Bậc học thành trung là như thế nào

Câu hỏi: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc?

A. 5 bậc

B. 4 bậc

C. 3 bậc

D. 2 bậc

Đáp án đúng C.

Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc được chia ra làm 3 bậc gồm Bậc Ấu học (học chữ Hán và Quốc ngữ); Bậc Tiểu học (học chữ Hán, Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện); Bậc Trung học (học chữ Hán, Quốc ngữ và chữ Pháp là bắt buộc).

Lý giải việc chọn đáp án C là do:

Toàn quyền Đông Dương Paul Beau là người đề xướng việc cải tổ và cho thành lập Hội đồng Cải cách Học vụ (Conseil de Perfectionnement de l’enseignement indigène) ngày 14 tháng 11 năm 1905 cùng lập Nha Giám đốc Học chính (Direction de l’Enseignement) dưới sự điều hành của Henri Gourdon. Nếu theo đúng kế hoạch thì mỗi làng xã sẽ có một ngôi trường dạy chữ Quốc ngữ để dần loại bỏ chữ Nho. Theo Nha Học chính thì trường sở sẽ chia thành ba cấp:

Ấu học thì giao cho xã thôn dạy chữ Nho và chữ Quốc ngữ; ai đậu thì gọi là “tuyển sinh.”

Tiểu học thì do phủ, huyện có huấn đạo và giáo thụ đảm trách, tiếp tục dạy chữ Nho và chữ Quốc ngữ và có thể tình nguyện học thêm tiếng Pháp chứ không bắt buộc;

Trung học thì do quan đốc học ở tỉnh lỵ trông coi và dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Đây bước đầu của chữ Quốc ngữ trong ngành giáo dục của người Việt.

Chính quyền cũng theo đuổi việc hợp thức hóa chữ Quốc ngữ cho người Việt bằng cách nâng loại chữ này lên hàng văn tự chính thức ở Nam Kỳ ngay từ năm 1878[5] và Bắc Kỳ kể từ năm 1910. Ngay khoa thi Canh Tuất (1910) triều Duy Tân, sĩ tử đã phải làm bài bằng chữ Quốc ngữ. Đối với chữ Hán thì khoa cử dần bị loại bỏ. Kỳ thi Hương cuối cùng ở Bắc Kỳ là năm 1915. Ở Trung Kỳ đạo dụ của vua Khải Định ngày 26 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ (tức ngày 28 tháng 12 năm 1918) chính thức bãi bỏ khoa cử và năm 1919 là năm cuối mở khoa thi ở Huế.

Viện Đại học Đông Dương ra đời

Thay thế vào con đường tiến thân cũ, Toàn quyền Paul Beau cũng cho lập Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội với ba phân khoa: văn chương, luật khoa và khoa học. Ngay năm đầu tiên đã có 94 sinh viên ghi danh theo học nhưng sang năm 1908, nhân có vụ biến động của phong trào kháng thuế ở Quảng Nam rồi lan rộng khắp miền Trung, Viện Đại học phải bãi khóa. Toàn quyền Antony Wladislas Klobukowski cũng cho giải thể Nha Học chính.Tình hình giáo dục ở những thập niên đó bị cách đoạn.

Cách đây ít lâu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chấn chỉnh tình trạng lộn xộn tên gọi các trường đại học bằng tiếng nước ngoài. Chưa biết chuyện ấy thực hiện đến đâu, mới đây lại nghe bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2015-2016 là cơ cấu lại hệ thống trường đại học, cao đẳng, bắt đầu từ việc "thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo".

Ngẫm lại, thấy ở Việt Nam thống nhất tên gọi hay các khái niệm từ ngữ dường như là một điều gì đó cực kì khó khăn, không thể đạt được. Phải chăng ngôn ngữ là tiếng nói hàng ngày, chữ đọc hàng ngày, ai cũng biết, cũng nghe, cũng thấy nên ai thích xài sao thì xài, miễn hiểu được là xong, không cần quan tâm đến sự chỉn chu, tính chuẩn mực, khả năng hệ thống hoá của nó?

Đơn cử, chuyện tên gọi trường học hay bậc học, nếu bắt đầu, tại sao không làm ngay từ bậc phổ thông, thậm chí sửa ngay từ luật?

Thật vậy, Điều 30 Luật Giáo dục 2005 quy định rằng:

"Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:
1. Trường tiểu học;
2. Trường trung học cơ sở;
3. Trường trung học phổ thông;
4. Trường phổ thông có nhiều cấp học;
5. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp."

Nếu như các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông khi đứng riêng rẽ không gặp vấn đề gì về tên gọi và tên viết tắt (lần lượt là TH, THCS, THPT), thì "trường phổ thông có nhiều cấp học" lại bao gồm ba loại hình: trường gồm cấp I và cấp II; trường gồm cấp II và cấp III; trường gồm cả ba cấp I, II, III. Trong thực tế, các trường thuộc ba loại hình này phải viết tên rất dài như sau:

- Trường tiểu học và trung học cơ sở (viết tắt: TH&THCS hoặc TH-THCS)

Bậc học thành trung là như thế nào

- Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông (viết tắt: THCS&THPT hoặc THCS-THPT)

Bậc học thành trung là như thế nào

- Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông (viết tắt: TH-THCS-THPT hoặc TH, THCS, THPT; có nơi viết TiH để phân biệt "tiểu học" với "trung học")

Bậc học thành trung là như thế nào

Tên gọi như thế vừa dài, vừa dở, vừa rối. Thế nhưng tất cả từ Bộ đến các Sở GD&ĐT rồi các trường học, giáo viên, học sinh, phụ huynh, v.v. hầu như không ai cảm thấy phiền. Hay có phiền nhưng cứ mặc nhiên chấp nhận? Xét về mặt kinh tế, chỉ riêng việc gọi tên, làm bảng hiệu, viết văn bản, giấy tờ, biểu mẫu các loại, những cái tên dài ngoằng rối rắm thế này đã là một sự phí phạm. Xét về mặt quản lí, một hệ thống tổ chức không có-hệ-thống, không chuẩn mực, thiếu nhất quán thể hiện một trình độ yếu kém trong tổ-chức-hệ-thống.

Một cách đơn giản, trong giáo dục có thể hiểu "phổ thông" bao gồm hai bậc tiểu học và trung học. Bậc tiểu học chỉ có một cấp, còn trung học bao gồm hai cấp là trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trong đó, bậc/cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thuộc giai đoạn giáo dục bắt buộc, gọi chung là phổ thông cơ sở (tên gọi này đã từng tồn tại đến đầu những năm 1990, dùng cho các trường cấp I-II). Như thế, tên gọi các cơ sở giáo dục phổ thông ghi trong Luật Giáo dục 2005 có thể được viết lại thành:

  1. Trường tiểu học (viết tắt: TH; hoặc TiH khi cần phân biệt với "trung học"): chỉ cấp I;
  2. Trường phổ thông cơ sở (viết tắt: PTCS): cấp I và cấp II; [tiết kiệm được 3/8 từ, tức 37,5 %]
  3. Trường trung học cơ sở (viết tắt: THCS): chỉ cấp II;
  4. Trường trung học (viết tắt: TrH - để phân biệt với "tiểu học"): cấp II và cấp III; [tiết kiệm được 7/10 từ, tức 70 %]
  5. Trường trung học phổ thông (viết tắt: THPT): chỉ cấp III;
  6. Trường phổ thông (viết tắt: PT): cả cấp I, cấp II và cấp III; [tiết kiệm được 9/12 từ, tức 75 %]
  7. Trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (viết tắt: TT. KTTH-HN).

Về mặt quản lí hệ thống, có thể nói đây là những tên gọi gọn gàng, và đẹp. Về mặt kinh tế, với mức tiết kiệm từ 37,5 % đến 75 % số từ cần dùng cho các loại trường nhiều cấp học, ấy là một con số rất đáng kể. Nhưng viết là viết thế, chứ cũng biết là chuyện thống nhất tên gọi hay các khái niệm từ ngữ ở Việt Nam là một điều cực kì khó khăn, không dễ đạt được.