Bị ung thư tuyến giáp ăn uống như thế nào năm 2024

Thế giới có khoảng 42 triệu người mắc các bệnh về tuyến giáp, bao gồm 4 bệnh tuyến giáp chính: bướu giáp đơn thuần, suy giáp, cường giáp, viêm tuyến giáp Hashimoto (1). Thiếu i-ốt gây rối loạn chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng đến khoảng 30% dân số thế giới (2). Do đó, người bệnh tuyến giáp cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo vệ sức khỏe. Vậy bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì để giảm nguy cơ trở nặng?

Bị ung thư tuyến giáp ăn uống như thế nào năm 2024

Bệnh tuyến giáp là bệnh gì?

Tuyến giáp sản xuất hormone để duy trì sự trao đổi chất cân bằng cho cơ thể. Bệnh tuyến giáp xảy ra do sự thay đổi cấu trúc mô học, đặc biệt khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn (cường giáp hoặc suy giáp). ()

Khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone sẽ gây bệnh suy giáp. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tăng cân, không thể chịu được nhiệt độ lạnh.

Khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone, cơ thể sẽ gây bệnh cường giáp. Người bệnh cường giáp sử dụng năng lượng quá nhanh khiến cơ thể mệt mỏi, cảm thấy lo lắng, tim đập nhanh, sụt cân. Hai rối loạn chính này của tuyến giáp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Bị ung thư tuyến giáp ăn uống như thế nào năm 2024
Khi thấy cổ to, khó nuốt, khó thở… người bệnh đến bác sĩ khám tầm soát bệnh tuyến giáp

Người mắc bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì?

Bệnh tuyến giáp có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh chuyển biến nặng hoặc tái phát. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn để cải thiện tình trạng bệnh:

1. Đậu nành

Đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành như: đậu hũ, nước tương, sữa đậu nành… sẽ không tốt cho người có bướu giáp – nhân giáp. Bởi trong đậu nành có chất goitrogens cản trở sự xâm nhập của i-ốt vào tuyến giáp khiến cổ phình to. Chất này làm giảm hấp thu thuốc tuyến giáp từ ruột. Ngoài ra, đậu nành chứa phytoestrogen, có thể bắt chước tác dụng của estrogen can thiệp vào hoạt động bình thường của tuyến giáp. Chất isoflavone trong đậu nành cũng có thể gây hại cho sức khỏe tuyến giáp. (4)

2. Các loại đồ hộp và thực phẩm chế biến sẵn, đồ đông lạnh

Thực phẩm chế biến sẵn gây hại cho người bệnh tuyến giáp vì các thực phẩm này chứa calo rỗng, một số chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. (5)

Thức ăn nhanh cũng chứa lượng chất béo cao, khiến quá trình sản xuất thyroxin ở tuyến giáp bị chậm lại hoặc làm mất tác dụng của một số loại thuốc điều trị.

3. Thực phẩm giàu xơ: bông cải xanh, súp lơ trắng

Các loại rau họ cải như: bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải xoăn , củ cải, cải ngọt,… chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác nhưng có thể cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp, ngăn chặn khả năng sử dụng i-ốt của tuyến giáp.

Tuy nhiên, người bệnh cần tiêu thụ một lượng đáng kể các loại rau họ cải để tác động đến sự hấp thụ i-ốt. Nếu người bệnh được chẩn đoán mắc cả chứng suy giáp và thiếu i-ốt, cần nấu chín các loại rau họ cải này để làm giảm tác dụng của chúng đối với tuyến giáp. Để chức năng tuyến giáp không bị ảnh hưởng, mỗi ngày, chỉ bổ sung khoảng 142 gram.

Bị ung thư tuyến giáp ăn uống như thế nào năm 2024
Bông cải là món ăn được nhiều người ưa thích nhưng mắc bệnh tuyến giáp cần tránh ăn

4. Thực phẩm béo: bơ, thịt, đồ chiên

Chất béo có thể làm gián đoạn khả năng hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp của cơ thể, cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, người bệnh tuyến giáp nên loại bỏ các loại thực phẩm chiên rán, giảm lượng chất béo từ các nguồn như: bơ, sốt mayonnaise, bơ thực vật, thịt mỡ.

5. Thực phẩm có chứa đường (đồ ngọt)

Thực phẩm chế biến như: bánh quy, bánh ngọt, kẹo, đồ ngọt, đồ uống có đường, đồ ăn nhẹ đóng gói, có chứa đường tinh luyện gây ảnh hưởng nhiều đến bệnh tuyến giáp, lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến tăng cân và các bệnh lý khác. Ngoài ra, tuyến tụy, gan cũng có thể bị tổn hại khi ăn quá nhiều đường tinh luyện.

Thay vào đó, người bệnh có thể ăn những thực phẩm lành mạnh như: trái cây, rau, protein nạc (gà không da, cá…).

6. Lúa mạch, lúa mì, mì ống

Gluten được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như: lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì, các loại ngũ cốc khác là thành phần chính trong các loại bánh mì, ngũ cốc, mì ống. Tuy nhiên, người bị suy giáp nên cân nhắc giảm lượng gluten nạp vào cơ thể. Với người bệnh celiac, chất gluten có thể gây kích ứng ruột non, cản trở sự hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Bên cạnh đó, chế độ ăn không có gluten sẽ mang lại lợi ích cho phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp.

Nếu người bệnh tuyến giáp chọn ăn thực phẩm chứa gluten nên chọn các loại bánh mì, mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt, có nhiều chất xơ, các chất dinh dưỡng khác để giúp cải thiện đường ruột. Ngoài ra, nếu người bệnh uống thuốc điều trị suy giáp, cần ăn trước vài giờ trước hoặc sau khi ăn thực phẩm giàu chất xơ, để ngăn sự hấp thụ hormone tuyến giáp tổng hợp.

7. Nội tạng

Người bệnh tuyến giáp nên hạn chế ăn nội tạng động vật vì chứa hàm lượng axit lipoic khá cao sẽ ảnh hưởng đến một số loại thuốc tuyến giáp trong quá trình điều trị. Nếu ăn quá nhiều, tuyến giáp dễ rối loạn.

8. Chất xơ dư thừa từ các loại đậu và rau

Ăn đủ chất xơ là tốt cho cơ thể nhưng ăn quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị suy giáp. Người lớn từ 50 tuổi trở xuống nên bổ sung từ 25 – 38 gram chất xơ mỗi ngày. Lượng chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, các loại đậu vượt quá mức sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cản trở sự hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp.

Nếu người bệnh ăn kiêng nhiều chất xơ, cần hỏi ý kiến bác sĩ để tăng liều thuốc tuyến giáp cao hơn vì có thể cơ thể không hấp thụ thuốc hiệu quả.

9. Một số loại trái cây: đào, lê, dâu tây

Nhiều trái cây như: dâu tây, đào, lê rất hấp dẫn nhưng không tốt cho người bệnh tuyến giáp. Người bệnh có thể chọn những loại trái cây khác thay thế như: việt quất, anh đào, cam, quýt… giàu chất chống oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng tuyến giáp, không gây bướu cổ.

Bị ung thư tuyến giáp ăn uống như thế nào năm 2024
Người bệnh tuyến giáp hạn chế ăn đào, lê, dâu tây

10. Đồ uống: cà phê, bia rượu

Thực phẩm, đồ uống có chứa caffein như: cà phê, trà, soda, socola… có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cường giáp, khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, tim đập nhanh. Nếu có những triệu chứng này, người bệnh nên tránh uống hoàn toàn hoặc uống ít. Ngoài ra, người bệnh có thể thay thế bằng nước ép, rượu táo nóng, trà thảo mộc tự nhiên…

Rượu có thể gây ức chế chức năng tuyến giáp, làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp. Uống rượu thường xuyên hoặc nhiều sẽ làm hư hại các tế bào tuyến giáp, làm giảm tổng lượng hormone tuyến giáp (T3, T4) trong máu, gây ra chứng suy giáp.

Bệnh tuyến giáp nên ăn gì tốt?

Người bệnh thường không biết bệnh tuyến giáp nên ăn gì để tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh tuyến giáp, người bệnh có thể lưu ý để lựa chọn:

1. Thực phẩm giàu i-ốt

I-ốt giúp cân bằng nội tiết tố tuyến giáp, kích thích sản sinh các nội tiết tố cần thiết, giảm sự hình thành các khối u tuyến giáp.

Thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, hải sản sẽ tốt cho người bị bướu giáp nhưng không dùng cho bệnh nhân cường giáp. I-ốt rất cần thiết cho tuyến giáp nhưng cần bổ sung i-ốt ở mức hợp lý trong bữa ăn hàng ngày.

Với người bệnh đang điều trị bằng i-ốt phóng xạ và các phương pháp khác, cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ điều trị để bổ sung lượng i-ốt phù hợp.

Nếu người bệnh lạm dụng i-ốt sẽ khiến tuyến giáp hoạt động quá mức gây viêm tuyến giáp làm tình trạng bệnh nặng hơn. Do đó, người bệnh cần kiểm soát tốt lượng i-ốt bổ sung mỗi ngày.

2. Rau lá xanh

Chế độ ăn của người bệnh ung thư tuyến giáp cần bổ sung các loại rau lá xanh vì đây là những thực phẩm chứa nhiều magie, khoáng chất, cung cấp dưỡng chất tuyệt vời, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp và cơ thể diễn ra hiệu quả hơn.

Người bệnh có thể bổ sung các loại rau có màu xanh đậm như: rau mồng tơi, rau diếp cá, rau muống… để cơ thể nhận đủ magie giúp các triệu chứng đau cơ, mệt mỏi, nhịp tim không đều được cải thiện.

Bị ung thư tuyến giáp ăn uống như thế nào năm 2024
Người bệnh tuyến giáp nên ăn các loại rau lá xanh để bổ sung magie cho cơ thể

3. Các loại hạt

Các loại hạt phổ biến như: hạnh nhân, hạt điều, hạt bí… là nguồn cung cấp magie rất tốt cho cơ thể, giàu protein thực vật, vitamin B, vitamin E, các khoáng chất khác giúp hỗ trợ hoạt động hiệu quả của tuyến giáp.

Hạt lanh chứa hàm lượng axit béo omega 3 có vai trò quan trọng với chức năng của tuyến giáp nên cũng là lựa chọn tốt cho chế độ ăn kiêng của người bệnh cường giáp. Trước khi ăn, hạt lanh cần được nghiền nát để tăng lợi ích sử dụng.

4. Sữa chua ít béo

Sữa chua ít béo chứa nhiều iốt, vitamin D nên rất tốt cho tuyến giáp. I-ốt có vai trò quan trọng giúp sản xuất hormone tuyến giáp. Vitamin D tham gia vào quá trình điều hòa hệ thống miễn dịch, giúp ngăn bệnh Hashimoto. Do đó, sữa chua ít béo là lựa chọn phù hợp với người bệnh tuyến giáp.

5. Rong biển

Rong biển giàu i-ốt nên là lựa chọn phù hợp cho người bệnh tuyến giáp. Giá trị dinh dưỡng của rong biển cao nên người bệnh cần tiêu thụ ở mức độ vừa phải (1 lần/tuần). Tuy nhiên, rong biển chứa hàm lượng i-ốt cao có thể gây hại khi bổ sung quá mức nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh hàm lượng phù hợp cho cơ thể.

6. Trứng

Trứng chứa nhiều i-ốt, selen, axit béo omega-3, nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho một tuyến giáp khỏe mạnh, hỗ trợ hệ thống miễn dịch nên rất tốt để cải thiện sức khỏe của người bệnh tuyến giáp. Dù trứng cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng không được lạm dụng quá mức. Người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng các loại thực phẩm để giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn.

7. Táo

Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Táo cũng chứa nhiều i-ốt nên cũng là thực phẩm người bệnh cần lựa chọn để bảo vệ tuyến giáp khỏe mạnh.

8. Thịt gà

Thịt gà là một loại thịt nạc cung cấp protein, kẽm tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, kẽm cần thiết để điều chỉnh hormone tuyến giáp trong cơ thể nên người bệnh tuyến giáp có thể lựa chọn thịt gà bổ sung vào khẩu phần ăn.

Bị ung thư tuyến giáp ăn uống như thế nào năm 2024
Thịt gà nạc cung cấp protein, kẽm tốt cho người bệnh tuyến giáp

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cung cấp những dịch vụ cao cấp trong khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu về các bệnh về tuyến giáp và những rối loạn nội tiết khác. Với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, khoa Nội Tiết – Đái tháo đường hướng tới mục tiêu tầm soát, kiểm soát triệu chứng, biến chứng của các bệnh lý liên quan đến nội tiết để bảo vệ sức khỏe người bệnh.

Ngoài việc quan tâm đến bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì để tránh nguy cơ trở nặng thì người bệnh cần thường xuyên đến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường kiểm tra sức khỏe định kỳ, được tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý cho từng người. Việc đi khám định kỳ còn giúp bác sĩ tầm soát biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.