Tự đánh giá bản thân trong cv

Một CV tốt ngoài việc liệt kê trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc, bạn cũng nên làm nổi bật điểm mạnh điểm yếu trong CV để thể hiện được giá trị của bản thân với nhà tuyển dụng. Bởi trong thị trường việc làm cạnh tranh ngày nay, việc có là điều cần thiết để nổi bật so với các ứng viên khác. Trong bài viết này, cùng Job3s tìm hiểu cách viết điểm mạnh điểm và điểm yếu trong CV để tạo lợi thế cho bạn khi đi xin việc.

1. Làm thế nào để xác định điểm mạnh điểm yếu

Để viết được điểm mạnh điểm yếu trong CV một cách ấn tượng. Trước hết, bạn cần phải biết cách xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. 5 Cách đơn giản sau đây sẽ giúp bạn khám phá ra điểm mạnh điểm yếu:

  • Tìm hiểu điểm mạnh điểm yếu của bản thân từ những người xung quanh thông qua đánh giá của họ về bạn.
  • Tham gia vào những cuộc khảo sát để khám phá ra tiềm năng.
  • Xác định điểm mạnh, điểm yếu qua những việc bạn thích làm và không thích làm. Hãy tự đặt câu hỏi: Bạn giỏi ở điểm nào? Những nhiệm vụ hoặc kỹ năng nào bạn thấy khó khăn?
  • Tự đánh giá bản thân qua quá trình phát triển.
  • Để bản thân có thêm nhiều trải nghiệm, môi trường đa dạng khác nhau để tìm ra điểm mạnh của bản thân.

.jpg) Xác định điểm mạnh và điểm yếu để tạo ra một CV hoàn hảo (Nguồn: Internet)

2. Các mục viết điểm mạnh trong CV

Khi trình bày điểm mạnh trong mẫu CV, bạn bạn nên lựa chọn những điểm mạnh của bản thân có liên quan, phục vụ được trong công việc. Qua đó sẽ giúp nhà tuyển dụng đáng giá được mức độ phù hợp của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Bạn nên xác định rõ ràng từng điểm mạnh như sau:

Điểm mạnh về công việc: Với điểm mạnh này bạn cần tập trung vào những kỹ năng cần thiết để giúp công việc tốt hơn. Ví dụ, khi ứng tuyển vị trí nhân viên Thiết kế đồ họa, điểm mạnh mà bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy đó chính là tư duy thẩm mỹ, thích sáng tạo và nhạy bén với màu sắc,...

Điểm mạnh liên quan tới kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm là kỹ năng mà qua quá trình làm việc, học tập bạn trau dồi được. Bao gồm các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ứng xử,... Nhờ vào kỹ năng mềm nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khả năng làm việc tập thể của bạn, từ đó xem xét mức độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Điểm mạnh về tính cách: Mỗi một người sẽ có một điểm mạnh về tính cách khác nhau. Ví dụ về điểm mạnh tính cách hòa đồng, nhanh nhẹn sẽ rất phù hợp với vị trí của nhân viên bán hàng.

Ví dụ một vài điểm mạnh điểm yếu trong CV mà bạn có thể tham khảo:

  • Tính kỷ luật cao, thích sự thử thách.
  • Năng động, không ngại khó khăn trong công việc.
  • Nhanh chóng làm quen, thích nghi được với môi trường mới.
  • Là người luôn có sự chủ động trong công việc.
  • Khả năng kết nối các thành viên trong đội nhóm.
  • Tự tin giao tiếp trước đám đông.
  • Thích lắng nghe và được chia sẻ với mọi người.
  • Khả năng sáng tạo và tư duy tốt.

.jpg) Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV (Nguồn: Internet)

\>>> Xem thêm: Cách Viết Giới Thiệu Bản Thân Trong CV: Viết Như Nào Cho Tốt

3. Cách viết điểm yếu trong CV vẫn thu hút nhà tuyển dụng

Khi viết điểm yếu trong CV, bạn không nên liệt kê quá nhiều điểm yếu để tránh cho nhà tuyển dụng có đánh giá không tốt về bạn. Bởi CV cũng giống như “bộ mặt” của ứng viên, đó còn là cách bạn xây dựng hình ảnh cá nhân.

.jpg) Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV (Nguồn: Internet)

Tùy vào tính chất từng công việc mà bạn cân nhắc lựa chọn những điểm yếu phù hợp. Thường trong một bản CV sẽ không yêu cầu liệt kê điểm yếu. Nhưng nếu nhà tuyển dụng yêu cầu, bạn cũng chỉ nên chọn ra tối đa 3 điểm yếu để đưa vào CV. Sau đây là một vài điểm yếu bạn có thể tham khảo:

  • Kỹ năng chuyên môn chưa sâu: Điểm yếu này sẽ phù hợp sinh viên mới ra trường hoặc những người có định hướng đổi nghề.
  • Còn hạn chế về ngoại ngữ: Đối với những công việc không đòi hỏi cao về ngoại ngữ thì bạn hoàn toàn có thể liệt kê điểm yếu này.
  • Không tự tin khi thuyết trình: Những công việc không cần phải thường xuyên thuyết trình giữa đám đông, thì điểm yếu này khi liệt kê trong CV sẽ không làm mất đi ấn tượng của nhà tuyển dụng với bạn.

Tuy nhiên, thay vì tập trung vào những điểm yếu. Hãy tập trung vào những gì bạn đang làm để cải thiện các điểm yếu này. Ví dụ: 'Hiện đang đăng ký khóa học content để cải thiện khả năng viết.

Không có quy định bắt buộc về việc viết điểm mạnh điểm yếu trong CV. Thường nhà tuyển dụng sẽ chỉ mất vài giây để đọc qua CV của bạn và họ sẽ thường tập chung vào phần kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Nhưng nếu bạn là sinh viên mới ra trường, chưa có quá nhiều kinh nghiệm làm việc, thì bạn có thể liệt kê điểm mạnh và điểm yếu trong CV để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng của bạn.

\>>> Xem thêm: Cách Ghi Chứng Chỉ Trong CV Săn Việc Hiệu Quả

4. Một số lưu ý khi viết điểm mạnh điểm yếu trong CV

Phù hợp với vị trí ứng tuyển

Khi bạn lựa chọn bất cứ điểm mạnh điểm yếu trong CV thì cũng cần cân nhắc sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. Mẹo nhỏ là khi liệt kê điểm mạnh, hãy đối chiếu lại phần mô tả công việc và đưa ra điểm mạnh sát nhất mà vị trí đó yêu cầu. Còn đối với điểm yếu, bạn nên liệt liệt tới những điểm yếu không ảnh hướng tới hiệu quả công việc, để tránh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Tránh liệt kê quá nhiều

Bạn chỉ nên liệt kê tốt đa 3 điểm yếu và 5 điểm mạnh vào . Vì nếu đưa ra quá nhiều điểm mạnh thì có thể thành PR quá lố cho bản thân, hoặc viết quá nhiều điểm yếu sẽ vô tình mang lại bất lợi cho bạn. Vì vậy không liệt kê quá nhiều để tránh CV của bạn lan man, dài dòng.

Vị trí để điểm mạnh và điểm yếu trong CV

Khi viết điểm mạnh và điểm yếu trong CV bạn có thể gộp chung với mục kỹ năng. Còn nếu muốn tách ra làm mục riêng thì bạn hay đưa xuống phần cuối cùng trong trang, để nhường chỗ cho những mục quan trọng hơn trong CV.

.jpg) Cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV đúng giúp bạn nổi bật

Những bài viết liên quan:

- Cách Viết Sở Thích Trong CV | Có Nên Ghi Sở Thích Trong CV?

- Cách Viết CV Trái Ngành Giúp Bạn Tự Tin Đổi Ngành

Trên đây là những hướng dẫn của Job3s về kỹ năng viết điểm mạnh điểm yếu trong CV. Hy vọng, những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình viết CV và tìm kiếm công việc đang mong muốn.