Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý và lãnh đạo nhà trường

Vai trò của thủ trưởng (hiệu trưởng) trong lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở đơn vị trường học hoặc cơ quan quản lý giáo dục   Đọc bài Lưu   Đào tạo học sinh trở thành chủ nhân mới của đất nước, biết khát vọng đổi mới để vươn lên

Vai trò của thủ trưởng (hiệu trưởng) trong lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở đơn vị trường học hoặc cơ quan quản lý giáo dục

Như chúng ta đã biết, vai trò lãnh đạo và quản lý nhà trường của hiệu trưởng, đồng thời vai trò của hiệu trưởng cũng chính là người lãnh đạo và quản lý sự thay đổi đó trong nhà trường phổ thông. Trong những khóa bồi dưỡng hiệu trưởng đã được trang bị phương pháp luận và phương pháp công tác về đổi mới tư duy lãnh đạo và quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu, mang tính then chốt của nhà trường trong một môi trường có nhiều thay đổi. Đổi mới tư duy cách nghĩ, cách làm để trở thành người hiệu trưởng biết vận dụng sáng tạo và phát huy hết khả năng, năng lực sử dụng kinh nghiệm, những giá trị của mình và nhà trường cho sự phát triển, với mục tiêu Đào tạo học sinh trở thành chủ nhân mới của đất nước, biết khát vọng đổi mới để vươn lên.

Muốn đạt được những yêu cầu của lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trong đơn vị trường học hay cơ quan quản lý giáo dục thì người thủ trưởng ( hiệu trưởng ) cần nghiên cứu những vấn đề sau:

Một là, đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông thì người hiệu trưởng cần nhận thức rõ 3 vấn đề lớn đó là:      

+ Sự cấp thiết phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông:
 Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập. Trước tiên mỗi người hiệu trưởng cần phải hiểu rằng cuộc cách mạng KHKT đang phát triển với những bước tiến nhảy vọt nhằm đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức do đó vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống của các dân tộc. Những xu thế chung nêu trên đã tạo ra những yêu cầu mới và tạo ra sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội toàn cầu, trong đó có giáo dục. Từ các yêu cầu mới về phát triển kinh tế xã hội toàn cầu dẫn đến những yêu cầu mới về mẫu hình nhân cách ngươì lao động mới (người công dân toàn cầu), tiếp tục dẫn đến những yêu cầu mới về chất lượng và hiệu qủa giáo dục. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đóng vai trò định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng (Trong đó có nhà trường phổ thông) là một tât yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).      

Định hướng chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020.
 Đảng và nhà nước nhận thức rõ tính tất yếu và sự cần thiết phải đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Đảng và nhà nước đã quyết tâm đổi mứi giáo dục và sự đổi mới đó thể hiện không những ở các quan điểm chỉ đao mà còn thể hiện tại các mục tiêu và đặc biệt tại các giải pháp (11 giải pháp) phát triển giáo dục. Từ các nội dung của chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 Hiệu trưởng trường phổ thông đã có tầm nhìn tổng thể về phát triển giáo dục, phát triển giáo dục phổ thông có các điều kiện để đảm bảo cho tiến trình đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường.

+ Hiệu trưởng trường phổ thông, người lãnh đạo và quản lý nhà trường.
 Trước tiên phải khẳng định rằng người hiệu trưởng trường phổ thông có vai trò kép là lãnh đạo và quản lý. Trong đó:

- Lãnh đạo để luôn có sự thay đổi và phát triển bền vững

- Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu.

Chính vì vậy cần tập trung vào vai trò lãnh đạo của người hiệu trưởng và tập trung vào lãnh đạo sự thay đổi trong nhà trường.

Hai là, lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông

Nhận thức được rằng xã hội chúng ta đang sống, đang không ngừng thay đổi để tiến tới xã hội thông tin và tri thức, nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải xây dựng được lực lượng lao động "Tư duy nên việc thay đổi là tất yếu. Nếu biết lãnh đạo và quản lý sự thay đổi thì sẽ hiệu quả hơn, tích cực hơn. Hãy đón nhận sự thay đổi một cách chủ động và tích cực. Để thực hiện được yêu cầu trên người Hiệu trưởng cần phải:

- Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi: Đưa ra một chương trình học phong phú và đa dạng là những mục đích đầu tiên. Cần chú tâm vào những mục tiêu nhận thức bậc cao cũng như những nhận thức bậc thấp, đảm bảo môi trường học tập phong phú và bổ ích.. Tạo bầu không khí nhà trường tích cực, một nét đặc trưng rõ ràng về tổ chức, được đặc trưng bởi những sứ mệnh, giá trị, mục đích và chuẩn kết quả đạt được, lấy công việc làm trung tâm, tạo ra một môi trường làm viêc cởi mở, thân thiện và thú vị mang tính văn hoá.  

Ba là, vấn đề văn hoá nhà trường      

Phải hiểu rằng văn hoá nhà trường là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xửđặc trưng của một trường học, tạo nên sự khác biệt với các tổ chức khác. Văn hoá nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, muc tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lýbầu không khí tâm lý. Thể hiện hệ thông qua các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xửđược xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận. Vì lẽ đó vai trò của hiệu trưởng trong lãnh đạo phát triển văn hoá nhà trường là rất to lớn vì Hiệu trưởng có vai trò quyết định chi phối sự phát triển văn hoá nhà trường.  

Bốn là, lập kế hoạch chiến lược phát triển trường phổ thông      

Cần hiểu rằng kế hoạch chiến lươc (KHCL) là bản kế hoạch trong đó có những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong đạt tới và các giải pháp chiến lược để đat được trên cơ sở khả năng hiện tại,đảm bảo cho nhà trường có được sự phát triển vượt bậc. Cũng cần nắm rõ các khái niệm:

- Sứ mạng khẳng định mục đích, lý do sự tồn tại của nhà trường, các lĩnh vực phục vụ ưu tiên và cách thức phục vụ nhà trường sẽ thực hiện để thoả mãn nhu cầu giáo dục học sinh.

- Giá trị là điều mà nhà trường cam kết thực hiện cho các bên có liên quan,các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trường.

- Tầm nhìn là ý tưởng về tương lai của nhà trường có thể đat được, thể hiện mong muốn của nhà trường và cộng đồng. Tầm nhìn chỉ rõ quang cảnh hiện thực, tin cậy và hấp dẫn của tương lai. Tầm nhìn là mục tiêu vẫy gọi nó chỉ ra cầu nối từ hiện tại tới tương lai.

Năm là, phát triển đội ngũ nhà trường phổ thông

Phải nhận thức rằng đội ngũ cán bộ, viên chức là lực lượng cơ bản tham gia xây dựng và phát triển nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy người Hiệu trưởng phải nắm rõ vai trò nhạc trưởng của mình. Chỉ thị 40/CT-TW của Ban bí thư TƯ Đảng chỉ rõ: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tao nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"

Sáu là, huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông

Cần nắm vững nguồn lực của trường phổ thông là tập hợp các yếu tố mà nhà trường sử dụng để thực hiện. Bao gồm:

- Nguồn nhân lực

- Nguồn lực tài chính

- Nguồn lực vật chất

- Nguồn lực thông tin

Trên cơ sở nắm vững các nhân tố bên trong và bên ngoài nhà trường ảnh hưởng đến nguồn lực, hiệu trưởng xác định được vai trò của mình trong việc huy động nguồn lực phát triển nhà trường.

Quy trình huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông , thực chất là thực hiện các chức năng quản lý, đó là các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

+ Lập kế hoạch huy động các nguồn lực của trường phổ thông là tiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi các nhân và bộ phận, sao cho các cá nhân và bộ phận có thể kết hợp với nhau một cách tôt nhất để tực hiện các mục tiêu về huy động nguồn lực của nhà trường.

+ Lãnh đạo huy động nguồn lực trường phổ thông là việc định ra chủ trương đường lối, mục đích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của trường để huyđộng nguồn lực.

+ Kiểm tra là quá trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết qủa tốt hơn, đồng thời kiểm tra giúp phát hiện ra những sai sót, sai lệch để có biện pháp khắc phục đảm bảo cho hoạt động huy động nguồn lực thực hiện đúng hướng.

Bảy là, lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông

Quan niệm về lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông là lãnh đạo và quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục trong trường phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Cần phải trang bị cho mình cách nhìn mới về chương trình quản lý giáo dục. Đó là:

+ Tập trung vào việc lãnh đạo quản lý trường phổ thông nơi tôi đang công tác là một vấn đề cấp thiết, vì rằng xu hướng đẩy mạnh phát triển toàn cầu đang đặt ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển trước hết phải nhanh chóng tiếp cận với tư duy mới.

+ Tập trung vào việc lãnh đạo quản lý vào sự thay đổi. Thực tế quá trình lãnh đạo, bản thân gặp phải một số vấn đề cần phải lãnh đạo thay đổi như là:

* Đối với giáo viên: Còn nhiều bất cập về phân công lao động, một số ngại tham gia các hoạt động ngoại khoá, hoạt động xã hội.

* Đối với học sinh: Còn một số học sinh cá biệt, thái độ không thân thiện của giáo viên một số tiết dạy học sinh chưa hài lòng.

* Đối với phụ huynh: Không hài lòng về cơ sở vật chất trường lớp, còn phó thác về trách nhiệm giáo dục cho nhà trường.      

* Xây dựng văn hoá nhà trường phải nhanh chóng giữ gìn và phát triển giá trị đích thực là xây dựng bằng được năm giá trị cốt lõi đó là " Nề nếp - thân thiện - nhân văn - trung thực - vươn lên".

* Tập trung xây dựng kế hoạch chiến lược thể hiện được sứ mệnh, tầm nhìn trong tương lai sẽ là:

+ Về sứ mệnh: Phấn đấu giáo dục học sinh phát triển toàn diện có khả năng vươn lên tự học suốt đời.

+ Về tầm nhìn: Là trường trong tốp đầu vùng đồng về chất lượng giáo dục đào tạo

Qua những nội dung đã nêu và liên hệ với đặc điểm tình hình của cơ quan phòng giáo dục và đào tạo, để đổi mới công tác quản lý cơ quan PGD&ĐT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ngành giáo dục và đào tạo quận Hải Châu thì người thủ trưởng, lãnh đạo, quản lý cần làm tốt một số việc sau:

1. Cần đổi mới về nhận thức của người quản lý, tức là phải làm cho tư duy của người quản lý phải thay đổi. Coi công tác lãnh đạo quản lý là một loại hình hoạt động vừa mang tính hành chính vừa mang tính khoa học và nghệ thuật. Phải mạnh dạn chuyển đổi từ phương pháp quản lý áp đặt, bao cấp mệnh lệnh sang phương pháp quản lý bằng pháp luật, tự chủ tự chịu trách nhiệm. Không ngừng đổi mới phương pháp công tác.

2. Chú trọng đến công tác phát triển đội ngũ vì đây là một trong những thành tố quyết định đến chất lượng giảng dạy của mỗi nhà trường. Muốn vậy thì người quản lý cần tạo cơ hội cho đội ngũ điều kiện cơ hội và môi trường để phát triển. Trong đó việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ là hết sức quan trọng.

3. Đổi mới trong việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trong cơ quan bằng việc xây dựng nội quy cơ quan và các tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua một cách toàn diện được lược hoá bằng điểm số. Tổ chức đánh giá xếp loại thi đua một cách khách quan, dân chủ và đảm bảo tính công bằng. Xây dựng quy chế khen thưởng phù hợp với tình hình của nhà trường nhưng vẫn đông viên khích lệ được cán bộ, nhân viên.

4. Đổi mới công tác xã hội hoá giáo dục trong đó tập trung và làm tốt công tác huy động nguồn lực xây dựng nhà trường. Việc đổi mới trong công tác xã hội hoá cần làm tốt công tác phối kết hợp giữa nhà trường  gia đình và xã hội.

Tóm lại, để thực hiện có hiệu quả công tác đổi mới trong quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo, nhà quản lý cần phải có năng lực, trình độ, có quyết tâm, bản lĩnh, năng động, sáng tạo  nghĩa là đòi hỏi ở người thủ trưởng phải có tâm và có tầm.

Tổng hợp, sưu tầm  


Tác giả: Huy Đức   Nguồn:laichau.edu.vn Copy link  Nguồn:http://laichau.edu.vn/ver2/portal.php?mod=news&new=20134    Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá Click để đánh giá bài viết

Video liên quan