Ảnh hưởng của lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, thể thao tới người dân cả nước cho tới ngày nay?

Từ thuở niên thiếu đến lúc đi tìm đường cứu nước và sau này trở về lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thành công, đem lại độc lập và tự do cho nhân dân, Bác không chỉ tìm hiểu về văn hóa thể chất phương Đông, phương Tây mà còn tự mình rèn luyện thân thể thường xuyên, kiên định, đồng thời nắm vững bản chất của TDTT đối với sức khỏe con người và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kể từ ngày giữ chức vụ Chủ tịch nước, Bác Hồ đã khuyến khích kêu gọi toàn dân rèn luyện thân thể, tập luyện thể dục thể thao. Chính Người đã khai sinh nền thể dục thể thao cách mạng khi ký sắc lệnh thành lập nha thể dục TW nằm trong Bộ Thanh niên ngày 30/1/1946 và gần 2 tháng sau, ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ký tiếp sắc lệnh số 38 chỉ rõ thiết lập trong Bộ quốc gia giáo dục 1 nha thanh niên và thể dục trong đó có phòng thể dục trung ương, tiền thân của tổ chức thể thao sau này phát triển thành một ngành lớn mạnh. 

Ảnh hưởng của lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, thể thao tới người dân cả nước cho tới ngày nay?

Bác Hồ là một tấm gương về rèn luyện thể thao hàng ngày (Ảnh: HB)

Cũng trong ngày này, Bác Hồ đã viết bài thể dục và sức khỏe, kêu gọi đồng bào cả nước hăng hái luyện tập TDTT giữ gìn sức khỏe và ngày đó đã trở thành ngày truyền thống của ngành Thể thao Việt Nam. Chúng ta cùng ôn lại nội dung bài viết: Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu, tức là cả nước yếu, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe. Việc rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày tập một ít thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. Bộ giáo dục có nhà thể dục, mục đích là để khuyên và dạy cho đồng bào tập thể dục, giữ gìn và bồi dưỡng sức khỏe. Dân cường nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục - tự tôi ngày nào tôi cũng tập thể dục”.

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác đã trở thành di sản quý báu của ngành TDTT. Học tập và làm theo lời dạy của Người, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, sự ủng hộ của nhân dân, 64 năm qua, ngành TDTT đã phát triển lớn mạnh không ngừng và đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế...

Năm 2010, ngành TDTT đã tiến hành Đại hội TDTT các cấp và tiến tới Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI vào tháng 12 tại Đà Nẵng. Đây là dịp để đánh giá lại chất lượng của phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, là nơi tìm kiếm các tài năng cho thể thao đất nước và chuẩn bị lực lượng VĐV cho Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Đại hội thể thao Châu Á – Asiad 16 tại Quảng Châu Trung Quốc. Toàn ngành cũng đang tích cực tham gia các họat động TDTT chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và các sự kiện lớn của đất nước...

Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, mỗi chúng ta cần liên hệ bản thân, thực hành những chuẩn mực đạo đức của Người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại cũng chính là chúng ta đã góp phần xây dựng một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần... Quán triệt sâu sắc và thấm nhuần tư tưởng “Dân cường thì nước thịnh” của Bác; đồng thời nêu cao tinh thần đoàn kết, trung thực, cao thượng, đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện phi thể thao, chúng ta tin tưởng ngành TDTT sẽ tiếp tục gặt hái được những thành công trong năm 2010. 

“Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe", đó là một câu trong bài "Sức khỏe và thể dục" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo Cứu quốc ngày 27-3-1946. Và cũng chính là "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục" của Bác, từ đó chính thức khai sinh ra ngành thể dục, thể thao cách mạng.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa lãnh đạo nhân dân chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, vừa chủ động tích cực khắc phục tình trạng ốm yếu của người dân. Dù công việc lãnh đạo đất nước vô cùng bận rộn, nhưng với tầm nhìn xa trông rộng, Người vẫn dành cho công tác thể dục, thể thao (TDTT) một sự quan tâm đặc biệt. Ngày 30-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14, thành lập Nha Thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh niên. Ngành TDTT mới có nhiệm vụ là liên lạc mật thiết với Bộ Y tế và Bộ Giáo dục để nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc nhằm tăng cường sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam. Để tăng cường và mở rộng các hoạt động TDTT và trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, hai tháng sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số 38 ngày 27-3-1946 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Từ năm 1991, Chính phủ quyết định lấy ngày 27-3 hằng năm là Ngày Thể thao Việt Nam.

Để nền thể thao mới hình thành và phát triển mang bản chất cách mạng, vì lợi ích của toàn dân và đất nước thì điều cơ bản nhất phải có sự định hướng đúng đắn, chỉ ra được mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” dẫn đường, chỉ lối cho công tác TDTT cách mạng lúc đó. Bác vạch rõ cả ý nghĩa, mục đích cũng như phương pháp, lợi ích của việc tập thể dục rèn luyện sức khỏe. Bác viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công”. Theo Bác: “Dân cường thì quốc thịnh”. Lời kêu gọi của Bác Hồ có ảnh hưởng sâu sắc đến tình cảm, tinh thần và hành động của nhân dân. Ngay từ những ngày đầu chính quyền cách mạng cho đến những năm dài kháng chiến, hòa bình xây dựng đất nước, lời kêu gọi của Bác đã cổ vũ, động viên toàn dân, toàn quân ta khắp mọi miền đất nước, dấy lên phong trào luyện tập, bồi bổ sức khỏe sâu rộng. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đối ngoại TDTT. Người cho rằng, đó là một trong những phương tiện quan trọng để giao lưu, đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước năm châu.

“Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập”, câu cuối cùng trong lời kêu gọi của Bác cho thấy Người hiểu được giá trị của việc rèn luyện thể lực và luôn xem việc rèn luyện là lẽ sống, là điều hiển nhiên ở đời, đúng như câu nói “Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”. Có sức khỏe là có tất cả, chỉ có sức khỏe mới đem lại cho con người có cuộc sống hạnh phúc, có sức lao động, công tác, chiến đấu và học tập tốt. Những ngày ở Dục Thanh, theo tài liệu của Viện Lịch sử Đảng thì “sáng nào, thầy Thành cũng dậy sớm và gọi mọi người ra sân tập thể dục”. Hầu hết trong các tài liệu đều ghi: Xuân 1941, từ nước ngoài về đến Cao Bằng, hoạt động bí mật trong điều kiện cực kỳ ngặt nghèo, Bác không những duy trì việc tập luyện cho riêng mình, mà còn nung nấu làm sao cho mọi người cùng được tập luyện, đặng giữ gìn tăng cường sức khỏe... Không những vậy, Bác còn rất am hiểu và chơi nhiều môn thể thao như bóng chuyền, bi-a, bơi lội, võ thuật, cờ tướng...

Sau 70 năm xây dựng và trưởng thành, nền TDTT nước nhà đã có những buớc tiến đáng kể qua từng chặng đường phát triển. Mỗi chặng đường đi qua được ghi dấu ấn với sự phát triển của phong trào thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao, qua đó tạo dựng và lan tỏa hình ảnh, con người Việt Nam ra thế giới.

Có sức khỏe là có tất cả, chỉ có sức khỏe mới đem lại cho con người có cuộc sống hạnh phúc, có sức lao động, công tác, chiến đấu và học tập tốt.

MAI NGUYỄN

Ngày 29-1-1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 25/CT về việc lấy ngày 27-3 làm “Ngày Thể thao Việt Nam”. “Ngày Thể thao Việt Nam” được tổ chức hàng năm nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào rèn luyện thân thể và các hoạt động văn hoá thể thao lành mạnh. “Ngày Thể thao Việt Nam” bắt nguồn từ những sự kiện lịch sử buổi ban đầu của nền TDTT cách mạng.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Bác cũng là người khai sinh nền TDTT của chế độ mới. Ngày 30-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ liên hiệp lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ký Sắc lệnh số 14, thành lập Nha Thể dục Trung ương trong Bộ Thanh niên. Với mục tiêu “xét vấn đề thể dục rất cần thiết để tăng bổ sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”, Sắc lệnh nêu rõ: Nha thể thao TW có nhiệm vụ “liên lạc mật thiết với Bộ Y tế và Bộ Quốc gia giáo dục để nghiên cứu và thực hành thể dục trong toàn quốc”.

Gần hai tháng sau, căn cứ theo quyết định của Quốc dân đại hội VN (Quốc hội khoá 1) họp ngày 2-3-1946 định sự tổ chức của Chính phủ liên hiệp kháng chiến, thay mặt Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày 27-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 38 thiết lập Nha Thanh niên và Thể dục trong Bộ Quốc gia giáo dục. Nha gồm có Phòng Thanh niên TW và Phòng Thể dục TW. Trên thực tế, với những quy định của Bộ Quốc Gia giáo dục, Phòng Thể dục TW đảm nhiệm toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của Nha Thể dục TW cũ. 

Cũng trong ngày 27-3-1946, trên các báo Cứu Quốc, Việt Nam khoẻ và nhiều tờ báo khác đăng lời “Hồ Chủ tịch hô hào đồng bào tập thể dục: Sức khoẻ và thể dục”.

Cuối tháng 3 năm 1946, Hồ Chủ tịch viết Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”. “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” Người viết:

“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí khuyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy là sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.

Ảnh hưởng của lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, thể thao tới người dân cả nước cho tới ngày nay?

Nguồn sưu tầm: Bác Hồ tập thể thao

Lời kêu gọi của Bác Hồ với ý tưởng cao đẹp có ảnh hưởng sâu sắc với tình cảm, tinh thần và hành động của nhân dân và mọi người hăng hái làm theo tiếng gọi của vị lãnh tụ kính yêu. Chỉ hai tháng sau khi “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ đăng trên báo Cứu quốc số 199, ngày 27-3-1946, trong toàn quốc đã dấy lên phong trào Khỏe vì nước sôi nổi. Phong trào Khỏe vì nước thực chất là bước đầu của nền Thể dục Thể thao mới còn non trẻ nhưng đầy sinh lực phát triển.

Với những việc làm như: Ra Sắc lệnh thành lập ngành Thể dục Thể thao, viết “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”, đích thân phát động phong trào Khỏe vì nước phát triển sôi nổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh nền Thể dục Thể thao mới của nước Việt Nam mới.

Với các tên: Nha Thể thao Trung ương thuộc Bộ Thanh niên rồi đến Nha thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục (1946) và sau này là Ban Thể dục thể thao Trung ương (1957), đổi thành Ủy ban Thể dục Thể thao (1960), Ủy ban Thể dục thể thao đã giữ được vị trí Thể dục Thể thao trong xã hội và trong các giai đoạn cách mạng khác nhau. Lãnh đạo các phong trào thể thao trong nước và quốc tế.

Kể từ khi thành lập đến nay, ngành TDTT Việt Nam đã nhận được rất nhiều thư của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: Thư của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, thư của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, thư của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, thư của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thư của Thủ tướng Phan Văn Khải và gần đây nhất là thư chúc mừng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc... gửi cho cán bộ, viên chức, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài ngành TDTT. Đó chính là sự quan tâm của Đảng và Chính phủ và là nguồn lực làm cho ngành TDTT Việt Nam ngày càng phát triển.

Với những ý nghĩa lịch sử sâu sắc đó, ngày 27-3 được Nhà nước ta lấy làm “Ngày Thể thao Việt Nam” hàng năm.

Linh CK