Nhà giàn dk1 thuộc địa phận tỉnh nào năm 2024

Đoàn công tác TP.HCM đến nhà giàn DK1 (thuộc vùng biển tỉnh Cà Mau, phía Tây Nam Tổ quốc) vào sáng 18-9 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đoàn đến nhà giàn DK1 do phó đô đốc Nguyễn Văn Bổng - chính ủy Quân chủng Hải quân - làm trưởng đoàn công tác, bà Trần Kim Yến - chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM - làm trưởng đoàn đại biểu TP cùng khoảng 200 đại biểu khác.

Báo cáo với đoàn công tác, thiếu tá Lâm Văn Hiến, chỉ huy trưởng nhà giàn DK1, cho biết nhà giàn này được xây dựng gần 30 năm trước (từ năm 1994), nằm trên vùng biển thuộc tỉnh Cà Mau.

Những năm qua, nhà giàn vẫn luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng ủy Bộ Tư lệnh vùng và nhân dân cả nước, lần này được đón đoàn đại biểu TP.HCM tới thăm.

"Chúng tôi - các chiến sĩ nhà giàn vô cùng xúc động khi đoàn đại biểu TP.HCM vượt sóng gió, đến tận nơi để thăm hỏi và trao tận tay từng món quà.

Đây là sự động viên vô cùng to lớn để chúng tôi tiếp tục nỗ lực phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo phía Tây Nam của Tổ quốc", thiếu tá Lâm Văn Hiến nói.

Nhà giàn dk1 thuộc địa phận tỉnh nào năm 2024

Bà Trần Kim Yến - chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM (bìa phải) - trao quà cho các chiến sĩ tại nhà giàn DK1 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Tại nhà giàn DK1, bà Trần Kim Yến chia sẻ: "Đây là chuyến đi hết sức ý nghĩa, giúp chúng ta thấu hiểu thêm những khó khăn, gian khổ của cán bộ, chiến sĩ ở nhà giàn DK1.

Tuy vậy, các cán bộ, chiến sĩ nhà giàn cùng với những lực lượng liên quan luôn cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời, đảm bảo canh giữ cho ngư dân ra khơi khai thác đánh bắt hải sản, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển, vùng trời, thềm lục địa của Tổ quốc".

"Ở nhà giàn DK1, có thể thấy rằng mỗi cảnh vật đều là một câu chuyện đáng để mọi người phải suy ngẫm, trân trọng. Giữa biển trời bao la, nhà giàn tuy bé nhỏ nhưng vẫn có những con người can trường, luôn bám trời bám biển, giữ vững chủ quyền Tổ quốc", bà Yến nói.

Nhà giàn dk1 thuộc địa phận tỉnh nào năm 2024

Phó đô đốc Nguyễn Văn Bổng (ở giữa) thăm hỏi các chiến sĩ - Ảnh: CHÂU TUẤN

Sau khi tặng quà cho các chiến sĩ, phó đô đốc Nguyễn Văn Bổng đã biểu dương những kết quả của các chiến sĩ tại nhà giàn DK1 đạt được trong thời gian qua.

"Các chiến sĩ ở nhà giàn DK1 luôn đồng hành, giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân từ lương thực, nước uống, y tế… và quan trọng hơn nữa, trong lòng ngư dân luôn coi nhà giàn là một ngôi nhà chung của họ trên biển. Điều này giúp ngư dân an tâm đánh bắt hải sản trên vùng biển Tây Nam Tổ quốc.

Một số hình ảnh trong chuyến thăm

Nhà giàn dk1 thuộc địa phận tỉnh nào năm 2024

Tàu KN-290 thuộc Bộ tư lệnh Vùng 2 hải quân xuất phát từ cảng Cát Lái (ngày 15-9) đã đến sát nhà giàn DK1 vào rạng sáng 18-9 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Nhà giàn dk1 thuộc địa phận tỉnh nào năm 2024

Các xuồng máy được điều động chở quà từ tàu KN-290 đến nhà giàn DK1 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Nhà giàn dk1 thuộc địa phận tỉnh nào năm 2024

Dù việc lên nhà giàn không hề dễ dàng, nhưng hàng chục đại biểu vẫn cố gắng đến và trao tận tay từng món quà cho các chiến sĩ

Nhà giàn dk1 thuộc địa phận tỉnh nào năm 2024

Bà Trần Kim Yến - chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM - lên nhà giàn DK1

Nhà giàn dk1 thuộc địa phận tỉnh nào năm 2024

Nhà giàn DK1 sừng sững giữa vùng biển Tây Nam, khẳng định chủ quyền Việt Nam, giúp bà con ngư dân yên tâm đánh bắt thủy sản - Ảnh: CHÂU TUẤN

Nhà giàn dk1 thuộc địa phận tỉnh nào năm 2024

Rời nhà giàn DK1, đoàn công tác sẽ tiếp tục hành trình đến đảo Thổ Chu, Hòn Chuối, Nam Du, Hòn Đốc, Phú Quốc để thăm hỏi và tặng quà cho các chiến sĩ cùng người dân

Hỏi: "Được biết, nhà giàn DK1 thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu chứ không thuộc Khánh Hòa, vậy DK1 nằm trong vùng biển nào của Việt Nam?"- Dương Thanh Sơn (sonduong22... @gmail.com)

Trả lời:

Theo sách "100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam", căn cứ vào Điều 60, Công ước Luật Biển 1982, đã quy định: Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, khai thác và sử dụng: các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình dùng vào mục đích được trù định ở Điều 56 hoặc các mục đích kinh tế khác… Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đó, kể cả quyền tài phán về luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư.

Việc xây dựng các đảo nhân tạo và các công trình đó phải được thông báo theo đúng thủ tục, phải có các phương tiện thường trực để báo hiệu sự tồn tại của chúng. Nếu các thiết bị đó đã bỏ hoặc không dùng nữa thì phải tháo dỡ để đảm bảo an toàn hàng hải…

Quốc gia ven biển có thể lập ra xung quanh các công trình đó những khu vực an toàn có phạm vi không vượt quá 500 m xung quanh chúng tính từ mỗi điểm của mép ngoài cùng của các công trình và đều phải được thông báo theo đúng thủ tục. Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng các khu vực an toàn đó và tuân theo các quy phạm quốc tế liên quan đến hàng hải trong khu vực gần các công trình và các khu vực an toàn đó.

Nhà giàn dk1 thuộc địa phận tỉnh nào năm 2024

Nhà giàn DK 1

Tuy nhiên không được xây dựng các công trình nhân tạo và lập các khu vực an toàn xung quanh chúng ở nơi có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.

Các công trình nhân tạo này không được hưởng quy chế các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự hiện diện của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Việc xây dựng và bảo vệ các công trình nhân tạo trên thềm lục địa cũng phải tuân thủ các quy định nói trên, với những sửa đổi cần thiết về chi tiết (mutatis mutandis).

Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được 15 nhà giàn DK1 trên các bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam như: bãi Phúc Tần, Phúc Nguyên, Tư Chính, Quế Đường, Vũng Mây, Huyền Trân. Việt Nam đang sử dụng chúng vào những mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, thăm dò khai thác tài nguyên dầu khí theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam không cố ý biến các bãi cạn này thành các đảo nổi và cố tình gán ghép chúng trở thành một bộ phận của quần đảo Trường Sa. Việt Nam cho rằng mọi hành vi cố ý và gán ghép đó là hoàn toàn sai trái trong việc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cần phải lên án, bác bỏ.