Bộ đội sao vàng thọ xuân thanh hóa năm 2024

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên trên địa bàn huyện Thọ Xuân nói riêng, toàn tỉnh Thanh Hoá nói chung đã xảy ra mưa to kéo dài liên tục từ ngày 9 đến ngày 11-10. Mưa to kéo dài kết hợp với việc Hồ Thuỷ lợi Cửa Đạt ở huyện Thường Xuân trên thượng nguồn Sông Chu xả lũ đã gây ngập lụt cho nhiều xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

.jpg) Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 923 giúp dân sơ tán nông sản ra khỏi vùng lũ. .jpg) Lực lượng Trung đoàn 923 gia cố các đoạn bị sạt lở để bảo vệ hệ thống đê Sông Chu.

Trước diễn biến mưa lũ phức tạp, nắm bắt kịp thời tình hình trên địa bàn đóng quân, Đảng uỷ, Chỉ huy Trung đoàn 923 đã kịp thời báo cáo lên cấp trên và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nhanh chóng rà soát hiệu chỉnh lại kế hoạch phòng chống lụt bão, đồng thời tổ chức báo động kiểm tra lực lượng, bổ sung thêm vật chất, phương tiện, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiễn sẵn sàng ứng phó giúp nhân dân trên địa bàn đóng quân theo phương án đã xây dựng khi có lệnh. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo nên sau khi nhận được Điện báo của Chủ tịch UBND huyện và Uỷ ban Phòng chống lụt bão huyện Thọ Xuân; Đảng uỷ, chỉ huy Trung đoàn 923 đã báo cáo với lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn 371 và Quân chủng xin triển khai lực lượng, phương tiện tham gia giúp đỡ chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân chống lũ.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Bùi Thiên Thau - Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 371, lực lượng gồm 100 cán bộ, chiến sĩ cùng với phương tiện của Trung đoàn 923 đã nhanh chóng cơ động thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ nhân dân. Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 923 đã phối hợp cùng chính quyền địa phương và các lực lượng tại chỗ giúp đỡ nhân dân ở các xã Quảng phú, Thọ Trường, Thọ Lập, Thọ Thắng thuộc huyện Thọ Xuân bị ngập lụt nhanh chóng sơ tán người và tài sản đến khu vực an toàn nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nhân dân. Đồng thời, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 923 đã cùng với các lực lượng khác đào đất, đắp gia cố thêm các bờ bao ngăn nước tràn các khu vực dân cư và gia cố các đoạn xung yếu bảo vệ hệ thống đê Sông Chu. Việc làm của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 923 đã tô thắm thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, "Người chiến sĩ PK-KQ ưu tú" trong lòng nhân dân.

Thị trấn Sao Vàng có diện tích 18,69 km², dân số năm 2018 là 9.397 người, mật độ dân số đạt 503 người/km².

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Sao Vàng được chia thành 15 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, Tân Lập, Xuân Hợp, Xuân Long, Xuân Tâm.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn địa bàn thị trấn Sao Vàng hiện nay trước đây là xã Xuân Thắng thuộc huyện Thọ Xuân. Xã Xuân Thắng được thành lập vào năm 1953 trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Tân Hưng.

Ngày 8 tháng 3 năm 1967, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 89-NV. Theo đó, thành lập thị trấn nông trường Sao Vàng thuộc huyện Thọ Xuân.

Ngày 5 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/1999/NĐ-CP. Theo đó, giải thể thị trấn nông trường Sao Vàng và thành lập thị trấn Sao Vàng trên cơ sở 4.950 người của thị trấn nông trường Sao Vàng đang quản lý, 102,5 ha diện tích tự nhiên của xã Thọ Lâm, 186,5 ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Thắng.

Sau khi thành lập, thị trấn Sao Vàng có 289 ha diện tích tự nhiên và 4.950 người. Xã Xuân Thắng còn lại 1.547,5 ha diện tích tự nhiên và 4.126 người.

Ngày 20 tháng 6 năm 2018, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 834/QĐ-BXD công nhận đô thị Lam Sơn – Sao Vàng (gồm các thị trấn Lam Sơn, Sao Vàng; các xã Thọ Xương, Xuân Bái, Xuân Lam và một phần các xã Thọ Lâm, Xuân Phú, Xuân Thắng) là .

Đến năm 2018, thị trấn Sao Vàng có diện tích 2,55 km², dân số là 3.113 người, mật độ dân số đạt 1.221 người/km², gồm 4 khu phố: 1, 2, 3, 4. Xã Xuân Thắng có diện tích 16,14 km², dân số là 6.284 người, mật độ dân số đạt 389 người/km², gồm 11 thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Xuân Thắng vào thị trấn Sao Vàng.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Sao Vàng nằm dọc theo quốc lộ 47, điểm nối giữa thị trấn Lam Sơn với thị trấn Rừng Thông và với thành phố Thanh Hóa.

Thị trấn Sao Vàng cũng có sân bay Thọ Xuân (sân bay Sao Vàng), một sân bay hỗn hợp quân sự - dân dụng. Nội dung quy hoạch thời kỳ 2021-2030 là sân bay quốc tế, có chức năng dự bị cho Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

Thị trấn Sao Vàng cũng nằm bên tuyến kênh Nhà Lê, là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam từ kinh đô Hoa Lư đến Đèo Ngang và được xem là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh của người Việt.