Vì sao nên soi cổ tử cung

Hầu hết phụ nữ, ai cũng từng một lần soi cổ tử cung khi đi khám phụ khoa. Vậy soi cổ tử cung để làm gì, tại sao cần phải soi cổ tử cung, soi cổ tử cung có đau không? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài này.
Soi cổ tử cung là phương pháp kiểm tra cổ tử cung vùng âm đạo và âm hộ nhằm phát hiện một số bệnh phụ khoa phụ nữ có thể mắc phải, chẳng hạn như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp cổ tử cung,...
Để soi cổ tử cung chính xác, bác sĩ sẽ dùng máy soi cổ tử cung, nếu phát hiện bất thường ở vùng soi cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy phần mô hay chất dịch bất thường để làm các xét nghiệm cần thiết. 

Việc soi cổ tử cung có ý nghĩa quan trọng đối với cả bác sỹ lẫn người cần nội soi. Khi bác sĩ phát hiện thấy bất thường khi khám ngoài và chỉ định nội soi tử cung tức là bạn có nguy cơ mắc một số bệnh như: nhiễm siêu vi trùng Papilloma gây mụn cóc bộ phận sinh dục, sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, viêm cổ tử cung, thay đổi tiền ung thư âm hộ, thay đổi tiền ung thư trong tế bào của cổ tử cung hay thay đổi tiền ung thư trong các mô của âm đạo. Nói cách khác, mục đích của soi cổ tử cung chính là giúp các bác sỹ xác định rõ ràng hơn loại bệnh bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghi ngờ của bác sỹ cũng là chính xác, do đó, bạn cũng không nên quá lo lắng khi được chỉ định soi cổ tử cung. Để việc soi cổ tử cung mang lại kết quả chính xác, bạn cần lưu ý một số điều sau trước khi soi cổ tử cung. Thứ nhất, không nên soi tử cung trong thời gian đang có kinh nguyệt vì như vậy rất khó cho bác sỹ xác định và chẩn đoán các tổn thương. Thứ hai, chị em nên ngừng quan hệ tình dục ít nhất hai ngày trước khi soi cổ tử cung bởi việc này có thể khiến quá trình nội soi gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, trong thời gian chuẩn bị soi cổ tử cung không sử dụng thuốc giảm đau vì như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả soi cổ tử cung. Cuối cùng, hãy thật thoải mái tinh thần khi nội soi tử cung bởi những ảnh hưởng về tâm lý có thể khiến việc soi tử cung không diễn ra suôn sẻ. Soi cổ tử cung thường được tiến hành bằng cách đưa mỏ vịt vào bên trong âm đạo, sau đó sử dụng máy soi cổ tử cung để quan sát bên trong. Máy soi cổ tử cung đặt bên ngoài âm đạo, vì vậy hoàn toàn không gây đau cho người bệnh. Nếu trong quá trình soi tử cung có bất thường, bác sĩ sẽ lấy mẫu sinh thiết nên bệnh nhân có thể chảy một ít máu từ âm đạo, kéo dài 1 đến hai ngày, gây đau nhẹ cho chị em. Triệu chứng này sẽ giảm dần theo thời gian. Ở một số trường hợp soi cổ tử cung, bệnh nhân có thể bị đau vùng chậu, đau bụng, … sau quá trình soi cổ tử cung. Tuy nhiên, các trường hợp này rất hiếm khi xảy ra nếu có bất thường, bạn nên đến ngay bác sĩ để kiểm tra và thăm khám lại.

Chị em  phụ nữ là những người có nguy cơ cao bị các bệnh về bộ phận sinh dục, do vậy, cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất chính là khám sức khỏe định kỳ, soi cổ tử cung 6 tháng/lần nếu lần khám trước đó không có gì bất thường để được điều trị kịp thời.

Sưu tầm: Nga Lily

Hợp tác chuyên môn

Xét nghiệm này mất khoảng 5 đến 10 phút và khá tương tự với làm Phết tế bào cổ tử cung [Pap smear]. Một điểm khác biệt giữa 2 xét nghiệm này là Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ phóng đại có tên là Máy soi cổ tử cung [Colposcope].

Thông thường bạn sẽ được đề nghị làm xét nghiệm Soi cổ tử cung nếu như bạn có một vài bất thường trong kết quả Phết tế bào cổ tử cung.

TẠI SAO CẦN SOI CỔ TỬ CUNG?

Nếu Bác sĩ tìm thấy một vấn đề bất thường từ việc khám và các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử, bạn sẽ được khuyến cáo thực hiện thêm Soi cổ tử cung. Các bất thường bao gồm:

  • Kết quả Phết tế bào cổ tử cung bất thường;
  • Khám trong âm đạo bằng tay ghi nhận có bất thường ở cổ tử cung;
  • Có xét nghiệm ghi nhận nhiễm HPV;
  • Chảy máu âm đạo bất thường không thể giải thích được nguyên nhân.

Bác sĩ cũng có thể thực hiện Soi cổ tử cung để chẩn đoán Ung thư cổ tử cung, Mụn sinh dục, Ung thư âm đạo và Ung thư âm hộ. Sau khi có kết quả Soi cổ tử cung, Bác sĩ sẽ cho bạn biết có nên thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác hay không.

SOI CỔ TỬ CUNG ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Bác sĩ sẽ cho bạn nằm trên bàn khám và sử dụng một dụng cụ nhỏ là mỏ vịt để có thể giữ âm đạo mở rộng. Sau đó, Bác sĩ dùng một tăm bông thấm dung dịch tương tự như giấm và lau vào cổ tử cung, âm đạo. Cảm giác sẽ hơi rát nhẹ nhưng nhờ vậy sẽ giúp Bác sĩ quan sát được các tế bào bất thường ở cổ tử cung [nếu có].

Sau đó, Bác sĩ sẽ dùng Máy soi cổ tử cung để quan sát cổ tử cung và âm hộ.

BẠN CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Không nên đặt bất cứ dung dịch/ thuốc gì vào âm đạo, ví dụ như các loại thuốc bôi tại chỗ dạng kem bởi vì các chất này gây khó khăn cho sự quan sát cổ tử cung. Thêm vào đó, không nên dùng cốc nguyệt san hoặc tampons trong một vài ngày trước ngày đi khám.

Hãy liên hệ Bác sĩ để dời lịch khám nếu như ra kinh nhiều vào ngày khám.

Vui lòng báo cho Bác sĩ biết nếu như bạn đang sử dụng các loại thuốc làm loãng máu [thuốc kháng đông,...]. Bởi vì các thuốc này có thể gây ra chảy máu nặng khi thực hiện các thủ thuật, đặc biệt là khi làm sinh thiết – bấm một mẫu mô nhỏ để làm giải phẫu bệnh.

Cuối cùng, hãy cho Bác sĩ biết nếu như bạn đang mang thai. Bạn vẫn có thể thực hiện Soi cổ tử cung nhưng chắc chắn sẽ không làm sinh thiết tế bào cổ tử cung.

CÓ THỰC SỰ CẦN SINH THIẾT CỔ TỬ CUNG KHÔNG?

Chỉ làm Sinh thiết cổ tử cung khi Bác sĩ tìm thấy vấn đề bất thường khi Soi cổ tử cung. Lúc này Sinh thiết cổ tử cung sẽ được thực hiện ngay sau khi kết thúc việc soi.

Bác sẽ sử dụng một dụng cụ nhỏ để lấy một mẫu mô từ các vị trí nghi ngờ. Thông thường bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu hoặc đau nhẹ bụng dưới.

KẾT QUẢ SINH THIẾT CỔ TỬ CUNG CHO BIẾT ĐIỀU GÌ?

Mẫu sinh thiết được gửi làm giải phẫu bệnh lí. Kết quả sau đó được bác sĩ đánh giá và xem xét có cần thiết làm những xét nghiệm chuyên biệt hơn:

  • Nếu như khi lấy mẫu sinh thiết, Bác sĩ đã lấy hết mô tại các vùng bất thường thì có thể không cần làm thêm gì nữa.
  • Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn làm thêm các thủ thuật sau đây để loại bỏ mô bất thường và ngừa ung thư cổ tử cung:
  • Khoét chóp cổ tử cung: Bác sĩ sẽ khoét mô ở cổ tử cung để loại bỏ các tế bào tiền ung thư. Các tế bào có nguy cơ phát triển thành tế bào ung thư.
  • Phương pháp áp lạnh cổ tử cung: Bác sĩ sẽ dùng dung dịch chứa khí gas để làm đông đặc vùng cổ tử cung chứa các tế bào bất thường.
  • Thủ thuật LEEP: Các tế bào bất thường ở cổ tử cung được loại bỏ bằng một dụng cụ đốt điện hình vòng tròn.

THỜI GIAN HỒI PHỤC LÀ BAO LÂU?

Đối với Soi cổ tử cung và Sinh thiết cổ tử cung, bạn có thể làm việc và sinh hoạt bình thường ngay sau thủ thuật. Tuy nhiên bạn không nên đặt bất cứ thứ vì vào vùng kín của mình như tampon, kem bôi, ... cũng như kiêng không giao hợp ít nhất 48 giờ đầu sau khi bấm sinh thiết.

CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP

Soi cổ tử cung là một thủ thuật khá đơn giản và rất hiếm khi gặp biến chứng, đôi khi có thể đau nhẹ sau đó.

Khi bị chảy máu sau thủ thuật, Bác sĩ sẽ dùng một miếng băng gạc đè lên vị trí này. Sau đó, dịch âm đạo có thể có màu nâu hoặc đen và bạn cũng đừng qua lo lắng vì thường sẽ sạch sau một vài ngày.

Bạn nên lưu ý những dấu hiệu của sự nhiễm trùng dưới đây và nên đi khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Sốt trên 37.7oC;
  • Dịch tiết âm đạo nhiều, màu vàng hoặc tiêt dịch âm đạo bất thường;
  • Đau nhiều vùng bụng dưới và không giảm sau khi dùng các loại thuốc giảm đau;
  • Chảy máu âm đạo kéo dài hơn 7 ngày.

Chú ý, đôi khi kết quả kiểm tra là không chính xác, dù tỷ lệ là khá hiếm.

Các tế bào bất thường đôi khi sẽ phát triển lại tại vị trí đã lấy bỏ. Đó là lí do bạn nên tầm soát ung thư cổ tử cung cũng như tái khám định kì.

Xem thêm: Papmear và HPV - Những thăm khám cần thiết trong sản khoa

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề