Bị giảm tiểu cầu là bệnh gì năm 2024

Giảm tiểu cầu miễn dịch là một bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện bầm tím và chảy máu, nghiêm trọng hơn là xuất huyết não dẫn đến tử vong. Việc hiểu về bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch sẽ giúp bạn phát hiện sớm các triệu chứng để từ đó có hướng kiểm soát và điều trị kịp thời.

Giảm tiểu cầu miễn dịch (xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn hay xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch) là một bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch sản xuất ra các kháng thể làm phá hủy tiểu cầu. Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Theo nhiều thống kê, cứ 100.000 trẻ em thì có 2,2 – 5,3 trẻ bị giảm tiểu cầu miễn dịch và cứ 100.000 người lớn thì có 3,3 người mắc bệnh này mỗi năm.

Bị giảm tiểu cầu là bệnh gì năm 2024

Khi mắc bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch, máu có thể đông lại chậm hơn do số lượng tiểu cầu trong máu thấp hơn bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ chảy máu bên trong cơ thể, dưới da hoặc trên da. Trong trường hợp số lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể còn dễ bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm rất nhẹ mà không cầm máu được. Một số triệu chứng giảm tiểu cầu nguy hiểm có thể kể đến là xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, nghiêm trọng hơn là tình trạng xuất huyết não có thể dẫn đến tử vong.

Khi được chẩn đoán bị giảm tiểu cầu miễn dịch, không phải lúc nào cũng cần điều trị ngay [2]. Với các trường hợp nặng, lựa chọn điều trị sẽ được quyết định dựa trên số lượng tiểu cầu, mức độ chảy máu, bệnh nền, các loại thuốc sử dụng, tuổi tác và mong muốn của bệnh nhân.

Để biết thêm về bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh, mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong minh họa dưới đây:

Bị giảm tiểu cầu là bệnh gì năm 2024

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch, triệu chứng, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh. Nếu nhận thấy các triệu chứng giảm tiểu cầu, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, phát hiện bệnh sớm và tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Theo hellobacsi

Tham vấn y khoa bởi Viện Huyết học – Truyền máu TW

ĐỊA ĐIỂM KHÁM – XÉT NGHIỆM:

1. Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội):

Thời gian:

  • Từ thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 17h00 (khám theo Bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu)
  • Thứ 7: 7h30 – 17h00 (khám theo yêu cầu)

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:

Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông qua:

  • Tổng đài: 1900 96 96 70
  • Website: vienhuyethoc.vn/

Mời xem thêm: Hướng dẫn đặt lịch khám và chi phí dịch vụ y tế theo yêu cầu

2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện:

Thời gian: Từ thứ 3 – Chủ nhật: 8h00 – 17h00.

  • Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Số 78 Nguyễn Trường Tộ, Ba Đình, Hà Nội.

Lưu ý: Thời gian nghỉ trưa từ 12h00 – 13h30.

Bị giảm tiểu cầu là bệnh gì năm 2024

Tag : xuất huyết giảm tiểu cầu

Tiểu cầu là những mảnh tế bào trong hệ tuần hoàn có chức năng trong hệ đông máu. Thrombopoietin giúp kiểm soát số lượng tiểu cầu lưu hành bằng cách kích thích tủy xương để sản sinh mẫu tiểu cầu, tạo ra các mảnh tiểu cầu từ bào tương của chúng. Thrombopoietin được sản sinh trong gan với tốc độ không đổi và nồng độ lưu thông của chất này được xác định bởi mức độ gắn kết với các tiểu cầu đang lưu thông và có thể với các tế bào nhân khổng lồ của tủy xương và mức độ đào thải các tiểu cầu trong tuần hoàn. Các tiểu cầu tuần hoàn trong 7 đến 10 ngày. Khoảng một phần ba tiểu cầu được trữ tạm thời trong lách.

Số lượng tiểu cầu bình thường là 140.000đến 440.000/mcL (140 to 440 × 109/L). Tuy nhiên, số lượng có thể thay đổi nhẹ theo giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, giảm trong thai kỳ (giảm tiểu cầu lúc mang thai), và tăng trong đáp ứng với các cytokine viêm (tăng tiểu cầu thứ phát, hoặc phản ứng). Các tiểu cầu cuối cùng bị phá hủy do cái chết theo chương trình, một quá trình độc lập với lách.

Rối loạn tiểu cầu bao gồm

  • Giảm tiểu cầu (thrombocytopenia)
  • Rối loạn chức năng tiểu cầu

Bất kỳ tình trạng nào trong số này, ngay cả những trường hợp tiểu cầu tăng lên rõ rệt, đều có thể gây ra sự hình thành khuyết tật của nút cầm máu và chảy máu.

Nguy cơ chảy máu tỉ lệ nghịch với số lượng tiểu cầu và chức năng tiểu cầu (xem bảng ). Khi giảm chức năng tiểu cầu (ví dụ, do nhiễm độc niệu hoặc sử dụng thuốc chống viêm không steroid [NSAID] hoặc aspirin), nguy cơ chảy máu tăng lên.

Bị giảm tiểu cầu là bệnh gì năm 2024

Tăng tiểu cầu phản ứng Tăng tiểu cầu do phản ứng (tăng tiểu cầu thứ phát) Tăng tiểu cầu phản ứng là tình trạng tăng số lượng tiểu cầu (> 450.000/mcL [> 450 × 109/L]) phát sinh thứ phát sau một rối loạn khác. (Xem thêm Tổng quan về Rối loạn tăng sinh... đọc thêm là sự sản sinh tiểu cầu quá mức do phản ứng với một rối loạn khác. Có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm nhiễm trùng cấp tính, các chứng viêm mạn tính (như viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp (RA) Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn hệ thống mạn tính, chủ yếu gây tổn thương các khớp. Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương do các cytokine, chemokine và các metalloprotease. Biểu hiện bệnh... đọc thêm

Bị giảm tiểu cầu là bệnh gì năm 2024
, viêm ruột Tổng quan về bệnh viêm ruột Bệnh viêm ruột (IBD), bao gồm Bệnh Crohn và viêm đại tràng thể loét, là một tình trạng tái phát và thuyên giảm, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính tại các vị trí khác nhau trong đường tiêu... đọc thêm , lao Bệnh lao (TB) Bệnh lao (TB) là bệnh nhiễm trùng do mycobacterial tiến triển mạn tính, thường có thời gian tiềm tàng sau khi có nhiễm bệnh ban đầu. Lao thường ảnh hưởng nhiều nhất đến phổi. Triệu chứng bao... đọc thêm
Bị giảm tiểu cầu là bệnh gì năm 2024
, sarcoidosis Bệnh sarcoid Bệnh sarcoid là một bệnh lý viêm biểu hiện bằng tổn thương u hạt không hoại tử ở một hoặc nhiều cơ quan và mô; căn nguyên không rõ ràng. Phổi và hệ thống bạch huyết là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều... đọc thêm
Bị giảm tiểu cầu là bệnh gì năm 2024
), thiếu sắt Sự thiếu hụt sắt Sắt (Fe) là một thành phần của hemoglobin, myoglobin, và nhiều enzyme trong cơ thể. Sắt heme được chứa chủ yếu trong các sản phẩm động vật. Nó được hấp thụ tốt hơn nhiều so với sắt nonheme ... đọc thêm và một số loại ung thư nhất định. Tăng tiểu cầu phản ứng thường không liên quan đến tăng nguy cơ huyết khối hoặc chảy máu.

  • Giảm tổng hợp ở gan
  • Tăng sự bắt giữ tại lách của tiểu cầu với sự sống còn của tiểu cầu
  • Tăng tiêu hủy hoặc tiêu thụ tiểu cầu (cả nguyên nhân miễn dịch và không miễn dịch)
  • Pha loãng tiểu cầu

Bị giảm tiểu cầu là bệnh gì năm 2024

Nhìn chung nguyên nhân cụ thể nhất giảm tiểu cầu bao gồm

  • Thuốc gây phá hủy tiểu cầu qua trung gian miễn dịch (thông thường, heparin, trimethoprim/sulfamethoxazole, hiếm khi quinine [ban xuất huyết cocktail] hoặc abciximab) và hiếm khi là tiêm chủng (ví dụ: cúm, zona, sởi, quai bị và rubella, A COVID-19)
  • Thuốc gây ức chế tủy xương phụ thuộc vào liều lượng (ví dụ: thuốc hóa trị liệu, etanol)
  • Nhiễm trùng hệ thống

Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn tiểu cầu

Các rối loạn tiểu cầu dẫn đến một kiểu chảy máu điển hình:

  • Nhiểu chấm xuất huyết trên da (chủ yếu ở cẳng chân).
  • Nốt xuất huyết nhỏ phân tán ở những vị trí tổn thương nhò hoặc vị trí chích tĩnh mạch
  • Xuất huyết niêm mạc (mũi họng, mũi, tiêu hóa, đường tiết niệu sinh dục)
  • Chảy máu ồ ạt sau phẫu thuật
  • Kinh nguyệt ra nhiều
  • Biểu hiện lâm sàng của xuất huyết chấm ở dưới da và niêm mạc.
  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi với tiểu cầu, các xét nghiệm đông máu, tiêu bản máu ngoại vi
  • Đôi khi cần chọc hút dịch tủy xương
  • Đôi khi kháng nguyên von Willebrand, hoạt động gắn kết tiểu cầu và các nghiên cứu đa phân tử

Các rối loạn tiểu cầu được nghi ngờ ở những bệnh nhân bị xuất huyết dạng chấm ở da và niêm mạc. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi có số lượng tiểu cầu, các xét nghiệm đông máu và tiêu bản máu ngoại vi được thực hiện. Quá nhiều tiểu cầu và giảm tiểu cầu được chẩn đoán dựa trên số lượng tiểu cầu. Các nghiên cứu về đông máu là bình thường trừ khi có rối loạn đông máu đồng thời. Ở những bệnh nhân có CBC, số lượng tiểu cầu, tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế (INR) và thời gian thromboplastin một phần (PTT) bình thường, nghi ngờ có rối loạn chức năng tiểu cầu hoặc thành mạch.

Tỷ lệ tiểu cầu chưa trưởng thành trong máu ngoại vi đôi khi là một biện pháp hữu ích ở bệnh nhân giảm tiểu cầu, vì nó tăng lên khi tủy xương sản sinh ra tiểu cầu và không tăng trong tủy xương giảm sản xuất tương tự như hồng cầu lưới trong thiếu máu.

Bị giảm tiểu cầu là bệnh gì năm 2024

Ở những bệnh nhân rối loạn chức năng tiểu cầu, nghi ngờ nguyên nhân do thuốc nếu các triêu chứng xuất hiện sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc (ví dụ: ticarcillin, prasugrel, clopidogrel, ticagrelor, abciximab). Sự rối loạn chức năng tiểu cầu do thuốc có thể rất nghiêm trọng, nhưng hiếm khi cần các xét nghiệm chuyên biệt.

Nghi ngờ nguyên nhân di truyền nếu có tiền sử dễ bầm tím, chảy máu sau khi nhổ răng, phẫu thuật, sinh đẻ hoặc cắt bao quy đầu; hay kinh nguyệt ra máu nhiều. Trong trường hợp nghi ngờ do di truyền, cần xét nghiệm hoạt tính kháng nguyên và yếu tố von Willebrand (VWF).

Ở một số bệnh nhân, xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu có thể xác định khiếm khuyết của tiểu cầu trong phản ứng với các chất chủ vận tiểu cầu (adenosine diphosphate [ADP], collagen, thrombin) và do đó phát hiện được loại khiếm khuyết của tiểu cầu.

Rối loạn chức năng tiểu cầu do những rối loạn hệ thống thường nhẹ và có ít có ý nghĩa lâm sàng. Ở những bệnh nhân này, chủ yếu cần quan tâm đến các rối loạn hệ thống, không cần thiết làm các xét nghiệm huyết học.

  • 1. : A modern reassessment of glycoprotein-specific direct platelet autoantibody testing in immune thrombocytopenia. Blood Adv 4(1):9–18, 2020. doi: 10.1182/bloodadvances.2019000868
  • Ngừng thuốc giảm gây chức năng tiểu cầu
  • Hiếm khi phải truyền khối tiểu cầu
  • Hiếm khi thuốc chống tiêu sợi huyết

Ở những bệnh nhân giảm tiểu cầu hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu, không sử dụng những thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu, đặc biệt là aspirin và thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) khác. Những bệnh nhân đang dùng thuốc như vậy nên xem xét các loại thuốc thay thế, chẳng hạn như acetaminophen, hoặc đơn giản là ngừng sử dụng chúng.

Trong rối loạn chức năng tiểu cầu hoặc giảm tiểu cầu do giảm sản xuất, truyền máu, thuốc chủ vận thụ thể thrombopoietin (TPO) (ví dụ: romiplostim, eltrombopag, avatrombopag), hoặc thuốc chống tiêu sợi huyết (ví dụ: axit aminocaproic, axit tranexamic) được dành cho bệnh nhân.

  • Chảy máu hoạt động
  • Giảm tiểu cầu trầm trọng (ví dụ, số lượng tiểu cầu < 10.000/mcL [< 10 × 109/L)
  • Cần phẫu thuật xâm lấn

Trong trường hợp giảm tiểu cầu do phá hủy tiểu cầu, việc truyền máu được dành trong trường hợp có đe dọa tính mạng, hệ thần kinh trung ương hoặc chảy máu mắt.