Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

Nhảy đến nội dung

Tư thế tốt nhất để có một giấc ngủ ngon khi mang thai

Thứ Ba, 10:16, 24/08/2021

Hành trình 9 tháng mang bầu là khoảng thời gian may mắn, hạnh phúc và thú vị. Tuy nhiên, cuộc hành trình đó cũng gây cho mẹ bầu một số sự khó chịu, đặc biệt là trong khi ngủ.

Tư thế ngủ khi mang thai rất quan trọng đối với thai nhi. Với việc trẻ ngày càng phát triển trong bụng mẹ, việc tìm một tư thế ngủ thoải mái có thể là một thách thức. Không tìm được tư thế thoải mái để ngủ có thể dẫn đến thiếu ngủ và do đó làm tăng nguy cơ biến chứng, bao gồm tiền sản giật. Ngủ đủ giấc khi mang thai rất quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của em bé.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

Tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, phụ nữ có thể ngủ ở bất kỳ tư thế nào mà mình cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, phụ nữ phải cẩn thận về tư thế ngủ.

Theo các chuyên gia, ngủ nằm nghiêng (SOS) là tư thế ngủ tốt nhất khi mang thai, vì nó giúp bạn và thai nhi lưu thông máu tốt. Khi em bé lớn lên, em bé trở nên ít thoải mái hơn khi ở trong bụng mẹ. Điều này khiến việc nằm sấp và ngửa khi ngủ kém an toàn hơn. Do đó, hãy đảm bảo bắt đầu ngủ ở tư thế nằm nghiêng. Tư thế này cũng giúp giảm áp lực lên các tĩnh mạch và các cơ quan nội tạng. Ngủ nghiêng về bên trái thậm chí còn tốt nhất vì nó giúp tăng lượng máu và chất dinh dưỡng đến nhau thai và em bé của bạn. Điều này giúp tăng cường lưu thông và ngăn ngừa sưng tấy.

Cách làm cho tư thế ngủ nghiêng thoải mái hơn

- Cố gắng giữ cho chân và đầu gối co lại bằng cách kê một chiếc gối vào giữa hai chân để giảm căng thẳng cho lưng.

- Những người bị đau lưng có thể thử tư thế này bằng cách đặt một chiếc gối dưới bụng của họ để giảm đau.

- Nếu bạn bị ợ chua khi ngủ, bạn có thể thử nâng cao phần trên cơ thể với sự hỗ trợ của một chiếc gối.

- Trong tam cá nguyệt thứ ba, một người có thể gặp vấn đề về hô hấp. Có thể tránh những trường hợp này bằng cách nằm nghiêng hoặc dùng gối hỗ trợ.

Hai tư thế ngủ cần tránh khi mang thai

Ngủ nằm sấp

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể nằm sấp khi ngủ nhưng trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, nằm sấp có thể gây thêm áp lực lên tử cung đang giãn nở.

Ngủ nằm ngửa

Tư thế ngủ này không an toàn khi mang thai vì nó đè lên toàn bộ trọng lượng của tử cung đang lớn lên. Nằm ngửa khi ngủ có thể dẫn đến đau lưng, khó thở, khó tiêu, trĩ và giảm lưu thông máu./.

CTV Lương Trâm/VOV.VN (Biên dịch)
Theo Times of India

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

VOV.VN - Việc thai phụ tập hít thở thường xuyên, đúng cách sẽ giúp tăng cường chức năng, sức bền đường hô hấp, cũng là cách mẹ bảo vệ bé trong quá trình mang thai, nhất là trong dịch COVID-19 hiện nay.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

VOV.VN - Việc thai phụ tập hít thở thường xuyên, đúng cách sẽ giúp tăng cường chức năng, sức bền đường hô hấp, cũng là cách mẹ bảo vệ bé trong quá trình mang thai, nhất là trong dịch COVID-19 hiện nay.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

VOV.VN - Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao. Do đó, mẹ bầu phải chú ý bổ sung đầy đủ, đúng cách để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

VOV.VN - Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao. Do đó, mẹ bầu phải chú ý bổ sung đầy đủ, đúng cách để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

VOV.VN - Trước bối cảnh thế giới đã ghi nhận một số phụ nữ mang thai mắc Covid-19, Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn dự phòng và xử trí ở thai phụ, trẻ sơ sinh.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

VOV.VN - Trước bối cảnh thế giới đã ghi nhận một số phụ nữ mang thai mắc Covid-19, Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn dự phòng và xử trí ở thai phụ, trẻ sơ sinh.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

VOV.VN - Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 2 tháng khá đa dạng, bao gồm các loại rau, thịt và hoa quả tươi để cung cấp đủ khoáng chất cho cơ thể.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

VOV.VN - Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 2 tháng khá đa dạng, bao gồm các loại rau, thịt và hoa quả tươi để cung cấp đủ khoáng chất cho cơ thể.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

VOV.VN - Với các bà bầu sắp sinh, các chuyên gia đã giới thiệu một số tư thế yoga phù hợp để sẵn sàng đón đứa trẻ chào đời.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

VOV.VN - Với các bà bầu sắp sinh, các chuyên gia đã giới thiệu một số tư thế yoga phù hợp để sẵn sàng đón đứa trẻ chào đời.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

VOV.VN - Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) mang đến nhiều nguy cơ cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

VOV.VN - Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) mang đến nhiều nguy cơ cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

VOV.VN - Việc mang bầu là thiên chức của phụ nữ thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết về quá trình đó và tất cả các triệu chứng của thai kỳ.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

VOV.VN - Việc mang bầu là thiên chức của phụ nữ thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết về quá trình đó và tất cả các triệu chứng của thai kỳ.

Tuần thai thứ 16 nhiều bà bầu đã có thể cảm nhận được sự có mặt của bé yêu ở bên trong cơ thể mình. Hãy lựa chọn tư thế ngủ sao cho bạn cảm thấy thoải mái và đảm bảo thai nhi không bị ảnh hưởng nhé!

Đối với giấc ngủ của mẹ bầu, 3 tháng đầu tiên của giai đoạn mang thai được coi là khoảng thời gian nhiều biến động nhất.

Mẹ bầu sẽ nhận thấy những thay đổi trong thời gian này:

– Mẹ bầu sẽ bất chợt rất muốn chợp mắt nghỉ mệt và thấy buồn ngủ suốt cả ngày do nồng độ progesterone gia tăng

– Khó khăn trong chuyện tìm được tư thế ngủ thoải mái

– Ngủ không liền mạch do thường xuyên chạy vội vào nhà vệ sinh vì lượng nước tiểu tăng lên.

– Mẹ bầu gặp phải các cơn nôn mửa và cảm giác buồn nôn sau khi thức dậy vào sáng hôm sau

– Gặp phải tình trạng ợ nóng thường xuyên hơn

Thai kỳ thay đổi theo từng giai đoạn và theo nhiều cách, khi tư thế ngủ sai sẽ ảnh hưởng đến hô hấp cũng như giảm lượng cung cấp máu và dinh dưỡng cho thai nhi, chưa kể nó còn gây ra các vấn đề khác như chứng ợ nóng và nôn mửa.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

Nằm ngửa

Ở tuần thai thứ 16, tư thế nằm ngửa là điều tối kỵ, bởi lẽ ở giai đoạn này trọng lượng tử cung đã bắt đầu tạo áp lực lên các tĩnh mạch khiến máu dưới cơ thể khó lưu thông đến tim.

Nằm ngửa gây ra tác hại cho cả mẹ và thai nhi, cụ thể:

– Đối với mẹ: thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, quay cuồng, đặc biệt đối với mẹ bầu bị tiểu đường và cao huyết áp.

– Đối với thai nhi: ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và dưỡng chất từ mẹ đến nhau thai, hạn chế sự phát triển của thai nhi.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

Nằm ngửa khi ngủ rất có hại cho thai phụ

Nầm sấp

Thói quen nằm sấp ở 4 tháng đầu thai kỳ nên hạn chế bởi vì sẽ gây không ít tổn thương cho thai nhi, nhất là khi thai nhi ngày càng lớn.

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Trong lúc nằm sấp, các tĩnh mạch sẽ bị nén lại gây cản trở lượng máu đến tim khiến bà bầu khó thở, tụt huyết áp. Đồng thời khi mẹ bầu bị tụt huyết áp sẽ kéo theo lượng máu đến thai nhi giảm theo rất nguy hiểm.

Nằm nghiêng bên phải

Thông thường, thai nhi có xu hướng quay sang bên phải, nếu mẹ bầu cũng nằm nghiêng sang phải sẽ dẫn đến tử cung cũng nghiêng sang bên phải nhiều hơn, có thể gây xoắn vặn mạch máu trong tử cung. Do đó mẹ cũng nên hạn chế tư thế này.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

Giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi

Theo các chuyên gia khoa sản, có đến 80 – 90% mẹ bầu có tử cung ngã sang phải. Do đó, nếu mẹ nằm nghiêng quá nhiều sang phải hoặc nằm ngửa sẽ khiến oxy và chất dinh dưỡng khi vận chuyển đến thai nhi khó khăn hơn, nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ khi bụng bầu đã quá lớn.

Tê liệt tĩnh mạch chi dưới

Tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai thường ở trạng thái giãn nở, do đó phụ nữ mang thai rất dễ bị căng hoặc tê liệt tĩnh mạch chi dưới và vùng ngoại âm.

Nếu mẹ bầu nằm ngửa thì sẽ làm tăng cường áp lực của tử cung lên ống dẫn niệu ở vị trí cửa xương chậu và khi đó nguy cơ độ phù nề tăng lên rõ rệt.

Giảm lưu lượng máu

Khi mẹ bầu nằm ngửa sẽ làm tăng áp lực từ tử cung lên tĩnh mạch khoang dưới từ đó cản trở sự lưu thông máu xuống nửa thân dưới, dẫn đến giảm lượng máu đổ về tim, thường giảm một nửa so với tư thế nằm nghiêng ảnh hưởng nghiêm trọng quá trình phát triển của thai nhi.

Khiến cơ thể phù nề

Trong thời kì mang thai, tình trạng phù nề do cơ thể thai phụ tích nước xảy ra thường xuyên, tình trạng này trở nên nghiêm trọng sẽ dẫn tới cao huyết áp, hiện tượng phù nề toàn thân.

Do đó, khi đang bị hiện tượng phù nề mẹ bầu tuyệt đối không nên nằm ngửa, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Nằm nghiêng bên trái

– Lợi ích khi nằm nghiêng về bên trái đó là làm giảm áp lực lên vùng chậu giảm và mẹ bầu cũng thuận tiện khi ngồi dậy hơn.

– Lượng máu đến tử cung và nhau thai tăng khi mẹ nằm nghiêng mình về bên trái.

–  Khi nằm nghiêng về bên trái, tĩnh mạch chân giãn ra và giúp ngăn ngừa bệnh trĩ.

Dùng gối chữ U

Mẹ bầu có thể sử dụng loại gối chữ U dành riêng cho phụ nữ mang thai, loại gối này giúp mẹ bầu nằm nghiêng trái tốt hơn, kê cao phần cổ hay chân giúp xương sống giữ được trạng thái cong tự nhiên chống mỏi lưng hiệu quả.

Ngoài ra, khi kê cao chân lúc ngủ, máu lương thông xuống chân tốt hơn, giúp mẹ bầu tránh được tình trạng chuột rút, phù nề. Gối chữ U cũng sẽ nâng đỡ bảo vệ bụng bầu tránh tư thế gây hại cho trẻ nhỏ.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

Gối chữ U hỗ trợ mẹ bầu khi ngủ

Xét nghiệm tiền sản là rất cần thiết trong giai đoạn này. Mục đích của việc này là phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh của thai nhi như Down, nứt đốt sống hay các khuyết tật bộ phận khác. Các mẹ hãy đến những bệnh viện phụ sản uy tín để được làm xét nghiệm máu và nhận được lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, các mẹ bầu hãy thường xuyên bổ sung thêm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết đồng thời tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để chắc chắn rằng con yêu của mình vẫn đang phát triển khỏe mạnh. Khi siêu âm, các mẹ có thể lưu lại những hình ảnh đầu tiên của bé, thi thoảng ngắm hình ảnh của con sẽ giúp tâm trạng của bạn dễ chịu hơn rất nhiều.

Để đảm bảo an toàn nhất cho thai nhi, các mẹ bầu hãy tránh xa tất cả những đồ uống có cồn và chất kích thích như bia, rượu, cà phê… Hãy uống nhiều nước tinh khiết, nước hoa quả và ăn trái cây sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn và của bé.

Các mẹ bầu nên nhớ rằng, một chế độ ăn uống tốt sẽ giúp bạn chống lại được sự mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần, giảm sự gia tăng của các kích thích tố đồng thời nuôi dưỡng cho thai nhi phát triển đầy đủ nhất.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/