Vector trong ai là gì

Đối với các dân thiết kế, file vector chắc hẳn không còn quá xa lạ đúng không nào? Tuy nhiên, đối với các newbie thì file vector là gì thì họ không hiểu cũng là chuyện bình thường. Trong bài viết này, VIETADV sẽ giới thiệu cho bạn về file vector và tầm quan trọn của nó trong việc thiết kế.

Trước tiên, bạn nghe từ vector có quen không? Đó là toán học mà bạn học từ hồi cấp 3 đấy. Bạn có thể file vector theo cách hiểu này, có nghĩa là file được xây dựng từ các phương trình toán học. Nó chịu trách nhiệm giữ các chi tiết trong hình ảnh trở nên ổn định.

File được xây dựng từ các phương trình toán học

Chính nhờ file vector mà bạn có thể thay đổi kích thước ảnh mà không ảnh hưởng đến độ nét trong quá trình in ấn. Việc đó đồng nghĩa với việc dẫu bạn in to bao nhiêu, nhỏ bao nhiêu thì chất lượng hình ảnh cũng không thay đổi.

Xem thêm: Bảng giá in PP

Ở trên chỉ là định nghĩa đơn giản nhất, còn chuẩn nhất thì file vector được hiểu là file định hình ảnh.

Chúng thường được tạo thông qua các phần mềm thiết kế đồ họa chuyên dụng như AI hay Corel. Với file Vector, quá trình phóng ảnh ra kích thước lớn hơn sẽ không bị nhòe, mờ hay vỡ ảnh. Dung lượng file ảnh của Vector thường nhẹ và dễ chia sẻ do chúng chỉ chứa những màu sắc cơ bản mà thôi.

Các định dạng file vector hiện nay rất thông dụng, và thường được hỗ trợ chỉnh sửa bởi những các phần mềm thiết kế hiện nay. Cụ thể, bạn có thể gặp định các file vector hiện nay là:

  • AI [Adobe Illustrator]
  • DXF AutoCAD
  • CDR [CorelDRAW]
  • CMX [Corel Exchange]
  • WMF Windows Metafile
  • SVG [scalable vector graphics]
  • CGM Computer Graphics Metafile

Bạn có thể tìm kiếm những phần mềm hỗ trợ tạo File Vector. Hiện nay, tên các chương trình phổ biến nhất bao gồm:

  • Adobe Illustrator [Lựa chọn phổ biến nhất]
  • Xara Xtreme
  • Inkscape
  • CorelDRAW
  • Serif DrawPlus

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích cụ thể hơn về ưu điểm và nhược điểm của file vector.

Sử dụng file vector sẽ giúp bạn có được sản phẩm ảnh của Vector. Đây là hình ảnh được cấu thành từ nhiều đối tượng có khả năng Scaling độc lập. 

Các đối tượng này không cần phải Pixel mà được định nghĩa bởi các phương trình gọi là Bezier Curves, nên chúng luôn được đảm bảo đạt chất lượng in cao nhất dù bạn có cắt, chỉnh, xoay, sửa hoặc ép, nén.

Các bức ảnh được định dạng File Vector không phụ thuộc vào MP [độ phân giải]. Đây là lý do giúp bạn có thể thoải mái tăng hoặc giảm kích thước ảnh Vector mà không cần bận tâm về độ sắc nét, chất lượng của sản phẩm sau khi in.

Các bức ảnh được định dạng File Vector không phụ thuộc vào MP

Chính vì điều này nên sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức hơn rất nhiều. Bạn không cần phải tốn quá nhiều kinh phí in lại do 1 số nguyên nhân như mờ hay nhòe.

Bên cạnh ảnh thì các Font chữ cũng là đối tượng có thể áp dụng File Vector. Nên nếu bạn dùng chữ để gầy dựng thương hiệu trên các biển quảng cáo, bạn hoàn toàn có thể sử dụng File Vector.

Một ưu điểm khác nữa của ảnh File Vector chính là không bị giới hạn trong pixel như ảnh Bitmap. Đồng thời, chúng cũng có khả năng tự động cập nhật lại các điểm ảnh khi người dùng thay đổi kích thước. 

Chính nhờ vậy mà người dùng không bao giờ lo đến việc ảnh bị mờ, vỡ ảnh trong quá trình in.

Xem thêm: Bảng giá in vé gửi xe

Đường nét trên ảnh Vector bị hạn chế về màu sắc, thế nên chỉ tạo nên những màu ổn định chứ không xử lý được toàn diện vấn đề về màu.

Nhiều người đánh giá ảnh Vector có màu không thật như ảnh Bitmap, đó là nguyên vì sao đôi khi bạn có thể sẽ cảm thấy hụt hẫng vì bức ảnh bạn làm sẽ không có màu chân thật như bạn mong muốn.

Ảnh vector là ảnh được tạo nên từ phần mềm. Vậy nên bạn không thể scan hình ảnh và lưu ảnh lại dưới dạng File Vector mà không sử dụng các phần mềm chuyên dụng. 

Nếu cần Scan ảnh, bạn cần chuyển đổi ảnh Vector sang Bitmap. Quá trình chuyển đổi cũng dễ dàng, chứ không quá phức tạp và cầu kỳ.

Lưu ý, khi bạn đã lựa chọn chuyển đổi ảnh Vector sang ảnh Bitmap thì ảnh của bạn sẽ mất tất cả những tính năng tuyệt vời như khi đang ở file ảnh Vector. Vì vậy, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ nhé.

Nhiều người đánh giá ảnh Vector có màu không thật như ảnh Bitmap

Ngoài ra, Vector còn có những nhược điểm như:

  • Không có nền Background
  • Họa tiết giống phim hoạt hình
  • Không phù hợp với những ảnh cần sự chân thực

Theo VIETADV, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hai định dạng file Vector hay Bitmap để in ảnh. Tùy vào nhu cầu, bạn có thể lựa chọn cho mình những định dạng riêng.

File vector cũng không quá thần thánh như bạn nghĩ, và file Bitmap cũng chưa bao giờ bị đánh giá thấp hơn file vector cả.

Trong thiết kế, in ấn có một số loại ảnh khi phóng to sẽ mờ và hiện nhiều ô vuông. Một số khác vẫn giữ được độ sắc nét và không có ô vuông. Đó chính là điểm khác biệt đặc trưng của ảnh vector và ảnh bitmap. Đây là một trong những kiến thức cơ bản cần có để thiết kế một ấn phẩm chất lượng. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai loại ảnh này.

ảnh vector và ảnh bitmap
ảnh vector và ảnh bitmap

Khái niệm ảnh vector và ảnh bitmap

Ảnh Vector được làm từ khái niệm vector trong toán học. Chúng tạo ra bởi tập hợp các đường vector [đường thẳng và đường cong] với nhau,  từ đó tạo nên các hình tròn hoặc hình đa giác.

Ảnh vector sử dụng các phần mềm đồ họa vector để tạo ra các sản phẩm, các bức ảnh vector. Ảnh vector được lưu phổ biến dưới dạng PDF, CMD, AI, CDR, SVG, CMX, WMF DXF. Phần mềm chuyên dụng để chỉnh sửa vector, ảnh vector là Adobe Illustrator và Corel.

ảnh vector và ảnh bitmap
ảnh vector và ảnh bitmap
ảnh vector và ảnh bitmap
ảnh vector và ảnh bitmap
ảnh vector và ảnh bitmap

Ảnh Bitmap [Raster Image] – hay còn gọi là ảnh mành hóa trong kĩ thuật. Là loại ảnh dùng một loạt các pixel [điểm ảnh] để biểu thị hình ảnh. Mỗi pixel [điểm ảnh] là một hình vuông được gán một vị trí và giá trị màu cụ thể tạo nên hình ảnh.

Định dạng phổ biến của bitmap được sử dụng trên web là PNG, JPG, BMP, TIFF, PSD, JPEG và GIF. Phần mềm chuyên dụng để chỉnh sửa ảnh bitmap là Adobe Photoshop.

ảnh vector và ảnh bitmap
ảnh vector và ảnh bitmap
ảnh vector và ảnh bitmap

Độ phân giải hình ảnh là gì ?

Độ phân giải hình ảnh hay còn gọi là độ phân giải màn hình. Độ phân giải là số điểm ảnh tính trên 1 đơn vị diện tích [inch]. Đơn vị dùng trong kỹ thuật là pixel per inch [còn gọi là ppi hoặc pixel/inch].

Hình ảnh hiển thị trên sản phẩm công nghệ thường là 72 ppi. Hình ảnh trên file in ấn độ nét cao khoảng 150 – 300 dpi.

ảnh vector và ảnh bitmap

Làm sao để phân biệt file ảnh vector và file ảnh bitmap?

Do tính chất của hai loại ảnh này khác nhau nên chúng có định dạng file khác nhau.

Thường được làm qua các phần mềm thiết kế đồ họa như Adobe Illustrator và Corel. Do đó, khi phóng ra kích thước lớn sẽ không bị bể ảnh. File ảnh vector nhẹ hơn file ảnh bitmap do nó chỉ chứa những màu sắc cơ bản.

Các định dạng file ảnh vector thường gặp là: .cdr [corel], .psd [photoshop], .ai [illustrator],  .esp, .pdf. Những định dạng này thường đi kèm với phần mềm thiết kế tạo ra ảnh đó.

ảnh vector và ảnh bitmap
ảnh vector và ảnh bitmap

File ảnh bitmap là file tập hợp bởi nhiều điểm ảnh pixel. Nếu mật độ pixel càng nhiều thì hình ảnh càng sắc nét. Cũng giống như điện thoại hay máy tính, nếu số lượng điểm ảnh càng lớn thì màn hình càng rõ nét.

Ảnh đồ họa bitmap là loại ảnh đã xuất ra dưới dạng ảnh. Nếu ảnh bitmap nhỏ khi phóng to sẽ bị bể ảnh, mờ đi. Các định dạng mở rộng ảnh bitmap là: .jpg, .jpeg, .tip, .gif. Ảnh bitmap độ phân giải cao sẽ ít bị răng cưa khi phóng to. Còn những ảnh kích thước nhỏ hoặc độ phân giải thấp thì ngược lại.

ảnh vector và ảnh bitmap
ảnh vector và ảnh bitmap

Các phần mềm chỉnh sửa ảnh vector và ảnh bitmap phổ biến hiện nay là gì?

Các phần mềm chỉnh sửa ảnh vector bao gồm:

  • Adobe Illustrator
  • CorelDRAW
  • Xara Xtreme
  • Serif DrawPlus
  • Inkscape
ảnh vector và ảnh bitmap

Các phần mềm chỉnh sửa ảnh bitmap bao gồm:

  • Microsoft Paint
  • Adobe Photoshop
  • Corel Photo-Paint
  • Corel Paint Shop Pro
  • The GIMP
ảnh vector và ảnh bitmap

Ưu điểm và nhược điểm của ảnh vector

Khi thay đổi kích thước của ảnh vector, bạn vẫn sẽ có hình ảnh chất lượng tốt, không bị mờ. Do ảnh vector có đặc điểm tự động cập nhật lại điểm ảnh, số lượng và vị trí của điểm đó. Bạn có thể thoải mái phóng to hay thu nhỏ hình ảnh mà không sợ bị mờ, vỡ hay làm giảm chất lượng của hình.

Khi in ấn nên lưu file vector để dễ chỉnh sửa sau này và độ sắc nét cao. Ngoài ra, file vector rất thích hợp để in ấn các sản phẩm khổ lớn như logo, backdrop, standee, banner.

Ảnh vector không phù hợp để tạo ra các ảnh thực. Ngoài ra, ảnh vector còn bị giới hạn các tone màu cơ bản nên khi xử lí file vector, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xử lí màu hơn.Ngoài ra, do các đường nét trên file được tạo từ 1 màu duy nhất. Người dùng không thể thấy điểm ảnh nên xử lý không được tốt nhất.

ảnh vector và ảnh bitmap
ảnh vector và ảnh bitmap
ảnh vector và ảnh bitmap

Ưu điểm và nhược điểm của ảnh bitmap

Ảnh bitmap có nhiều hiệu ứng in và màu đa dạng hơn vector, nên rất phù hợp cho bạn chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp và sửa đổi ấn phẩm in ấn chuyên sâu. Những kho ảnh tải trên mạng hầu hết là ảnh bitmap.

Ngoài ra, hiện nay có khá nhiều phần mềm thiết kế hỗ trợ bạn chuyển và xử lý ảnh bitmap. Khi làm xong có thể chuyển từ phần mềm này sang phần mềm khác mà không bị giảm chất lượng. Ảnh bitmap thích hợp để in các ấn phẩm quảng cáo khổ nhỏ như poster, card visit, tờ rơi, bìa tạp chí…

Điều quan trọng cần lưu ý là chất lượng in ấn đẹp hay không tùy thuộc vào độ phân giải và kích thước ảnh bitmap.

Cấu trúc ảnh bitmap sẽ bị thay đổi khi thu nhỏ, phóng to hình ảnh. Số lượng điểm ảnh sẽ tăng lên hoặc giảm đi theo tỷ lệ chỉnh sửa. Nếu tăng tỉ lệ ảnh lớn thì điểm ảnh chèn vào không đủ, gây ra tình trạng bể ảnh, mờ ảnh.

Để khắc phục tình trạng này, cần tăng mật độ các điểm pixel của ảnh. Hãy chú ý đến các đơn vị đo lường như DPI [ số chấm trên mỗi inch ] hoặc PPI [ số pixel trên mỗi inch ].

Các file ảnh bitmap đẹp sẽ in được nếu đạt chuẩn độ phân giải. Nếu không bản in sẽ không đẹp như kỳ vọng.

ảnh vector và ảnh bitmap
ảnh vector và ảnh bitmap
ảnh vector và ảnh bitmap

Lưu ý về ảnh vector và ảnh bitmap

Ảnh vector thường xuất phát từ phần mềm. Bạn không thể scan hình ảnh, lưu lại dưới dạng file vector mà không thông qua phần mềm chuyển đổi chuyên dụng.

Ngược lại, ảnh vector có thể được chuyển đổi dễ dàng sang ảnh bitmap. Quá trình này được gọi là rasterizing. Khi bạn chuyển đổi ảnh vector sang ảnh bitmap, bạn có thể chỉ định độ phân giải cho ảnh bitmap.

Điều quan trọng cần nhớ là luôn lưu file gốc ảnh vector trước khi chuyển đổi nó sang ảnh bitmap. Một khi chuyển đổi sang ảnh bitmap, ảnh sẽ mất tất cả các phẩm chất tuyệt vời khi ở trạng thái vector.

Ví dụ khi chuyển đổi một ảnh vector sang ảnh bitmap với kích thước 100×100 pixel và sau đó cần một ảnh bitmap lớn hơn; bạn cần phải quay lại file ảnh vector gốc và xuất ra ảnh có kích thước mới.

ảnh vector và ảnh bitmap
ảnh vector và ảnh bitmap

In ấn nên sử dụng loại file nào?

Cả hai loại ảnh vector và ảnh bitmap đều có thể sử dụng để in ấn. Tuy nhiên, việc sử dụng phụ thuộc vào loại sản phẩm cần in, mục đích sử dụng và chất lượng file của bạn.

Có thể nhận thấy ảnh vector thường được lựa chọn nhiều hơn bởi sự thay đổi kích thước linh hoạt, sản phẩm xuất ra yêu cầu ảnh ít dung lượng hơn ảnh bitmap. Bên cạnh đó, ảnh vector khi hiển thị trên màn hình độ phân giải cao hoặc máy in sẽ sắc nét hơn bitmap.

Tuy nhiên, hiện nay các thiết bị như máy in, máy chiếu đều sử dụng thiết bị raster, điều này có nghĩa là các ảnh vector cần phải chuyển sang dạng bitmap mới có thể xuất ra được. Vì thế ảnh bitmap vẫn đóng vai trò cần thiết, rất quan trọng đối với designer làm trong lĩnh vực thiết kế in ấn.

Ngoài ra,  ảnh bitmap [ file .PSD, PNG, JPG, JPEG] vẫn sẽ cho ra những ấn phẩm chất lượng nếu file của bạn đúng kích thước và hình ảnh trong file không bị vỡ.

Lời kết

Hi vọng bài viết đã đưa đến cho bạn thông tin hữu ích về ảnh vector và ảnh bitmap. Đặc điểm cũng như những phần mềm hữu ích để tạo ảnh vector và ảnh bitmap.

Nếu bạn còn thắc mắc không biết làm thế nào để tạo ảnh bitmap và vector, hoặc cách chuyển bitmap sang vector như thế nào. Hãy tham khảo thêm những bài viết khác trên website của chúng tôi hoặc liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Video liên quan

Chủ Đề