Ví dụ kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc

Kinh tế học thực chứng là một nhánh

You must be registered for see links

quan tâm tới chuyện miêu tả và giải thích các hiện tượng kinh tế (Wong, 1987, tr. 920). Nó tập trung vào các sự kiện và các quan hệ nhân-quả, phát triển và thử nghiệm các lý luận kinh tế.
Kinh tế học thực chứng, với tư cách là một môn

You must be registered for see links

quan tâm tới chuyện phân tích hành vi kinh tế. Nó bất quan tâm tới chuyện phán xét giá trị kinh tế (đây là chuyện của

You must be registered for see links

). Ví dụ, lý thuyết kinh tế học thực chứng có thể miêu tả chuyện tăng

You must be registered for see links

ảnh hưởng tới

You must be registered for see links

thế nào, nhưng nó bất đưa ra một đề nghị nào về cần có chính sách gì khi đó.
Cơ sở phương pháp luận cho sự phân biệt thực chứng/chuẩn tắc nằm ở gốc rễ của sự phân biệt sự kiện/giá trị trong triết học.
Kinh tế học chuẩn tắc là một nhánh

You must be registered for see links

chuyên phán xét xem nền

You must be registered for see links

phải như thế nào hay phải có chính sách kinh tế gì để đạt được một mục tiêu đáng có. Kinh tế học chuẩn tắc chú ý tới sự đáng có của những mặt nhất định của nền kinh tế. Nó nhấn mạnh sự cần thiết có các

You must be registered for see links

.
Chú ý là kinh tế học chuẩn tắc (phải như thế nào) khác với

You must be registered for see links

(như thế nào). Tuy nhiên, chuyện phán xét các giá trị chuẩn tắc đòi hỏi phải có những điều kiện (giả thiết), và khi điều kiện thay đổi thì giá trị cũng thay đổi.

Chính vì vậy mà mình cùng ý với câu trả lời của AXPRO .
Câu b,c,g, i là kinh tế học thực chứng
còn lại là kinh tế học chuẩn tắc.

Kinh tế học thực chứng (positive economics) là phương pháp nghiên cứu kinh tế đòi hỏi mọi thứ đều phải được chứng minh, kiểm nghiêm, chứ không tìm cách nhận định là sự vật phải hay nên như thế nào. Chẳng hạn, nhận định (hay phán đoán) “biện pháp cắt giảm thuế thu nhập làm tăng mức chỉ tiêu cho tiêu dùng trong nền kinh tế là một nhận định có thể xác nhận hay phủ nhận thông qua phân tích bằng chứng thực nghiệm hiện có (thực chứng) về ảnh hưởng của thuế đối với chỉ tiêu. Kinh tế học thực chứng tìm cách xác định mối liên hệ giữa các biến số kinh tế, lượng hoá và tính toán các mối quan hệ này, và đưa ra các dự báo về điều sẽ xảy ra nếu một hay nhiều biến số thay đổi. Xem kinh tế hục chuẩn tắc.

Kinh tế học chuẩn tắc (tiếng Anh: Normative Economics) nhắm tới việc xác định được điều gì nên hay không nên xảy ra, và đưa ra các giải pháp cho các tình huống, sự kiện kinh tế.

Khái niệm

Kinh tế học chuẩn tắc trong tiếng Anh là Normative Economics.

Kinh tế học chuẩn tắc là một quan điểm về kinh tế học phản ánh các qui tắc, hoặc qui định về ý thức hệ, các phán đoán đối với phát triển kinh tế, các dự án đầu tư, báo cáo và các viễn cảnh. Không giống như kinh tế học thực chứng dựa vào phân tích dữ liệu khách quan, kinh tế học chuẩn tắc rất quan tâm đến các phán đoán và tuyên bố chủ quan của "những gì nên xảy ra" thay vì các sự kiện xảy ra dựa trên mối quan hệ nhân quả. 

Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra các đánh giá ý thức hệ về các hoạt động kinh tế có thể xảy ra nếu các chính sách công bị thay đổi.

Những điều cơ bản về kinh tế học chuẩn tắc

Mục tiêu của kinh tế học chuẩn tắc là xác định các chương trình, tình huống và điều kiện kinh tế khác nhau mà con người muốn diễn ra hoặc muốn né tránh, bằng câu hỏi điều gì sẽ xảy ra hoặc điều gì nên xảy ra. Do đó, các tuyên bố chuẩn tắc thường đưa ra phân tích dựa trên ý kiến về những gì được cho là đáng mong ước. 

Ví dụ, phát biểu cho rằng chúng ta nên cố gắng tăng trưởng kinh tế x% hoặc giữ lạm phát ở mức y% có thể được coi là chuẩn tắc.

Kinh tế học hành vi cũng bị coi là chuẩn tắc do tâm lí học nhận thức được sử dụng để thúc đẩy (cú hích) con người đưa ra quyết định tốt hơn bằng cách thiết lập kiến trúc lựa chọn của họ.

Trong khi kinh tế học thực chứng mô tả các tình huống và điều kiện kinh tế để chúng xảy ra, mục đích của kinh tế học chuẩn tắc là nhằm đưa ra các giải pháp. Các tuyên bố trong kinh tế học chuẩn tắc được sử dụng để xác định và đề xuất các phương án thay đổi chính sách kinh tế hoặc gây ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế.

Các ví dụ về kinh tế học chuẩn tắc

Một ví dụ về kinh tế học chuẩn tắc là "Chúng ta nên cắt giảm một nửa thuế để tăng mức thu nhập khả dụng." Ngược lại, một nhận xét thuộc kinh tế thực chứng hoặc mang tính khách quan sẽ là "Dựa trên dữ liệu trong quá khứ, việc cắt giảm thuế lớn sẽ giúp ích cho nhiều người, nhưng những hạn chế về ngân sách của chính phủ khiến cho lựa chọn đó không khả thi." 

Lời tuyên bố đầu tiên thuộc kinh tế chuẩn tắc bởi nó phản ánh các đánh giá chủ quan. Tuyên bố này thể hiện ý kiến cho rằng mức thu nhập khả dụng phải được tăng lên.

Những tuyên bố có bản chất thuộc kinh tế học chuẩn tắc không thể được kiểm tra hoặc dùng để chứng minh cho các giá trị thực tế hoặc mối quan hệ nguyên nhân và kết quả hợp lí. 

Các ví dụ của tuyên bố thuộc kinh tế học chuẩn tắc bao gồm "Phụ nữ nên được nhận khoản vay giáo dục cao hơn nam giới", "Người lao động nên hưởng phần lợi nhuận tư bản lớn hơn" và "Công dân lao động không nên phải trả tiền cho dịch vụ y tế". 

Các tuyên bố thuộc kinh tế học chuẩn tắc thường chứa các từ khóa như "nên" và "không nên".

(Theo investopedia.com)

Kinh tế học : Sự khác nhau giữa Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc là gì


Kinh tế học thực chứng nghiên cứu mục đích hay những lý giải khoa học về cách vận hành của nền kinh tế.
Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra những khuyến nghị dựa trên những nhận định mang giá trị cá nhân.

  
Trong nghiên cứu Kinh tế học, cần phân biệt giữa Kinh tế học chuẩn tắc và Kinh tế học thực chứng. 

Mục tiêu của Kinh tế học thực chứng là phân tích xem xã hội ra quyết định như thế nào về tiêu dùng, sản xuất và trao đổi hàng hóa. Nó vừa có mục đích giải thích nguyên nhân hoạt động của nền kinh tế vừa cho phép dự báo về cách phản ứng của nền kinh tế trước những biến động. Trong kinh tế học thực chứng, chúng ta hành động như những nhà khoa học khách quan. Bất kể quan điểm chính trị hay giá trị văn hóa của chúng ta là gì, chúng ta xem xét thế giới thực sự hoạt động như thế nào. Ở giai đoạn này, không có chỗ cho những nhận định mang giá trị cá nhân. Chúng ta xem xét những luận điểm dưới dạng: nếu điều này thay đổi thì điều kia sẽ xảy ra. Về mặt này, kinh tế học thực chứng giống như những môn khoa học tự nhiên (vật lý, địa chất học hay thiên văn học). Các nhà kinh tế học với các quan điểm chính trị hoàn toàn khác nhau đều đồng ý rằng khi chính phủ áp đặt thuế đối với một loại hàng hóa, giá của hàng hóa đó sẽ tăng lên. Câu hỏi chuẩn tắc liên quan đến việc giá cả tăng lên có tốt hay không là một vấn đề hoàn toàn khác.Cũng giống như bất kỳ một môn khoa học nào khác, nó cũng có những câu hỏi chưa giải đáp được, còn có nhiều bất đồng. Những bất đồng này chính là những thách thức đặt ra cho kinh tế học thực chứng. Quá trình nghiên cứu sẽ giải đáp một số các vấn đề này nhưng những vấn đề mới lại phát sinh, cung cấp hướng cho các nghiên cứu mới.Việc nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về nguyên tắc có thể giải đáp nhiều vấn đề còn tốn động trong kinh tế học thực chứng. Không thể có những nghiên cứu đó về giải pháp cho những vấn đề trong kinh tế học chuẩn tắc. Kinh tế học chuẩn tắc dựa trên những nhận định mang tính giá trị chủ quan chứ không dựa vào gnhiên cứu về sự thực khách quan. Phát biểu sau đây kết hợp kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc: “Những người cao tuổi có chi phí chăm sóc y tế rất cao và chính phủ nên trợ cấp cho họ”. Phần thứ nhất của luận điểm trên là nhận định trong kinh tế học thực chứng. Nó là một nhận định về sự vận động của thế giới thực. Chúng ta có thể hình dung được một chương trình nghiên cứu để xác định nhận định đó có chính xác không.Phần thứ hai của luận điểm này – đề xuất chính phủ nên làm gì – không thể chứng minh được là đúng hay sai bằng bất cứ điều tra nghiên cứu khoa học nào. Nó là một nhân định mang giá trị chủ quan dựa trên cảm giác của người đưa ra nhận định đó. Nhiều người có thể có cùng nhận định chủ quan này. Những người khác có thể phản đối một cách hợp lý. Bạn có thể cho rằng tốt hơn là chuyển nguồn lực khan hiếm của xã hội sang việc cải thiện môi trường hơn là để chăm sóc sức khỏe cho người đã có tuổi.Kinh tế học không thể chỉ ra nhận định này của kinh tế học chuẩn tắc là đúng và nhận định kia là sai. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích hay các ưu tiên của cá nhân hay xã hội đưa ra sự lựa chọn. Nhưng chúng ta có thể sử dụng kinh tế học thực chứng để chỉ rõ một danh mục các lựa chọn mà từ đó xã hội phải đưa ra sự lựa chọn chuẩn tắc của mình.Hầu hết các nhà kinh tế đều có quan điểm chuẩn tắc. Một số nhà kinh tế nổi tiếng về những khuyến nghị chuẩn tắc nhất định. Tuy nhiên, vai trò ủng hộ này về việc xã hội nên làm gì cần phải được phân biệt rõ ràng với vai trò của nhà kinh tế là một chuyên gia về các kết cục của việc thực hiện một hành động. Trong vai trò sau, nhà kinh tế chuyên nghiệp đưa ra lời khuyên chuyên môn dựa trên kinh tế học thực chứng. Các nhà kinh tế thận trọng thường phân biệt rạch ròi giữa vai trò là một nhà tư vấn chuyên môn trên phương diện kinh tế học thực chứng với việc học là một công dân đang ủng hộ cho những lựa chọn chuẩn tắc nhất định.

Theo David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch. Kinh tế học. McGraw-Hill. Tái bản lần thứ 8. Bản dịch tiếng Việt. Nhà Xuất Bản Thống Kê. Hà Nội. 2008.

Kinh tế học : Sự khác nhau giữa Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc là gì

Phân biệt chuẩn tắc và thực chứng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Kinh tế công cộng để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Phân biệt chuẩn tắc và thực chứng

Kinh tế học công cộng giới thiệu hai cách tiếp cận nghiên cứu hoạt động của khu vực công: (i) Phương pháp chuẩn tắc, tập trung vào những việc mà Chính phủ nên làm; và (ii) Phương pháp thực chứng, tập trung vào miêu tả và giải thích cả những việc mà Chính phủ làm và hậu quả của việc đó là gì.

Sự phân biệt vừa được trình bày giữa việc phân tích các hậu quả chính sách của Chính phủ và việc đánh giá mong muốn của mỗi chính sách cụ thể có ý nghĩa rất quan trọng. Phân tích thường thuộc về kinh tế học thực chứng (KTHTC), còn đánh giá là kinh tế học chuẩn tắc (KTHCT) hay kinh tế phúc lợi.

Kinh tế học thực chứng không chỉ liên quan đến phân tích hậu quả chính sách cụ thể mà còn miêu tả các hoạt động của khu vực công cộng và các lực lượng chính trị và kinh tế làm cho các chương trình cụ thể này tồn tại. Khi các nhà kinh tế học vượt ra ngoài các sự phân tích thuần túy của kinh tế học thực chứng, họ sẽ chuyển qua địa hạt của KTH chuẩn tắc. KTH chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá xem các chính sách khác nhau vận hành tốt đến mức nào, và việc xây dựng những chính sách mới cho phù hợp hơn với mục tiêu nhất định.

KTH chuẩn tắc đưa ra những nhận định như: "nếu Chính phủ muốn hạn chế nhập khẩu dầu lửa một cách ít tốn kém nhất đối với Chính phủ và người tiêu dùng, thì dùng biện pháp đánh thuế nhập dầu tốt hơn biện pháp cấp hạn ngạch”. Hoặc là, "nếu mục tiêu của chương trình nông nghiệp là hỗ trợ các chủ trang trại nghèo hơn, thì hệ thống trợ giá không hay bằng hệ thống chuyển giao thu nhập được xây dựng một cách phù hợp”. Nói cách khác, trong KTH chuẩn tắc, các nhà kinh tế so sánh mức độ đáp ứng mục tiêu mong muốn của các chương trình khác nhau của Chính phủ, và xác định xem những chương trình nào đáp ứng mục tiêu tốt nhất. Ngược lại, KTH thực chứng đưa ra những nhận định như: "Áp dụng hạn ngạch đối với dầu lửa trong những năm 1950 dẫn đến tăng giá nội địa và giảm sút những nguồn tài nguyên thiên nhiên nhanh hơn”. Những nhận định như vậy chỉ đơn giản là miêu tả tác động của chương trình, mà không có đánh giá xem những mục tiêu dự định có đạt được hay không, không có sự đánh giá gì về việc những hậu quả đó là mong muốn hay không.

Khi các nhà kinh tế đưa ra những nhận định này, họ cố gắng không áp đặt tiêu chuẩn hay giá trị của riêng họ. Họ thường chỉ coi mình là người cung cấp sự "trợ giúp về kỹ thuật” cho các nhà hoạch định chính sách, giúp họ đạt tới mục tiêu. Đồng thời, các nhà kinh tế thường có nhận xét về các mục tiêu mà chính khách và các nhà hoạch định chính sách đề ra; đôi khi đưa ra nhận định rằng mục tiêu của họ không phải là mục tiêu thực. Có nhiều công việc chứa đựng sự ngầm ẩn. Các nhà kinh tế có thể dựa vào sự việc là có một chương trình nào đó khác với cái mà lẽ ra phải xây dựng nhằm đạt được mục tiêu đã định, để lập luận rằng mục tiêu thực phải là khác, và họ suy luận ra những mục tiêu thật của chương trình là gì bằng cách nghiên cứu hậu quả của nó.

Các nhà kinh tế cũng cố gắng xem xét, khi các mục tiêu có mâu thuẫn với nhau, thì mức độ mâu thuẫn đến đâu, nhằm kiến nghị cách giải quyết mâu thuẫn đó. Họ cũng cố gắng làm sáng tỏ những ý nghĩa, tác dụng đầy đủ của hệ thống giá trị; những giá trị nào là cơ bản, những giá trị nào là phát sinh từ những giá trị khác cơ bản hơn. Công việc của họ thường sát công việc của các nhà triết học chính trị.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân biệt chuẩn tắc và thực chứng về phân tích các hậu quả chính sách của Chính phủ và việc đánh giá mong muốn của mỗi chính sách cụ thể có ý nghĩa rất quan trọng....

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Phân biệt chuẩn tắc và thực chứng. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.