Bầu uống nước chanh nhiều có tốt không

Chanh là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào và có tác dụng nhiều trong bổ sung nước cho cơ thể. Vậy bà bầu uống nước chanh được không và nên uống như thế nào, uống bao nhiêu thì tốt?

Thành phần dinh dưỡng của chanh

Chanh là một loại quả có kích thước nhỏ, vị chua và có rất nhiều dinh dưỡng. Cụ thể trong 1 quả chanh trung bình khoảng 67g có thể cung cấp:

- Calo: 20

- Tinh bột: 7 grams

- Chất đạm 0.5grams

- Chất béo: 0.1grams

- Chất xơ: 1.9grams

- Vitamin C: 22% giá trị dinh dưỡng khuyến cáo hàng ngày (RDI)

- Sắt: 2% RDI

- Canxi: 2% RDI

- Vitamin B6: 2% RDI

- Thiamine: 2% RDI

- Kali: 1% RDI

Chúng ta luôn biết chanh là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào nhất. Vậy bà bầu uống nước chanh được không?

Bầu uống nước chanh nhiều có tốt không

Bầu uống nước chanh nhiều có tốt không

Chanh là nguồn cấp vitamin dồi dào (Ảnh minh họa)

Bà bầu uống nước chanh được không?

Nước chanh bổ sung nước, vitamin C và các khoáng chất như canxi, thiamin, niacin, folate, phosphorus, magie, đồng, mangan, axit pantothenic, vitamin B-6 và riboflavin... cần thiết cho bà bầu.

Nước chanh tuy không giúp giảm bớt buồn nôn khi mang thai 3 tháng đầu nhưng có thể giúp điều hòa lưu lượng mật thừa và giảm đờm tích tụ trong đường tiêu hóa, từ đó ngăn ngừa tắc nghẽn. Vì vậy, có bầu 3 tháng có thể uống được nước chanh.

Bầu uống nước chanh nhiều có tốt không

Bà bầu có thể uống nước chanh (Ảnh minh họa)

Bà bầu nên uống bao nhiêu nước chanh và uống thế nào?

Bà bầu uống được nước chanh trong cả thai kỳ, mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc nước chanh nhỏ pha với tỷ lệ 1 thìa nước cốt chanh pha với 227ml nước ấm, không nên uống quá nhiều gây dư thừa vitamin C, tăng dịch axit.

Bà bầu có thể pha chanh với mật ong và nước ấm hoặc pha chanh với đường hoặc xíu muối để uống.

Các thời điểm uống nước chanh tốt nhất là buổi sáng khi vừa thức dậy, uống cốc nước chanh ấm hoặc có thể uống vào lúc 5h 30 phút chiều hoặc 8h tối.

Bà bầu cần lưu ý: Pha nước chanh cần pha bằng nước ấm, không nên pha bằng nước sôi. Những bà bầu có vấn đề về dạ dày thì nên hạn chế uống nước chanh.

Bầu uống nước chanh nhiều có tốt không

Không nên uống quá nhiều nước chanh trong 1 ngày (Ảnh minh họa)

Bà bầu uống nước chanh có tốt không?

Nước chanh có thể pha với mật ong hoặc muối hoặc đường để uống sẽ có rất nhiều lợi ích cho bà bầu. Bà bầu uống nước chanh có thể có những lợi ích tuyệt vời đó là:

- Giảm triệu chứng ốm nghén

Có bầu 3 tháng đầu uống cốc nước chanh ấm vào buổi sáng có thể cải thiện tình trạng ốm nghén. Chanh giúp điều hòa lưu lượng mật thừa, giải đờm tích tụ trong đường tiêu hóa, ngăn ngừa tắc nghẽn được tiêu hóa, loại bỏ được vi khuẩn ở khoang miệng. Tuy nhiên, với các mẹ bầu uống nước chanh ấm buổi sáng mà tình trạng nôn mửa nhiều hơn, có dấu hiệu ợ hơi... thì nên dừng lại và tới gặp bác sĩ ngay.

Bầu uống nước chanh nhiều có tốt không

Giảm tình trạng ốm nghén (Ảnh minh họa)

- Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho mẹ và thai nhi

Vitamin C dồi dào trong nước chanh là một dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường hấp thụ sắt, giúp phát triển não bộ thai nhi. Đồng thời, vitamin C cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng ngăn ngừa các chứng bệnh như cảm lạnh, cúm.

Hàm lượng flavonoids đáng kể trong quả chanh bao gồm cả eriocitrin và hesperidin, có tác dụng tăng cường khả năng chống nhiễm trùng từ vi khuẩn, virus, nấm, chống tiểu đường và chống ung thư.

- Tốt cho hệ tiêu hóa

Nước chanh giúp bổ sung nước, tăng cường nhu động ruột, loại bỏ chất thải của cơ thể từ đó giúp đường ruột hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa khả năng táo bón khi mang thai.

- Thải độc, lợi tiểu

Chanh có chứa limonoid - 1 thành phần ngăn ngừa ung thư, thải độc và lợi tiểu, hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả. Bà bầu uống nước chanh mỗi ngày giúp thải độc gan, lợi tiêu, dễ tiêu hóa.

- Ngừa chảy máu sau sinh

Vitamin C dồi dào của nước chanh có khả năng tăng cường tính đàn hồi, co giãn của mạch máu, từ đó giúp ngăn ngừa hiện tượng chảy máu sau sinh.

- Giữ nước cho cơ thể

Nước chanh có tác dụng giữ nước cho cơ thể, giúp bà bầu ngăn ngừa tình trạng mất nước, thiếu nước, từ đó giảm thiểu được các tình trạng buồn nôn, chuột rút, chóng mặt.

- Chống tiền sản giật

Hoạt chất bioflavonoid trong nước chanh có tác dụng làm thư giãn tâm trí, kiểm soát huyết áp, từ đó giúp bảo vệ tim mạch và chống tiền sản giật.

Bầu uống nước chanh nhiều có tốt không

Nước chanh có nhiều tác dụng tích cực cho bà bầu (Ảnh minh họa)

Tuy nước chanh có nhiều tác dụng tích cực cho bà bầu nhưng mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước chanh. Uống quá nhiều nước chanh có thể gây mòn răng do axit citric trong chanh có thể khiến độ pH trong miệng giảm xuống, thời gian dài dễ gây mòn răng, răng yếu, nhạy cảm hơn. Ngoài ra, nước chanh có nồng độ acid citric dễ làm tăng nguy cơ trào ngược axit hoặc ợ nóng.

Bầu uống nước chanh nhiều có tốt không

Bà bầu uống hạt chia được không, nên uống và lúc nào và uống bao nhiêu là tốt nhất? Bà bầu có thể uống hạt chia trong cả thai kỳ nhưng cần chú ý đến...

Bà bầu uống nước chanh đường có tác dụng gì?

Nhờ giàu magie và canxi, chanh là loại trái cây thể giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của xương, cần thiết cung cấp cho thai nhi. Đi kèm với đó, uống nước chanh còn giúp bà bầu bổ sung kali, hỗ trợ nuôi dưỡng các tế bào não và thần kinh cũng như giúp phát triển xương ở thai nhi.

Những người nào không nên uống nước chanh?

Người bị trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược axit: Nước chanh có thể gây ra chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược axit ở một số người, nhất là người đang có bệnh. Người có vấn đề về răng: Chanh có chứa axit xitric có thể ăn mòn men răng, đặc biệt là ở người đang có vấn đề về răng miệng.

Uống nước chanh có tác dụng gì?

Dưới đây là những lợi ích của việc uống nước chanh ấm:.
Tăng cường hệ miễn dịch. Chanh có hàm lượng cao vitamin C và kali. ... .
Cân bằng pH. Chanh là một thực phẩm có tính kiềm. ... .
Giúp giảm cân. ... .
Hỗ trợ tiêu hóa. ... .
Tác dụng như chất lợi tiểu nhẹ, tự nhiên. ... .
Làm sáng da. ... .
Giữ nước cho hệ bạch huyết..

Bà bầu nên uống nước gì hàng ngày?

Các loại nước uống tốt cho bà bầu:.
Nước lọc. Nước vô cùng quan trọng không thể thiếu khi bổ sung cho bà bầu. ... .
Sữa. ... .
Nước dừa. ... .
Nước mía. ... .
Các loại sinh tố hoa quả ... .
Các loại nước ép trái cây, rau củ quả.