Tuổi thọ trung bình của giun đũa năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BSCKII Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ở xứ nhiệt đới như Việt Nam, môi trường sinh sống và tập tục ăn uống vô cùng đa dạng, vấn đề lây nhiễm các loại ký sinh trùng là khó tránh khỏi. Trong đó, nhiễm giun đũa khá thường gặp, đặc biệt là trẻ nhỏ. Triệu chứng bệnh giun đũa đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vậy nên những hiểu biết về vấn đề này là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Giun đũa có tên khoa học là Ascaris lumbricoides. Khác với các loài ký sinh trùng khác, đây là loại giun có kích thước khá lớn, như một con giun cái trưởng thành có chiều dài từ 20 đến 25 cm, giun đực là từ 15 đến 17cm. Giun có màu sắc trắng hay hồng, phần thân tròn còn phần đầu và phần đuôi thì thon nhọn. Vị trí ký sinh của giun đũa là ở ruột non của người.

Khi giun đũa cái đẻ trứng, nếu rơi vào trong đất, sau khoảng hai tuần, trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng giun. Nhiệt độ môi trường bình thường là vô cùng thuận lợi để ấu trùng giun tiếp tục vòng tuần hoàn. Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ C. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ... là nguyên nhân gây bệnh giun đũa.

Ngoài ra, trẻ em cũng thường dễ bị nhiễm giun hơn người lớn, trẻ ở nông thôn cũng có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn trẻ ở thành thị. Do trẻ nhỏ thường chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, hay đi chân trần, cho tay vào miệng, nuôi dưỡng trong môi trường nhà trẻ... nên đây là điều kiện dễ lây truyền.

Ở các vùng nông thôn, mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tập quán ăn rau sống, dùng phân tươi bón rau vẫn còn tồn tại. Trứng giun thải ra trong phân không được loại trừ dù cho có rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần. Con đường lây nhiễm tạo thành vòng luẩn quẩn.

2. Triệu chứng bệnh giun đũa như thế nào?

Biểu hiện của nhiễm giun đũa không đặc trưng, dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác.

Ở trẻ em, triệu chứng có thể là trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc, cân nặng chậm phát triển.

Nếu có quá nhiều giun trong ruột, trẻ sẽ có biểu hiện của tắc ruột. Cụ thể là trẻ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng, táo bón. Nếu giun từ ruột non đi qua ống mật sẽ gây tắc mật, viêm đường mật, sỏi đường mật, giun xuống ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp.

Nếu giun đi lạc chỗ lên phổi, người bệnh có thể đến khám vì lý do khò khè, khó thở mạn tính hay biểu hiện cấp tính như đau ngực dữ dội, ho khan, sốt cao.

Một số trường hợp hiếm gặp là thấy được giun sống chui ra từ phân khi trẻ đi tiêu hay bắt gặp giun chui ra từ miệng, mũi khi trẻ ngủ hay ho, sặc.

Tuổi thọ trung bình của giun đũa năm 2024

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc và trẻ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng là những biểu hiện của bệnh giun đũa

3. Cách nào để phòng chống nhiễm giun đũa?

Để phòng chống nhiễm giun đũa, cũng như các loại ký sinh trùng khác nói chung, không có biện pháp nào hiệu quả hơn là thực hành vệ sinh sạch sẽ.

  • Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.
  • Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.
  • Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.
  • Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.
  • Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.
  • Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.

Tuy điều kiện sống ngày nay đã phát triển, nhưng nguy cơ lây nhiễm giun vẫn chưa loại trừ hoàn toàn. Giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn chín uống sôi là việc đơn giản nhất để phòng tránh nhiễm giun, bảo vệ sức khỏe của bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Nhiễm giun ở trẻ em
  • Bao lâu nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 1 lần?
  • Thuốc Stromectol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Bác sĩ Phan Thị Thu Phương thăm khám cho trẻ nhiễm giun đũa chó mèo tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Khoảng 1,4 tỉ người bị nhiễm giun đũa chó trên toàn thế giới. Tại Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, tỉ lệ huyết thanh dương tính với giun đũa chó mèo là 20,6 - 40%. Biểu hiện của bệnh từ nhiễm trùng không triệu chứng đến tổn thương cơ quan nghiêm trọng như gan, mắt, não, phổi...

Ổ chứa ấu trùng dễ nhầm với khối u di căn

Nữ bệnh nhân 68 tuổi tiền sử khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước nhập viện, bệnh nhân xuất hiện đau bụng âm ỉ vùng thượng vị và quanh rốn, không nôn, không buồn nôn, không sốt, gầy sút 8 kg/1 năm, kèm mệt mỏi nhiều, ăn uống kém.

Kết quả cận lâm sàng cho hình ảnh tổn thương gan, tổn thương đa ổ ở gan theo dõi áp xe. Kết quả sinh thiết tổn thương gan: Tổn thương viêm hạt giàu bạch cầu ái toan. Kết quả ELISA 14 loại giun sán dương tính với giun đũa chó (Toxocara canis). Bệnh nhân được chẩn đoán áp xe gan do Toxocara canis, được điều trị phác đồ tẩy giun sau 14 ngày, tình trạng ổn định ra viện.

Tuổi thọ trung bình của giun đũa năm 2024

Tổn thương tại gan trên phim chụp của bệnh nhân - Ảnh BVCC

Theo bác sĩ Công - khoa nội tổng hợp Bệnh viện Hùng Vương - chẩn đoán rất nhiều bệnh nhân nhiễm giun đũa chó với các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, đây chỉ là một ca bệnh minh họa với tổn thương tại gan.

Bác sĩ Công phân tích, bệnh giun đũa chó xảy ra do con người bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis), hoặc ít phổ biến hơn là giun đũa mèo (Toxocara cati).

Bệnh giun đũa chó khoảng 1,4 tỉ người bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới. Tại Mỹ, tỉ lệ nhiễm Toxocara theo huyết thanh từ năm 2011 đến năm 2014, tỉ lệ nhiễm huyết thanh được ước tính là 5%. Tại Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, tỉ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara canis là 20,6 - 40%.

Biểu hiện của bệnh từ nhiễm trùng không triệu chứng đến tổn thương cơ quan nghiêm trọng như gan, mắt, não, phổi. Sự di chuyển của ấu trùng có thể gây ra thâm nhiễm bạch cầu ái toan, hình thành u hạt hoặc áp xe.

Các triệu chứng tùy thuộc vào cơ quan chúng di cư đến như phát ban trên da, sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy bụng, chán ăn, sút cân, áp xe gan, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen, ho kéo dài, tổn thương phổi, viêm cơ tim, viêm thận, khi hệ thần kinh trung ương bị thương tổn với các triệu chứng co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não……

GS.TS. Nguyễn Văn Đề - nguyên trưởng bộ môn ký sinh trùng, trường ĐH Y Hà Nội - cho biết tình trạng nhiễm giun đũa chó mèo rất thường gặp và đang có xu hướng gia tăng do xu hướng ôm ấp, hôn hít và vuốt ve "thú cưng" ngày càng gia tăng của mọi người.

Trong số những người đến khám và xét nghiệm ký sinh trùng, tỉ lệ người dương tính với giun đũa chó mèo tới 50%. Bé nhất đến khám nhiễm bệnh là trẻ 1 tuổi.

GS Đề phân tích, người lớn, hay trẻ em vô tình bị nhiễm Toxocara qua thức ăn, nước uống bẩn, tay bẩn sau khi nựng nịu, chăm sóc chó, mèo… Vào cơ thể, ấu trùng giun ký sinh ở khắp cơ thể, đặc biệt nhiều ở phủ, tạng như gan, phổi, mắt, não. Đó là những ổ chứa ấu trùng giun với tổ chức viêm (dễ nhầm với các khối u di căn) và gây nên những triệu chứng khác nhau.

Thực tế ghi nhận có nhiều trường hợp thấy não, gan... bị tổn thương nhưng không phải do khối u mà do giun đũa chó mèo gặp ở nhiều bệnh viện.

Khối u không chỉ do ký sinh trùng trú ngụ mà còn do xác chết của chúng để lại. Bởi sau khi ta nuốt phải, ấu trùng giun xuyên qua thành ruột vào máu lưu hành đến: gan, tim, phổi, não, bắp cơ…

Sự tồn tại của ấu trùng và những chất tiết của chúng gây tổn thương thành mạch, mô mềm, hoại tử và xuất huyết, buộc cơ thể người đáp ứng lại bằng cách tạo ra phản ứng miễn dịch học và những phản ứng bệnh lý.

Ấu trùng giun không phát triển được trong cơ thể người, sau nhiều tuần, nhiều tháng chúng sẽ chết và bị vôi hóa, hình thành nên khối u hạt ở những nơi chúng "định cư".

Tùy vị trí mà biểu hiện lâm sàng khác nhau

GS cảnh báo, nhiễm Toxocara ở người rất khó chẩn đoán vì triệu chứng rất đa dạng, tùy vị trí ký sinh mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau nhưng không đặc hiệu.

Thông thường bị bệnh là mệt mỏi, ăn ngủ kém, hay ngứa, nổi mày đay từng lúc…và tùy từng vị trí di chuyển, bệnh lại gây các biểu hiện khác nhau theo các thể bệnh như:

- Toxocara nội tạng: Triệu chứng hay gặp là ho, khò khè, sốt kéo dài, thiếu máu, gan to…xét nghiệm máu thấy bạch cầu ưa axit tăng cao, bệnh nhân có thể lên cơn hen suyễn hoặc viêm phổi, tràn dịch màng phổi và gây suy hô hấp.

Người bệnh thường có gan to, dễ nhầm với tổn thương ác tính. Một số trường hợp có lách to hay nổi hạch, nổi mày đay, nốt dưới da, đau khớp, viêm mạch máu.

Đặc biệt, nếu ấu trùng xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, người bệnh sẽ có biến chứng nặng nề như mất điều hòa vận động, co giật, hôn mê hoặc nhẹ hơn như rối loạn cảm giác, yếu cơ, rối loạn tâm thần… Một số trường hợp hiếm gây viêm cơ, viêm mô dưới da, báng bụng, viêm dạ dày, bệnh lý giãn cơ tim, khối u giả ở cơ tim gây đột tử....

- Toxocara ở mắt: Ấu trùng di chuyển vào mắt, thường ở một bên hiếm khi hai bên. Người bệnh bị giảm thị lực, đau mắt, lé mắt kéo dài nhiều tuần, thường gặp nhất là u hạt võng mạc, dễ nhầm với ung thư. Những biểu hiện thường gặp khác là viêm màng bồ đào, viêm thần kinh thị, có mủ trong tiền phòng.

- Toxocara không điển hình: người bệnh có những triệu chứng không đặc trưng như hai nhóm trên mà chỉ là: ăn ngủ không được, sốt, đau bụng, ho, hạch sau cổ…

Để phòng bệnh cần ăn chín, uống nước đun sôi. Rửa kỹ rau, trái trước khi ăn. Những gia đình có nuôi chó, nhất là chó con dưới 6 tháng cần tẩy giun cho chó định kỳ, tắm chó thường xuyên để trứng giun không bám vào lông chó, rửa tay sạch trước khi chăm sóc chó. Không thả chó chạy rong phóng uế bừa bãi nhất là khu vực nhà trẻ, trường học, sân chơi, công viên…