Baáo cáo sử dụng hóa đơn trực tiếp năm 2024

Trong quá trình thực hiện chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78, nhiều doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân có thắc mắc về việc có phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử nữa không? Quy định cụ thể tại thông tư 78 như thế nào? Hãy cùng Hóa đơn điện tử Easyinvoice tìm hiểu chi tiết ngay tại bài chia sẻ hôm nay.

Nội dung bài viết

1. Quy định về việc lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử

Theo thông tư 78 và Nghị định 123 có quy định: Các tổ chức cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 thì sẽ KHÔNG phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu BC 26 Trừ một số trường hợp theo quy định.

Như vậy nếu sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020, Thông tư 78/2021/TT-BTC thì việc báo cáo này sẽ được loại bỏ, giảm nhẹ thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp dùng nhiều loại hóa đơn, nhiều lượng hóa đơn.

Baáo cáo sử dụng hóa đơn trực tiếp năm 2024

\>>>> Giải đáp: Nên chọn tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 nào?

2. Trường hợp vẫn phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo thông tư 78

2.1 Đói tượng

Theo điều 29, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người nộp thuế là tổ chức, hộ/cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thì cần nộp BC 26. Đồng thời, Người nộp thuế cũng cần lập bảng kê hóa đơn được sử dụng trong kỳ tính thuế cho CQT trực tiếp quản lý.

  • Trường hợp trong kỳ tính thuế, đơn vị không sử dụng hóa đơn thì người nộp thuế nộp báo cáo BC 26 và ghi số lượng hóa đơn đã được sử dụng là 0. Đồng thời, đơn vị không cần gửi bảng kê hóa đơn được sử dụng trong kỳ tính thuế.
  • Trường hợp đã sử dụng hết hóa đơn, đã báo cáo tình hình hình sử dụng hóa đơn kỳ trước có số tồn bằng 0 thì người nộp thuế không cần lập báo cáo BC 26 nếu trong kỳ không mua hay không sử dụng hóa đơn.

Như vậy, ngoại trừ các đối tượng được quy định tại điều 29, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các đối tượng còn lại sẽ không cần làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư 78.

2.2 Thời gian nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Với các đối tượng này thì thời hạn nộp báo cáo theo quý là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo quý có phát sinh việc sử dụng hóa đơn. Đây là thời hạn chậm nhất mà người nộp thuế cần lưu ý để lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Cụ thể thời gian nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong năm 2022 như sau:

  • Quý I: Hạn cuối là ngày 30/4/2022
  • Quý II: Hạn cuối là ngày 30/7/2022
  • Quý III: Hạn cuối là ngày 30/10/2022
  • Quý IV: Hạn cuối là ngày 30/01/2023

Baáo cáo sử dụng hóa đơn trực tiếp năm 2024

3. Lưu ý khi lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo thông tư 78

Trong quá trình lập hóa đơn theo thông tư 78 các đơn vị cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Khi chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác và thay đổi cơ quan Thuế quản lý trực tiếp, Người nộp thuế cần nộp BC 26 và bảng kê cho cơ quan Thuế nơi chuyển đi.
  • Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, khi hệ thống cấp mã của CQT gặp sự cố, không thể cấp mã cho người bán, trong thời gian chờ khắc phục, CQT có giải pháp bán hóa đơn do CQT đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng. Sau khi hệ thống được khắc phục, CQT thông báo cho các tổ chức, cá nhân tiếp tục sử dụng hóa đơn tử. Sau tối đa 02 ngày làm việc kể từ thời hạn theo thông báo của CQT, NNT gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy của CQT.
  • Người nộp thuế cần thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử theo thông tư 78 theo lộ trình của cơ quan Thuế.
    \>>> Hướng dẫn: 05 bước đăng ký chuyển đổi hóa đơn điện tử sang Thông tư 78/2021/TT-BTC

Trên đây, hóa đơn điện tử EASYINVOICE đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc có phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử theo thông tư 78 không? Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay cần tư vấn kỹ hơn về hóa đơn điện tử EASYINVOICE, vui lòng liên hệ theo số Hotline:1900 33 69 – 1900 56 56 53. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng 24/7

EasyInvoice – Top 1 phần mềm hóa đơn điện tử kết nối thành công với Tổng cục Thuế

Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice được xây dựng và phát triển bởi công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ và Thương mại SoftDreams.

Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC, điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC mới nhất thì tất cả các doanh nghiệp kể cả những doanh nghiệp mới thành lập đều phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nộp cho cơ quan Thuế theo Quý. Chỉ những doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế; các doanh nghiệp có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thì phải lập Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Baáo cáo sử dụng hóa đơn trực tiếp năm 2024

Theo đó hàng quý tất cả các Doanh nghiệp sẽ phải lập Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Thời điểm hiện tại đã hết Quý I của năm, là thời điểm phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cuối quý cho cơ quan Thuế. Chắc hẳn nhiều Doanh nghiệp đang phải loay hoay với các thủ tục của công việc này. Báo cáo này các bạn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp online trên phần mềm HTKK.

  • Hình thức nộp trực tiếp, các bạn cần làm theo mẫu báo cáo ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.
  • Hình thức nộp online trên hệ thống HTKK. Hiện nay, sau khi có những thông tư mới về việc bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử thì hầu hết các Doanh nghiệp sẽ áp dụng hình thức nộp này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết, đầy đủ và chính xác mọi kiến thức liên quan đến hình thức này để giúp các doanh nghiệp tháo gỡ nút thắt.

1. Cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống phần mềm HTKK thuế.

Bước 2: Vào Menu à “Kê khai” à “Hóa đơn” à “Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/Ac)”.

Bước 3: Chọn “Kỳ báo cáo” (chỗ nào thường sẽ mặc định là quý hiện tại) à Chọn các phụ lục cần kê khai “Kỳ báo cáo cuối cùng” hoặc “Chuyển địa điểm” à “Đồng ý”. Khi đó màn hình báo cáo sẽ được hiển thị trên phần mềm.

Baáo cáo sử dụng hóa đơn trực tiếp năm 2024

Diễn giải chi tiết các chỉ tiêu trên giao diện báo cáo như sau:

Cột 1: Mã loại hóa đơn: tại đây bạn sẽ chọn loại hóa đơn mà bạn muốn báo cáo.

Cột 2: Tên loại hóa đơn: cột này phần mềm sẽ tự động nhảy hiển thị theo mã loại hóa đơn của cột 1, bạn không cần nhập tay.

Cột 3: Ký hiệu mẫu hóa đơn: Các bạn nhập theo mẫu trên hóa đơn của doanh nghiệp bạn.

Cột 4: Ký hiệu hóa đơn: Là ký hiệu trên hóa đơn của doanh nghiệp bạn.

Phần Số tồn đầu kỳ, mua/phát hành trong kỳ:

Cột 5: Tổng số: Cột này không cần nhập, phần mềm tự tính.

Cột 6+7 (Số tồn đầu kỳ): Số hóa đơn tồn đầu kỳ Từ số – Đến số. Nhập dạng số

Ví dụ: Nếu ở kỳ đầu tiên bạn đặt in 1000 hóa đơn. Thì số liệu nhập ở cột 6,7 sẽ là “0000001” và “0001000”.

Nếu là kỳ đầu tiên bạn phải nhập, từ kỳ thứ 2 trở đi phần mềm sẽ tự động chuyển phần số tồn cuối kỳ trước sang.

Cột 8+9 (Số mua/phát hành trong kỳ): Số hóa đơn mua/phát hành trong kỳ Từ số – Đến số. Nhập vào dạng số (tương tự cột 6,7).

Phần sử dụng, xóa bỏ, mất, hủy trong kỳ

Cột 10 + 11 +12: Phần mềm sẽ tự động cập nhật, các bạn không cần nhập.

Cột 13: Số lượng hóa đơn đã sử dụng. Chú ý phần số lượng này sẽ không bao gồm các hóa đơn đã xóa bỏ, mất, hủy.

Cột 14 + 16 +18: phần mềm tự động cập nhật.

Cột 15 + 17 +19: Là cột “số hóa đơn” bị xóa bỏ, mất, hủy nằm trong khoảng của cột 10, 11 và không được trùng nhau, không được giao nhau.

Ví dụ: Nếu trong quý bạn viết sai số hóa đơn 0000213 và phải lập biên bản thu hồi hóa đơn này. Thì bạn nhập vào cột 15: 0000213.

  • Nếu trong quý các bạn xóa bỏ, mất, hủy nhiều hóa đơn nhưng các số này không liên tiếp thì các bạn dùng dấu chấm phẩy (;) để ngăn cách giữa các số.
  • Nếu các số hóa đơn liên tiếp trong 1 khoảng thì kê khai dưới dạng khoảng và sử dụng dấu trừ (-) ngăn cách giữa các số.

Phần Tồn cuối kỳ:

Các chỉ tiêu 20 + 21 +22: Sẽ tự động cập nhật

“Người lập biểu”: Nhập kiểu text thông thường

“Người đại diện theo pháp luật”: Nhập tên Giám đốc.

“Ngày lập báo cáo”: Mặc định là ngày hiện tại, có thể sửa nhưng không được lớn hơn ngày hiện tại.

Bước 4: Click vào nút “Ghi”, nếu có lỗi phần mềm sẽ tự động thông báo.

Bước 5: Nếu thành công, các bạn ấn nút “Kết xuất XML” rồi nộp cho cơ quan Thuế.

2. Cách nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn online

Bước 1: Truy cập vào website: nhantokhai.gdt.gov.vn

Giao diện màn hình đăng nhập sẽ hiển thị, các bạn thực hiện đăng nhập.

Bước 2: Click chọn “Nộp tờ khai” à Nộp tờ khai XML” à “Chọn tệp tờ khai” à “Ký điện tử” à “Thành Công” à “Nộp tờ khai”.

Bước 3: Kiểm tra sau khi nộp.

Sau khi nộp tờ khai, các bạn truy cập vào tab “Tra cứu” à “Tra cứu tờ khai” à Tờ khai: BC/26AC- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn à Nhập thời gian tra cứu.

Trên đây là hướng dẫn quy trình đầy đủ của việc lập và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý cho các Doanh nghiệp qua hình thức online. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công việc này, có một số vấn đề có thể phát sinh mà doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý:

  • Thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Quý:

Áp dụng theo quy định tại điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC: Hạn nộp chậm nhất cho Quý I của năm vào ngày 30/04; Hạn nộp chậm nhất cho Quý II vào ngày 30/07; Hạn nộp chậm nhất cho Quý III vào ngày 30/10; Hạn nộp chậm nhất cho Quý IV vào ngày 30/01 của năm sau.

  • Doanh nghiệp không phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong trường hợp Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ từ khi thành lập chưa đăng ký đặt in hoặc tự in hóa đơn, chưa lập Thông báo phát hành hóa đơn gửi cơ quan Thuế.
  • Các loại Hóa đơn như: Hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn điện nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng,… và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ tài chính thì những loại hóa đơn này không phải báo cáo đến từng số hóa đơn mà sẽ báo cáo theo số lượng (tổng số). Chi tiết áp dụng theo mẫu 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Theo đó, các bạn không phải điền dữ liệu ở các cột chi tiết từ số đến số mà chỉ cần điền dữ liệu vào các cột số lượng hóa đơn.

Để làm tốt công việc kế toán, bạn cần liên tục tích lũy và trau dồi cho mình rất nhiều những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Một trong số đó là những kiến thức liên quan đến Thuế và làm việc với cơ quan Thuế. Việc nắm rõ lịch nộp các loại báo cáo Thuế là yêu cầu đầu tiên để doanh nghiệp tránh được những sai phạm không đáng có. Cho đến hiện tại đã hết Quý I năm 2019, ngoài việc phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý I thì Doanh nghiệp cần chú ý hạn nộp một số các loại Báo cáo khác cùng thời điểm. Chi tiết về lịch nộp các loại báo cáo Thuế trong năm 2019 mời quý bạn đọc xem thêm Tại đây.

Ứng dụng và sử dụng phần mềm kế toán đã và đang trở thành xu hướng của nhiều Doanh nghiệp. Hiệu quả của việc ứng dụng không chỉ hỗ trợ trực tiếp đến từng nghiệp vụ chi tiết của các kế toán mà còn là công cụ phân tích đánh giá hữu hiệu trong công tác quản trị của nhà quản lý. Hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện khá nhiều các nhà cung cấp Phần mềm kế toán với các mức giá thành khác nhau. Tuy nhiên Doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu kỹ càng về nhu cầu, khả năng của bản thân doanh nghiệp, tính năng, ưu nhược điểm của mỗi phần mềm, từ đó có được các đánh giá chính xác và lựa chọn một nhà cung cấp uy tín để có được một phần mềm phù hợp đáp ứng được yêu cầu công việc cho đơn vị mình.

\>>> Tham khảo phân hệ phần mềm kế toán BRAVO 8.

\>>> Vài nét tổng quan về nhà cung cấp Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO.