Báo cáo quyết toán thu xuất nhập khẩu năm 2024

Báo cáo quyết toán cho loại hình gia công sản xuất, sản xuất xuất khẩu là gì?

Báo cáo quyết toán cho loại hình gia công sản xuất, sản xuất xuất khẩu là báo cáo số liệu với hải quan về tình hình sử dụng nguyện liệu nhập khẩu trong năm tài chính vừa qua, doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập khẩu có có đúng mục đích hay không. Đây là báo cáo bắt buộc đối với doanh nghiệp nhập khẩu theo loại hình gia công sản xuất, sản xuất xuất khẩu.

Vậy làm sao để đảm bảo báo cáo đúng số lượng, và không bị chênh lệch số liệu giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan để tránh các chi phí và thủ tục phát sinh?

Các bước cần kiểm tra để báo cáo quyết toán cho loại hình gia công sản xuất, sản xuất xuất khẩu?

Kiểm tra tờ khai để báo cáo quyết toán cho loại hình gia công sản xuất, sản xuất xuất khẩu

  • Kiểm tra bộ toàn bộ bảng mã nguyên liệu nhập khẩu, thành phẩm xuất khẩu với tờ khai nhập khẩu, tờ khai xuất khẩu đã thông quan.
  • Những thay đổi, bổ sung của tờ khai nhập khẩu (về số lượng, mã nguyên liệu, tên hàng, quy cách,…) với phòng kế toán
  • Những thay đổi, bổ sung của tờ khai xuất khẩu (về số lượng, mã sản phẩm, tên hàng, quy cách,…) với phòng kế toán

Kiểm tra số lượng nguyên liệu và thành phẩm để báo cáo quyết toán cho loại hình gia công sản xuất, sản xuất xuất khẩu

  • Số lượng nguyên liệu nhập khẩu nào bị lỗi, hư, không đạt tiêu chuẩn
  • Số lượng nguyên liệu nhập khẩu nào lỗi bị tiêu hủy
  • Số lượng thành phẩm xuất khẩu nào bị lỗi, hư, không đạt tiêu chuẩn
  • Số lượng bán thành phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất

Kiểm tra đối chiếu toàn bộ số liệu giữa phòng xuất nhập khẩu và phòng kế toán để báo cáo quyết toán cho loại hình gia công sản xuất, sản xuất xuất khẩu

  • Từ các số liệu trên thì sẽ nắm sơ bộ về số liệu và sự chênh lệch giữa các phòng ban, và giữa các sản phẩm. Từ đó xác định nguyên nhân và tiến hàng điều chỉnh.
  • Sau đó xác định ĐỊNH MỨC THỰC TẾ của từng sản phẩm.
  • Tiến hành lập báo cáo báo cáo quyết toán.

Thực tế thì hai loại hình (sản xuất xuất khẩu, gia công sản xuất) sẽ có sự khác nhau về báo cáo chi tiết, và cách xử lý để các số liệu khớp với cơ quan hải quan, và tránh để phát sinh chi phí khi kiểm tra sau thông quan (cái này liên hệ Mr. Long 090 262 0898 nhé)

Thủ tục kiểm tra báo cáo quyết toán cho loại hình gia công sản xuất, sản xuất xuất khẩu?

Bước 1: Kiểm tra thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liêu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm,…

Bước 2: Cung cấp bảng quy đổi tương đương giữa các mã sản phẩm và kiểm tra phát sinh nghiệp vụ thuê ngoài gia công

Bước 3: Thống kê những sản phẩm có phát sinh sửa chữa, có thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa hoặc xuất kho nhằm mục đích khác không nhằm mục đích xuất khẩu.

Bước 4: Thực hiện khai báo quyết toán lên cơ quan Hải quan qua phần mềm ECUS5 với danh mục nguyên vật liệu, sản phẩm, định mức.

Bước 5: Sau khi khai báo chờ hải quan xét duyệt nếu được chấp nhận, doanh nghiệp tiến hành lấy phản hồi để nhận được kết quả khai báo quyết toán

Nộp file báo cáo quyết toán định mức sản phẩm, báo cáo quyết toán thành phẩm, báo cáo quyết toán về nguyên vật liệu lên cơ quan hải quan.

Báo cáo quyết toán thu xuất nhập khẩu năm 2024
Những quy định về thời hạn báo cáo quyết toán cho loại hình gia công sản xuất, sản xuất xuất khẩu?

Doanh nghiệp cần phải nộp báo cáo quyết toán thường niên chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Sau khi nộp báo cáo quyết toán lên cơ quan, doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán trong vòng 60 ngày kể từ ngày đầu tiên nộp.

Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc khi cơ quan có quyết định kiểm tra báo cáo thì việc sửa đổi bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Cơ quan Hải quan kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân. Riêng đối với doanh nghiệp ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp

Báo cáo quyết toán thu xuất nhập khẩu năm 2024

Hồ sơ "Thông báo kiểm tra báo cáo quyết toán" ONEX Logistics tiếp nhận từ khách hàng trong một lần thực hiện nghiệp vụ

2. Thẩm quyền kiểm tra:

Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra theo mẫu số 17/QĐ-KTBCQT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC này và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý thực hiện việc kiểm tra. Trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán trùng với kế hoạch kiểm tra sau thông quan thì thực hiện kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch

3. Nội dung kiểm tra:

Khác với kiểm tra sau thông quan, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan. Trong quá trình kiểm tra báo cáo quyết toán, cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các nội dung liên quan đến báo cáo quyết toán như số sách báo cáo nguyên vật liệu, thành phẩm và tình hình xuất – nhập – tồn hàng hóa tại doanh nghiệp như: + Hồ sơ hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư + Hồ sơ hải quan xuất khẩu sản phẩm + Chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho + Các chứng từ phác phát sinh trong kỳ báo cáo người khai hải quan phải lưu theo quy định Lưu ý: Trường hợp kiểm tra các nội dung quy định trên mà cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận thì cần thực hiện kiểm tra thêm tình hình sử dụng, quản lý nguyên liệu, vật tư, thành phẩm trong toàn quá trình sản xuất nhập khẩu

4. Thời gian, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra:

Lưu ý: Trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán trùng với kế hoạch kiểm tra sau thông quan thì thực hiện theo quyết định kiểm tra sau thông quan.

  1. Xử lý kết quả kiểm tra: Cơ sở hải quan tiến hành kiểm tra xác định đối chiếu giữa: + Việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu + Sản phẩm xuất khẩu, định mức thực tế + Thông tin thông báo cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất + Chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu - Trong trường hợp nếu các thông tin kiểm tra phù hợp: Chấp nhận nội dung khai hải quan, số liệu thực tế kiểm tra, ban hành kết luận kiểm tra - Trong trường hợp nếu có một trong các tiêu chí thông tin kiểm tra không phù hợp: Cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung khai hải quan và căn cứ hồ sơ hiện có để quyết định ấn định thuế và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
  1. Thời hạn ban hành kết quả kiểm tra Việc kiểm tra sẽ được thực hiện không quá 05 ngày làm việc. Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc. - Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở của tổ chức, cá nhân, Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra gửi dự thảo kết luận kiểm tra cho tổ chức, cá nhân (bằng fax hoặc thư đảm bảo) - Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, tổ chức/cá nhân phải hoàn thành việc giải trình bằng văn bản - Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cục trưởng Cục Hải quan thực hiện ban hành kết luận kiểm tra
  1. Cập nhật thông tin Quyết định kiểm tra, kết quả kiểm tra hoặc kết luận kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu được gửi cho tổ chức, cá nhân và cập nhật trên Hệ thống trong thời hạn. chậm nhất 01 ngày kể từ ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra, ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, ngày ký ban hành kết luận kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan.

III. Những vấn đề thường gặp của doanh nghiệp khi lập báo cáo quyết toán

- Chậm nộp BCQT quá thời hạn quy định - Lập báo cáo quyết toán về lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất không đúng với thực tế sử dụng - Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan - Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, thành phẩm từ quá trình sản xuất/gia công xuất khẩu, dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: + Sự khác biệt giữa ghi nhận mã nguyên vật liệu/thành phẩm trên sổ sách kế toán và hồ sơ hải quan + Không báo cáo việc tiêu hủy nguyên vật liệu và thành phẩm với cơ quan hải quan + Tỷ lệ hao hụt bất thường dẫn đến định mức thực tế không chính xác + Các chênh lệch không giải trình được trong việc sử dụng thực tế nguyên vật liệu nhập khẩu/ thành phẩm xuất khẩu giữa sổ sách kế toán, hồ sơ hải quan và BCQT.

IV. ONEX Logistics có thể hỗ trợ khách hàng kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan như thế nào?

Việc kiểm tra báo cáo quyết toán quy lại đến từ 2 nguyên nhân chủ yếu: 1 là kiểm tra định kỳ theo kế hoạch của cơ quan hải quan; 2 là phát hiện chênh lệch số liệu giữa báo cáo quyết toán và số phát sinh theo các tờ khai xuất/ nhập trong niên độ báo cáo. Hiểu được phạm vi và mục đích của việc kiểm tra báo cáo quyết toán, ONEX luôn hướng các doanh nghiệp đang hoạt động với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nói chung và các khách hang của mình nói riêng phải luôn chủ động rà soát số liệu hàng tháng, hàng quý nhằm thực hiện đúng các quy định và kịp thời điều chỉnh quy trình sản xuất trong trường hợp cần thiết.

Một số trường hợp liên quan đến gia công lại hoặc xử lý nguyên vật liệu dư thừa sau quá trình sản xuất nhưng doanh nghiệp chưa nắm rõ về quy trình dẫn đến việc thiết chứng từ chứng minh và bị phạt theo quy định của cơ quan hải quan.

Trên cơ sở đó, ONEX cung cấp 2 gói dịch vụ đến các khách hàng có nhu cầu tư vấn kiểm tra báo cáo quyết toán: 1. Rà soát số liệu và đưa ra tư vấn 2. Thực thi cập nhật các chênh lệch (nếu có) giữa số liệu xuất nhập khẩu, số liệu kế toán và thực tế sản xuất - Với gói [1]* Rà soát số liệu và đưa ra tư vấn, ONEX sẽ thực hiện trách nhiệm của mình là chạy kết xuất dữ liệu từ phần mềm ECUS, từ đó so sánh với số liệu báo cáo chi tiết các tài khoản trên hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Sau đó, ONEX sẽ đưa ra nhận xét cũng như các tư vấ về hướng giải quyết các sai sót, chênh lệch phát sinh trong phạm vi chạy số liệu. - Với gói [2]* ONEX sẽ thực hiện các công tác của gói dịch vụ [1] đồng thời tham gia vào công tác cập nhật tình hình khai báo tờ khai cũng như báo cáo quyết toán nhằm thống nhất số liệu và chuẩn bị sẵn sàng cho công tác kiểm tra của cơ quan hải quan.

(*) Cả 2 gói dịch vụ sẽ được báo giá chi tiết tùy vào số lượng mã (SKUs) nguyên vật liệu, thành phẩm và số lương tờ khai phát sinh trong kỳ báo cáo quyế toán.