Bao lâu lên được bếp trưởng

Một bếp trưởng không phải là người có nhiều chứng chỉ hay bằng cấp mà là các bạn phải làm việc để có được sự công nhận từ những người khác. Nhưng con đường để trở thành một bếp trưởng đòi hỏi người học nấu ăn phải chịu khó học tập, phấn đấu, chăm chỉ tìm tòi để tích lũy kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân. 

Những bạn trẻ nào có theo học nghề đầu bếp đều mong muốn sau này mình có thể trở thành một bếp trưởng, đây là một vị trí vô cùng hấp dẫn với mức lương cao ngất. 


Vậy con đường để trở thành một bếp trưởng sẽ đi theo những bậc thang nào?. Hãy theo dõi lộ trình dưới đây để biết con đường bạn phải đi nếu chọn mục tiêu này.


 

Bếp trưởng luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi người học nấu ăn

Sau khi hoàn thành các khóa học nấu ăn thì khi xin đi làm tại những nhà hàng, khách sạn thì vị trí đầu tiên các bạn đảm nhận sẽ là thực tập sinh.
Nhiệm vụ: học việc và làm những công việc được giao trong bếp do người quản lý phân công như lau dọn, vệ sinh nhà bếp, làm sạch nguyên liệu, bưng bê....
Mức lương: từ 3 – 4 triệu đồng/tháng

Sau một thời gian thực tập sinh cùng với những kinh nghiệm đã có bạn sẽ được chuyển lên làm phụ bếp.
Nhiệm vụ của phụ bếp:

- Đảm bảo vệ sinh nhà bếp - Chuẩn bị nguyên liệu cho các nhóm - Tính toán thành phần các món ăn và khẩu phần ăn.

- Giúp việc cho thực khách gọi món [nếu cần]

Mức lương: 4- 5 triệu đồng/tháng

Trong các nhà bếp lớn, mỗi nhóm bộ bếp sẽ có đầu bếp và tr lý để làm giúp các công việc cho từng bộ phận.
Nhiệm vụ của trợ lý bếp

- Trợ lý bếp là người hỗ trợ cho trưởng nhóm - Thay mặt trưởng nhóm khi họ vắng mặt. - Chuẩn bị các nguyên liệu và dụng cụ theo chỉ đạo của Trưởng nhóm.

- Hỗ trợ các đầu bếp trong quá trình thực hiện.

Mức lương: 5- 6 triệu/tháng.

Đầu bếp là người thực hiện các món ăn  hoặc một phần của món ăn. Các đầu bếp thường được phân vào những nhóm để làm công việc theo thế mạnh của mình
Nhiệm vụ:

- Nấu bếp phục vụ các bữa ăn sáng, ăn trưa, tiệc, hội nghị theo yêu cầu của khách hàng. - Chuẩn bị nguyên liệu theo định mức quy định. - Nhận, bảo quản thực phẩm, đảm bảo chất lượng và độ tươi mới của thực phẩm. - Chế biến món ăn theo thực đơn được phân công, đảm bảo đúng công thức chế biến. - Định mức tiêu hao thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Kiểm tra lại món ăn đã làm trước khi phục vụ khách hàng.

Mức lương: 6 – 8 triệu/tháng

Đầu bếp tại những nhà hàng luôn có mức lương rất cao

Là người đứng đầu về một món ăn nhất định. Có trách nhiệm chính trong sự thành công của món ăn mà thực khách yêu cầu. Trưởng nhóm bếp có vị trí rất quan trọng khi chịu trách nhiệm làm tất cả các vấn đề của bếp.
Nhiệm vụ của trưởng nhóm:

- Chuẩn bị nguyên liệu. - Chế biến thức ăn. - Đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm

- Quản lý các đầu bếp và phụ bếp....

Các trưởng nhóm bếp thường được phân chia theo món ăn như

- Nhóm làm món sốt: chuẩn bị các loại nước sốt, món hầm.. - Nhóm làm món cá: chế biến tất cả các món ăn về cá, nước chấm thích hợp. - Nhóm làm món nước - Nhóm làm món chiên, xào

- Nhóm làm bánh, đồ ngọt.....

Mức lương: 8 – 10 triệu đồng/tháng

Các bếp phó là trợ lý trực tiếp của các bếp trưởng. Họ có nhiệm vụ giúp bếp trưởng trong các công việc của nhà bếp gồm cả chuyên môn lẫn hành chính.
Nhiệm vụ của bếp phó

- Lên thực đơn món ăn, đồ uống - Sắp xếp kế hoạch chi tiêu của bếp

- Quản lý một bộ phận, khu vực riêng như an toàn thực phẩm, đặt hàng, mua nguyên liệu...

Mức lương: 10 – 14 triệu đồng/tháng.

Tại những nhà hàng lớn thì bếp trưởng thường không phải là người trực tiếp nấu các món ăn, ngoại trừ theo yêu cầu đặc biệt.
Nhiệm vụ chính của bếp trưởng đó là

- S

oạn thảo thực đơn. - Nấu những món chính, đặc biệt quan trọng hoặc khó làm. - Sáng tạo các món mới - Quản lý toàn bộ khu vực bếp. - Hướng dẫn nghiệp vụ cho các đầu bếp. - Kiểm tra món ăn trước khi đưa ra cho khách - Đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm và nhà bếp.

- Quản lý nhân sự và tài sản được giao.

Mức lương: 14 – 18 triệu đồng/tháng

Vị trí này thường chỉ có tại những nhà hàng lớn, có lượng người làm bếp đông đảo. Bếp trưởng điều hành là người có trình độ ẩm thực và cả trình độ quản lý cao nhất trong một bếp.

Bếp trưởng điều hành có nhiệm vụ:

- Quản lý tất cả mọi việc trong bếp - Quản lý nhân sự - Quản lý tài chính - Quản lý thực đơn.

- Sáng tạo các thực đơn và món mới.

Mức lương: hơn 18 triệu đồng/tháng

 

Bếp trưởng là vị trí mà hầu hết những ai theo con đường làm nghề bếp chuyên nghiệp đều mong muốn được chạm đến. Để đạt đến vị trí này đòi hỏi bạn phải trải qua một quá trình dài làm việc, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Không chỉ dày dạn chuyên môn mà một bếp trưởng thành công còn phải hội tụ rất nhiều kỹ năng và tính cách khác.

Paul Sorgule chia sẻ những bí quyết để trở thành một bếp trưởng thành công

Bếp Trưởng Paul Sorgule chia sẻ 13 cách làm thế nào để trở thành một người đầu bếp thành công từ hàng chục năm kinh nghiệm của anh ấy trong những nhà bếp chuyên nghiệp và từ việc vận hành công việc kinh doanh của riêng mình.

Học cách dẫn dắt cũng như cách quản lý

Một bếp trưởng giỏi là phải thành thạo trong việc lãnh đạo mọi người hoàn thành nhiệm vụ, lên kế hoạch, tổ chức để hướng đến những kết quả tốt đẹp và giải quyết vấn đề khi có sự cố phát sinh. Một người bếp trưởng thành công phải là người quản lý con người và mọi thứ thật chắc chắn.

Người lãnh đạo hàng đầu cần thực sự tạo ra một môi trường mà ở đó nhân viên luôn khao khát được học hỏi kiến thức, khao khát thành công, san sẻ một mục tiêu chung và cảm thấy mình là một phần quan trọng trong một nhóm người cùng chịu trách nhiệm đạt được những mục tiêu đó.

Mỗi bếp trưởng muốn phát triển lâu dài cần phải bộc lộ được khả năng dẫn dắt của mình. Đây là những lời khuyên tâm huyết của bếp trưởng dành cho các bạn làm bếp trẻ.

Hiểu rằng doanh thu sẽ thúc đẩy lợi nhuận ròng

Kiểm soát chi phí là cần thiết, nhưng để thành công lâu dài, một nhà hàng không bao giờ có thể dùng phương pháp duy nhất là cắt giảm chi phí. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bếp trưởng là làm việc thật siêng năng để nâng cao doanh số.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách tạo ra những thúc đẩy để tăng lượng khách ghé thăm. Nâng cao những con số trong hóa đơn chi trả của thực khách thông qua việc thiết kế thực đơn hữu ích, lên chiến lược về giá và đào tạo nhân viên phục vụ thật hiệu quả. Đây là những yêu tố sẽ thúc đẩy việc khách hàng tự muốn trả thêm tiền.  

Dữ liệu, dữ liệu và dữ liệu

Ra quyết định trong bất cứ công việc nào mà thiếu đi các dữ liệu quan trọng là một việc bất khả thi. Có thể nói rằng, một vài quyết định được đưa ra tốt nhất khi chúng đến từ linh cảm, nhưng ngay cả thế chúng cũng phải dựa trên những nền tảng vững chắc của các dữ liệu đã được thống kê.

Các bếp trưởng cần phải biết cách kiểm tra giá trị trung bình, những món ăn nào bán tốt nhất ở nhiều thời điểm khác nhau; việc kinh doanh nào là tốt nhất trong những ngày nhất định và tệ hơn trong những ngày còn lại; có bao nhiêu món trong thực đơn đóng góp vào tổng thể thành công về tài chính; chi phí chế biến từng món ăn; số nhân công cần thiết để chế biến những món ăn chủ chốt…

Các chi tiết càng cụ thể, hữu ích càng tốt, tuy nhiên, dữ liệu chỉ thực sự có giá trị khi nó đã được nghiên cứu và áp dụng.

Là một người suy nghĩ về phía trước – sống ở hiện tại và lên kế hoạch cho tương lai

Bếp trưởng luôn có tư duy rộng mở để không ngừng học hỏi, và khi được đánh giá tốt, nắm bắt cơ hội kịp thời thì họ sẽ giúp một nhà hàng thành công trong nhiều thập kỷ. Người đầu bếp giỏi nhất luôn suy nghĩ vượt lên trước những đối thủ và thậm chí là trước cả khách hàng. Họ có thể dự đoán được những gì mọi người sẽ muốn trong tương lai.

Tâm thư đầu bếp trong nghề nhắn nhủ giới trẻ khi chọn con đường vào nghề bếp >>đọc tại đây

Chủ Đề