý sau khi được xếp hạng, công nhận”; UBND các quận, huyện, thị xã đầu tư “Tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích còn lại trên địa bàn, trừ các di tích Thành phố trực tiếp đầu tư và các di tích quốc gia đặc biệt, di tích lịch sử cách mạng kháng chiến do cấp huyện quản lý được Thành phố đầu tư”.

Việc đầu tư tu bổ, tôn tạo các di lịch sử - văn hóa và danh thắng thuộc địa bàn Thành phố là di sản vãn hóa được UNESCO vinh danh/di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt/di tích xếp hạng cấp quốc gia/di tích xếp hạng cấp Thành phố/di tích trong danh mục kiểm kê thực hiện theo quy định của Luật Đẩu tư công:

- Lập hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Luật Đầu tư công năm 2019 trinh HĐND các cấp phê duyệt theo phân cấp, bao gồm các nội dung:

+ Tên dự án, địa điểm; cấp xếp hạng [hoặc di tích có trong danh mục kiểm kê]; nêu rõ giá trị di tích, tính cấp thiết, sự cần thiết phải đầu tư [gồm thông tin về hiện trạng di tích, tình trạng bảo quản, hiện trạng xuống cấp và các thông tin khác]; mục tiêu đầu tư; quy mô, hạng mục dự kiến đầu tư; dự kiến tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án; dự kiến tiến độ triển khai, thời gian thực hiện dự án [trong trường hợp dự kiến sử dụng nguồn xã hội hóa phải đảm bảo tính khả thi của việc huy động].

+ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích cần bám sát Luật Di sản và các Nghị định hướng dẫn; Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1909/QĐ- TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030; Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”; Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội; Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND Thành phố về Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Tham gia ý kiến chuyên ngành: Trên cơ sở đề nghị và nội dung hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của đơn vị được giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ phối hợp tham gia ý kiến chuyên ngành để đảm bảo tính xác thực về quy mô, sự cần thiết phải đầu tư theo chuyên ngành quản lý.

- Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư: Theo quy định Luật đầu tư công ngày 13/6/2019 và phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc nghiên cứu, phê duyệt dự án, phương án thực hiện phải được cân nhắc xem xét kỹ lưỡng đối với từng công trình, hạng mục, không thực hiện đại trà, đảm bảo nguyên tắc giữ gìn và phát huy giá trị vãn hóa của di tích cũng như các hạng mục của công trình di tích đó.

2. Lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích

- Sau khi có văn bản phê duyệt báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích của cấp có thẩm quyền về đầu tư, chủ đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ dự án theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ Vãn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản tu bổ, phục hồi di tích trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định [di tích xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt/di tích xếp hạng cấp Quốc gia], Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định [di tích cấp xếp hạng cấp Thành phố/di tích nằm trong danh mục kiểm kê]. Thành phần hồ sơ trình thẩm định dự án theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ.

- Tổ chức lập dự án tu bổ di tích phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan.

- Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân về dự án tu bổ di tích.

3. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ Dự án

Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao, cơ quan chuyên ngành về xây dựng thẩm định theo quy định của pháp luật về xây dựng và phê duyệt theo phân cấp của cấp đầu tư.

4. Thẩm định thiết kế bản bản vẽ thi công

Sau khi dự án được phê duyệt, chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công trình thẩm định chuyên ngành theo quy định tại chương II Thông tư số 15/2019/TT- BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản tu bổ, phục hồi di tích.

5. Tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích và các gói thầu khác có liên quan

Thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu năm ngày 26/11/2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

6. Thi công tu bổ, tôn tạo di tích

Thực hiện đúng quy định tại các Điều: 15, 16, 17, 18 Thông tư sổ 15/2019/TT- BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản tu bổ, phục hồi di tích.

  1. Điều 15 quy định như sau:

“Chuẩn bị thi công tu bồ di tích

Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích chủ trì, phối hợp với tổ chức thi công tu bổ di tích thực hiện các công việc sau:

1. Thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Văn hóa - Thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích về phương án bảo vệ di tích và kế hoạch thực hiện dự án tu bổ di tích, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích.

2. Tổ chức tuyên truyền trong Nhân dân địa phương nơi có di tích và đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề tham gia thi công tu bổ di tích về giá trị, mục tiêu, nhiệm vụ; phạm vi, nội dung dự án tu bổ di tích, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích.

3. Nhận bàn giao mặt bằng thực hiện dự án tu bổ di tích, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích.

4. Tổ chức công trường thi công tu bổ di tích đáp ứng yêu cầu an ninh, an toàn; xây dựng nhà bao che, nhà bảo quản cấu kiện [trong trường hợp phải tháo rời toàn bộ cấu kiện, thành phần kiến trúc di tích]; thực hiện phương án bảo vệ hiện vật.

5. Xác định nguyên tắc, quy trình và giải pháp kỹ thuật dự phòng tu bổ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong trường họp phải hạ giải di tích.

6. Chuẩn bị vật liệu, nhân công, phương tiện, thiết bị phục vụ thi công và các công việc liên quan khác.”.

  1. Điều 16 quy định như sau:

“Thực hiện thi công tu bổ di tích

1. Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích thực hiện các công việc sau:

  1. Thành lập Hội đồng đánh giá di tích và ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng.

Thành phần Hội đồng gồm chủ đầu tư dự án tu bổ di tích, đại diện các tổ chức lập dự án tu bổ di tích, lập thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích, thi công tu bổ di tích, giám sát thi công tu bổ di tích, đại diện Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, đại diện tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý di tích và chuyên gia thuộc các lĩnh vực có liên quan.

Hội đồng đánh giá di tích có nhiệm vụ kiểm tra kết quả công việc quy định tại khoản 2 Điều này. Kết quả làm việc của Hội đồng được lập thành biên bản.

  1. Điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích [nếu có] theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
  1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện việc phân loại, lựa chọn cấu kiện, thành phần kiến trúc có giá trị nhưng bị xuống cấp nghiêm trọng không được sử dụng lại để bảo quản, trưng bày tại di tích hoặc tại Bảo tàng cấp tỉnh.
  1. Phối hợp với tổ chức thi công tu bổ di tích và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức nghiệm thu, bàn giao, đưa di tích vào sử dụng và thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Tổ chức thi công tu bổ di tích thực hiện các công việc sau:

  1. Trường hợp tu bổ tại chỗ hoặc tháo rời một số cấu kiện, thành phần kiến trúc:

- Bao che khu vực cấu kiện, thành phần kiến trúc cần tu bổ bảo đảm an toàn;

- Lập hệ thống ký hiệu các cấu kiện, thành phần kiến trúc trên bản vẽ và đánh dấu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc tương ứng của di tích. Ký hiệu đánh dấu trên cấu kiện, thành phần kiến trúc không được làm ảnh hưởng đến đặc điểm, giá trị của cấu kiện, thành phần kiến trúc, được bảo vệ trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích và dễ loại bỏ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích. Chụp ảnh, ghi hình sau khi đánh dấu ký hiệu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc; phối hợp với chủ đầu tư, tổ chức tư vấn thiết kế, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng xác nhận tình trạng kỹ thuật của cấu kiện, thành phần kiến trúc;

- Thực hiện thi công tu bổ di tích theo nội dung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt.

  1. Trường hợp phải tháo rời toàn bộ cấu kiện, thành phần kiến trúc:

- Xây dựng nhà bao che phục vụ thi công tu bổ di tích, nhà bảo quản cấu kiện, thành phần kiến trúc;

- Lập hệ thống ký hiệu các cấu kiện, thành phần kiến trúc trên bản vẽ và đánh dấu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc tương ứng của di tích. Ký hiệu đánh dấu trên cấu kiện, thành phần kiến trúc không được làm ảnh hưởng đến đặc điểm, giá trị của cấu kiện, thành phần kiến trúc, được bảo vệ trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích và dễ loại bỏ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích. Chụp ảnh, ghi hình sau khi đánh dấu ký hiệu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc;

- Hạ giải di tích theo quy định tại Điều 17 Thông tư này;

- Phối hợp với Hội đồng đánh giá di tích nghiên cứu, đánh giá tình trạng kỹ thuật cấu kiện, thành phần kiến trúc và phân loại, lựa chọn cấu kiện, thành phần kiến trúc có giá trị nhưng bị xuống cấp nghiêm trọng không được sử dụng lại để bảo quản, trưng bày tại di tích hoặc tại Bảo tàng cấp tỉnh;

- Thực hiện thi công tu bổ di tích theo nội dung hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt, Biên bản của Hội đồng đánh giá di tích hoặc hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế tu bổ di tích đã được phê duyệt.

3. Việc thi công bảo quản hiện vật thực hiện theo quy định tại điểm a [trong trường hợp cần thiết], điểm b, d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.”.

  1. Điều 17 quy định như sau:

“Hạ giải di tích

1. Việc hạ giải di tích chỉ được tiến hành khi hiện vật nội thất đã được di dời hoặc bao che tại chỗ bảo đảm an ninh, an toàn.

2. Trước khi hạ giải, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được chụp ảnh, ghi hình, đánh dấu theo hệ thống ký hiệu đã lập trên'bản vẽ; có phương án hạ giải và vị trí tập kết trong nhà bảo quản.

3. Trong khi hạ giải, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được bảo vệ an toàn, gia cố tạm thời đối với vị trí có nguy cơ bị phá hủy và xác định phương án vận chuyển thích hợp.

4. Sau khi hạ giải, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được làm sạch sơ bộ và phân loại, sắp xếp trong nhà bảo quản.

5. Quá trình hạ giải phải được lập thành hồ sơ [bản viết, bản ảnh, ghi hình], là một thành phần của Nhật ký công trình quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này.”.

  1. Điều 18 quy định như sau:

“Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công

1. Việc lập Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

2. Nhật ký công trình bao gồm:

  1. Hồ sơ viết ghi chép toàn bộ quá trình thi công tu bổ di tích và những phát sinh, phát hiện mới về di tích trong quá trình thi công tu bổ di tích;
  1. Hồ sơ ảnh, ghi hình di tích trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích. Ảnh in màu, kích thước 10x15 cm trở lên;
  1. Hồ sơ bản vẽ các phát hiện mới về di tích và vị trí, chi tiết các cấu kiện, thành phần kiến trúc được bảo quản, tu bổ hoặc phục chế.

3. Hồ sơ hoàn công bao gồm:

  1. Hồ sơ ảnh di tích sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích;
  1. Hồ sơ bản vẽ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích.

4. Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công phải được gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng và Cục Di sản văn hóa [đối với di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia], trong thời hạn 60 [sáu mươi] ngày, kể từ ngày bàn giao, đưa công trình vào sử dụng.”.

7. Quản lý đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích

- Quản lý nhà nước về đầu tư công: Theo quy định của Luật đầu tư công ngày 13/6/2019.

- Nguyên tắc quản lý: Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguôn lực; không để thất thoát, lãng phí.

Chủ Đề