Ví dụ về con người Việt Nam và ý thức về bản thân

Khái niệm

+ Theo nghĩa rộng: Ý thức là tinh thần, tư tưởng của con người như ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức đoàn, ý thức lớp… 

+ Theo nghĩa hẹp: Ý thức là một khái niệm được dùng để chỉ một cấp độ đặc biệt trong tâm lý con người. Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức mà con người đã tiếp thu được [là tri thức về tri thức, phản ánh của phản ánh].

Có thể ví ý thức như “cặp mắt thứ hai” soi vào kết quả [các hình ảnh tâm lý] do “cặp mắt” thứ nhất [cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, cảm xúc…] đem lại. Với ý nghĩa đó ta có thể nói: Ý thức là tồn tại được nhận thức.

Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại dưới thế giới khách quan.

Ví Dụ: Tự ý thức bản thân.

Khi ta nhắc đến “cô giáo” ta sẽ hình dung ra hình ảnh cô giáo theo ý thức của chủ thể.

– Vai trò của ý thức:  “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”
– Ý thức không tham gia đầy đủ vào quá trình điều khiển, điều chỉnh hoạt động:
                                    “No bớt ngon giận mất khôn”

Thuộc tính của ý thức

Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới 

Đây là khả năng ý thức một cách khái quát bản chất hiện thực khách quan. Con người muốn có ý thức đầy đủ, sâu sắc cần phải có tư duy khái quát về bản chất thế giới khách quan. Tức là muốn có ý thức trước tiên con người phải hiểu biết về thế giới khách quan. 

Vì vậy ý thức giúp cho con người:   

 – Nhận thức cái bản chất, nhận thức khái quát bằng ngôn ngữ.    

– Dự kiến trước kế hoạch, kết quả của hành vi làm cho hành vi mang tính chủ động. 

VD: khi tham gia giao thông muốn con người có ý thức trong quá trình giao thông thì trước tiên họ phải biết về luật lệ giao thông. Từ đó mới hình thành nên ý thức con người và sẽ lường trước được những hành vi của mình là đúng hay sai. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng vậy con người muốn hình thành nên ý thức về một điều gì đó thì phải có nhận thức về điều đó.

 Ý thức thể hiện thái độ của con người về thế giới 

Con người phản ánh hiện thức khách quan bằng cách tỏ thái độ với nó. Những thái độ muôn màu, muôn vẻ là biểu hiện mức độ ý thức của con người về thế giới khách quan.    

Có những biểu hiện tích cực của con người góp phần vào cải tạo thế giới khách quan. Ngược lại một số biểu hiện của con người phá hoại thế giới khách quan. 

VD: một người có ý thức khi tham gia giao thông họ sẽ bình thản và tỏ thái độ vui vẻ khi dừng đèn đỏ trong khi đó một số người thì tỏ thái độ bực bội, thậm chí là vượt đèn đỏ. Thông qua thái độ của họ ta có thể đánh giá được ý thức của họ như thế nào.

Ý thức thể hiện năng lực điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người

Người có ý thức là người biết điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh sống.

VD: mặc dù rất mệt mỏi nhưng Hoa vẫn cố gắng thức suốt đêm để hoàn thành đề án bài tập của mình.  

Từ VD trên cho ta thấy Hoa là người có ý thức rất cao trong học tập, mặc dù rất mệt mỏi nhưng cô ấy vẫn cố gắn điều chỉnh hành vi của mình để hoàn thành bài tập. 

Khả năng tự ý thức

Con người không chỉ ý thức về thế giới, mà ở mức độ cao hơn, con người có khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh hoàn thiện mình. 

VD: Adam Khoo đã từng viết cuốn sách tôi tài giỏi và bạn cũng thế và đây là cuốn sách hay và được bán chạy nhất mọi thời đại. Trong cuốn sách ông đã kể về cuộc đời của mình từng là một cậu học sinh tệ nhất nhưng rồi cuối cùng ông cũng đã thành công vì ông đã nhận thức được khả năng của mình không chỉ là vậy. Đây thể hiện khả năng tự ý thức của ông.

Cấu trúc của ý thức

VD: Việc hút thuốc lá nơi công cộng.

  • Mặt nhận thức: mùi thuốc, khói thuốc.
  • Mặt thái độ của ý thức: Khó chịu, phản cảm.
  • Mặt năng động của ý thức: tránh xa, nhắc nhở, phản đối.

Ý thức có cấu trúc phức tập bao gồm nhiều mặt là một chỉnh thể mang lại cho thế giới tâm hồn của con người một chất lượng mới. 

Ý thức có 3 mặt thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hành động có ý thức của con người.

Mặt nhận thức: Đây là sự nhận thức của ý thức, hiểu biết của hiểu biết. 

Bao gồm 2 quá trình: 

Nhận thức cảm tính: mang lại những tư liệu cho ý thức; cảm giác cho ta hình ảnh từng thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng; tri giác mang lại cho ta những hình ảnh trọn vẹn bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Những hình ảnh đó giúp chúng ta thấy được sự tồn tại thật của thế giới khách quan và đó là nội dung ban đầu và cũng là bậc sơ cấp của ý thức.    

Nhận thức lý tính: mang lại cho ta hình ảnh khái quát bản chất của thực tại khách quan và mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng. Đây là nội dung hết sức cơ bản của tri thức. Tri thức là hạt nhân cơ bản của ý thức. Do vậy ý thức là sự hiểu biết về thế giới khách quan. 

Mặt thái độ: Nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ thể đối với thế giới. 

VD: thái độ lựa chọn: khi đi mua đồ, hai bộ đồ mà chúng ta điều thích nhưng túi tiền có hạn chỉ có thể mua một bộ, lúc này trong tư duy của con người sẽ xuất hiện thái độ so sánh đối chiếu để chọn bộ đồ phù hợp và tốt nhất. 

VD: thái độ cảm xúc: sự yêu thương, ghét, hờn… khi xem một vở kịch cảm động có người khóc, lúc này họ đã thể hiện thái độ cảm xúc. 

VD: thái độ đánh giá: sự nhận xét về một người nào đó, đẹp, xấu… Mặt năng động:    

Ý thức điều chỉnh, điều khiển hoạt động của con người làm cho hoạt động có ý thức. 

Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến cả bản thân. Một con người có ý thức hay không sẽ được đánh giá qua mặt này của ý thức. 

VD1: Nhà của A và B ở cạnh nhau. Mặc dù là một người có học thức cao và hiểu biết vấn đề rộng nhưng vì muốn cho nhà mình sạch mà A cứ ném rác qua nhà B.    

Phân tích VD trên ta thấy A là một người chưa có ý thức thật sự. Rõ ràng ông là người có nhận thức và khá hiểu biết hành động của bản thân mình là sai nhưng ông vẫn làm, vì trong cấu trúc ý thức của ông A chỉ mới hình thành 2 mặt đó là mặt nhận thức và mặt thái độ vẫn chưa có mặt năng động để điều chỉnh hành vi của mình. 

VD2: Hoa là một sinh viên giỏi. 

+ Mặt nhận thức: Hoa nhận thức được việc học của mình là rất quan trọng. 

+ Mặt thái độ: Hoa rất thích việc học, luôn đi học đúng giờ và tự hoàn thành bài tập không để ai phải nhất nhở. 

+ Mặt năng động: Hoa lên những kế hoạch cho học tập và thực hiện theo kế hoạch để đạt kết quả tốt trong học tập.

+ Qua ví dụ trên ta thấy Hoa là một người rất có ý thức trong học tập.

Đại hội XII của Đảng đúc kết các đặc tính cơ bản của con người mới trong thời kỳ quá độ hiện nay là: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam”.

Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XI “Về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, đã xác định, trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Đây chính là điển hình hóa con người mới hiện nay, mỗi người, mỗi gia đình và tổ chức, đoàn thể hoặc nhóm xã hội... lưu tâm trong hướng hoạt động của mình, qua đó tạo sức mạnh tổng hợp xây dựng con người mới thời hiện đại.

Yêu nước

Theo giáo sư Trần Văn Giàu, đây là “sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam”. Trước hết, từ nguồn gốc lịch sử nhiều ngàn năm của dân tộc ta, nhà nước Văn Lang xuất hiện rất sớm, khoảng 2.700 năm trước, hợp nhất tự nguyện của 15 bộ lạc anh em, có cương vực ổn định, có văn hóa rực rỡ, có sức mạnh vật chất đáng kể… Thứ đến là chuỗi dài các cuộc chiến tranh chống xâm lăng của những nước lớn mạnh hơn gấp nhiều lần, trong đó 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, đánh đổ ách đô hộ nhà Minh, phá tan quân Thanh, và các cuộc chiến tranh chống thực dân, đế quốc, bành trướng. Yêu nước ngày nay là động lực phấn đấu toàn dân tộc vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; được Trung ương khẳng định là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; dân giàu, nước mạnh là yếu tố vật chất; dân chủ, công bằng là yếu tố tinh thần; tổng hợp lại là nước Việt Nam văn minh. Bằng nhiều phương thức khác nhau, hun đúc chủ nghĩa yêu nước là nội dung chủ yếu của mỗi người, gia đình và toàn xã hội.

Nhân ái

Đây là tình yêu thương, một nội dung của đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là chuẩn mực trong quan hệ bao trùm nhất, mỗi người với đồng loại nói chung, là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp khởi nguồn sự gắn kết trong cộng đồng, xã hội. Gia đình là môi trường giáo dục về lòng nhân ái trực tiếp và thường xuyên nhất. Có thể khẳng định: một người không có tình yêu thương đồng loại, tức không đạt chuẩn đạo đức trong cuộc sống của mình.

Nghĩa tình

Là tình yêu thương, khảng khái, chân thành, vì mọi người..., là lối sống vì điều thiện, không ích kỷ, có chia sẻ khi đang thắng lợi, có phục thiện và cầu tiến khi đang thất thế. Cuộc sống nghĩa tình, đầy tình nghĩa luôn thể hiện nơi một gia đình hòa thuận, xóm giềng tương thân tương ái. Lấy nghĩa tình làm đầu, chúng ta khắc phục được tính ích kỷ tranh giành quyền lợi, tính tự phụ, tự cao, tự đại; suy cho cùng là tránh được chủ nghĩa cá nhân luôn đeo bám bên mình mỗi người. Sống có nghĩa có tình đã tồn tại hàng ngàn năm nay trong đời sống nhân dân ta; khi gắn với chủ nghĩa Mác - Lênin thì càng được mở rộng, không chỉ trong nước mà còn ngoài nước, không chỉ trong vấn đề dân tộc mà còn có trong vấn đề giai cấp...

Trung thực

Là đức tính chân thật của mỗi người; người trung thực là người có bản lĩnh trong ứng xử trước các mối quan hệ. Làm được việc tốt, ta dễ trung thực hơn là khi phạm lỗi; nói cách khác tự đánh giá mình đã không dễ, phê bình người khác càng khó hơn, phải suy nghĩ chín chắn. Trước lỗi lầm, nhiều người thường né tránh, biện hộ, vì sợ bị đánh giá thấp kém hoặc tiêu cực dẫn đến sút giảm thanh danh và lòng tự tôn của mình. Do đó, trước thành công hay thất bại, khẳng định tính trung thực đòi hỏi bản lĩnh mỗi người; người có trí tuệ, phấn đấu đè nén tính tự tôn, xóa dần bệnh tự ti, sẽ thực hiện thành công tính trung thực trong các mối quan hệ.

Đoàn kết

Đây là truyền thống của dân tộc ta từ nhiều ngàn năm qua, bắt nguồn từ sự gắn kết gia đình, dòng họ, làng xã... đến cả nước, nhất là khi làng nước đứng trước thiên tai, địch họa đe dọa sự tồn vong của cả cộng đồng. Tuy vậy, khi hòa bình, khi gia đình, làng xóm yên ổn, sự đoàn kết nhiều lúc trở thành hạng thứ yếu, ganh đua và cạnh tranh có lúc đến mức mất còn. Ngày nay, mặt trái của cơ chế thị trường có lúc vì tư lợi làm cho đổ vỡ tình cảm gia đình, dòng họ, láng giềng, làng nước. Do đó, giáo dục thường xuyên và phát huy truyền thống đoàn kết trong gia đình, gia tộc, mở rộng ra đoàn kết làng nước có ý nghĩa thực tế của mỗi gia đình và các nhóm xã hội, các đoàn thể trong cộng đồng dân tộc. Tìm kiếm các lợi ích chung được nhiều người thừa nhận để phát động sự gắn kết cộng đồng, đoàn kết các thành phần, các giới để phát triển xã hội bền vững. Đó là mục tiêu căn bản của xã hội ta ngày nay.

Cần cù

Là đức tính của người lao động chân chính; điều này chỉ phát huy cao nhất khi chúng ta chọn được cho mình một nghề nghiệp thích hợp, nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Cần cù là sự chăm chỉ, siêng năng trong công việc hàng ngày, là phần quan trọng của đức “cần” trong “cần, kiệm, liêm, chính” theo truyền thống đạo lý của cha ông chúng ta, và được Bác Hồ truyền giảng với ý nghĩa thời đại. Chữ cần còn bao gồm việc làm có kế hoạch tốt, có tư duy sáng tạo không ngừng nâng cao năng suất lao động. Đó là ý nghĩa thực tiễn của đặc tính cần cù trong con người mới hiện nay.

Sáng tạo

Là một chuỗi lao động miệt mài, nhuần nhuyễn, cộng thêm sự tác động của trí tuệ và từ bản năng bẩm sinh, đổi mới từng phần đến thay đổi tổng thể mang đến hiệu quả lao động tốt hơn hẳn. Để sáng tạo, con người cần tâm huyết với việc mình đang làm, biết vì sự tiến bộ cho mình và cho xã hội hoặc để đáp ứng một yêu cầu cao hơn của cộng đồng. Do đó, sáng tạo là đỉnh cao của con người có nhận thức đúng, ham thích việc đang làm, phát huy năng lực bẩm sinh, cùng với học hỏi tri thức xã hội mới có thể có sáng tạo nhằm không ngừng cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất... Sáng tạo là đức tính nổi trội của con người mới hiện nay.

Trên đây là những phạm trù về giá trị đạo đức được Trung ương Đảng trình bày như là một chọn lọc về những đức tính nổi bật của người Việt Nam trong bối cảnh nước ta phải ứng phó với nhiều thách thức trong cuộc mưu sinh và chống giặc ngoại xâm. Những phẩm chất đó cũng là sự minh chứng thuyết phục để giải đáp chuỗi giá trị tinh thần truyền thống mà nhân dân ta đã dày công vun đắp suốt hàng ngàn năm qua. Do đó, các tính chất này được lồng ghép vào trong tất cả các sinh hoạt, từ gia đình đến toàn xã hội

Tóm lại, đạo đức xã hội và công cuộc xây dựng con người mới là vấn đề căn bản trong phát triển xã hội hiện nay. Trước thách thức của thời cuộc, vừa phải giải quyết thực tế cuộc sống còn ở mức thấp, yêu cầu có tiến bộ nhanh, vừa chỉnh đốn việc nhà việc nước, vừa phải hội nhập và cạnh tranh quốc tế, vấn đề xây dựng con người mới trong bối cảnh hiện nay là rất quan trọng và cần kíp, cần được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc. Đó cũng là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình..., nhất là cán bộ, đảng viên!

TS. HOÀNG VĂN LỄ

Video liên quan

Chủ Đề