Ca dao về số phận người phụ nữ phong kiến

 

Trong kho tàng văn học dân gian của nước ta luôn gắn liền với những nỗi niềm của người nông dân. Ca dao, tục ngữ là tiếng lòng của những người nông dân lao động thấp cổ bé họng trong thời kỳ phong kiến

Đặc biệt, trong xã hội xưa thân phận người phụ nữ luôn bị xem thường, coi nhẹ bởi toàn xã hội điều “trọng nam khinh nữ”.

Người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình mà luôn phụ thuộc vào một người khác chính vì vậy dân gian ta thường có câu”Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” ý chỉ rằng người con gái khi còn ở với cha mẹ thì phải nghe lời cha mẹ sắp đặt, khi lấy chồng thì phải theo chồng, nếu chồng chẳng may qua đời thì phải nghe theo con. Câu nói này đã thể hiện được sự lệ thuộc của những người phụ nữ khi phải sống trong một xã hội mà người phụ nữ luôn bị khinh rẻ, coi bạc

Cuộc sống của những người phụ nữ này lúc nào cũng trong hoàn cảnh vô cùng éo le. Họ không bao giờ được quyết định số mệnh của mình. Nếu may mắn được cha mẹ thương tìm cho người chồng xứng đôi vừa lứa, được chồng và gia đình nhà chồng thương yêu thì còn được hưởng sự bình yên còn ngược lại thì vô cùng gian nan, vất vả

“Thân em như dải lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Những câu ca dao này thể hiện sự cay đắng, của người phụ nữ đang thời xuân sắc. Một dải lụa đào hồng nhan, đương thì phơi phới nhưng cũng chỉ là vật giữa chợ để bao người nhìn ngó, nâng lên hạ xuống, trả giá chẳng biết sẽ đi đâu về đâu.

Trong bối cảnh xã hội phong kiến lúc bấy giờ không cho họ cái quyền được lựa chọn tương lai, vận mệnh, hướng đi của mình. Người phụ nữ được xem như món hàng bị xã hội, cha mẹ, gả bán mà không bao giờ được quyền cãi lại

“Thân em như miếng cau khô

Người thanh chuộng mỏng, người thô tham dày”

Hai câu ca dao này thể hiện sự oán than số phận của người phụ nữ bé nhỏ, bị chà đạp luôn phải sống dưới những phép tắc, nặng nề cổ hủ lạc hậu mà không bao giờ được oán than, lên tiếng. Việc mơ ước về hạnh phúc tình yêu lứa đôi là điều không thể. Họ luôn phải tuân lệnh những người bề trên lầm lũi sống kiếp người nhỏ bé phụ thuộc.

“Năm nay em đi làm dâu

Thân khác gì trâu mang theo ách

Năm nay em đi làm vợ

Thân mang cày, dây khiến không biết ai?

Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.”

Thân phận làm vợ làm con dâu người ta chỉ là cái vỏ bên ngoài nhưng thực chất những cô gái này làm giúp việc không lương cho gia đình nhà chồng thì đúng hơn. Đến con trâu, con bò làm việc còn có ngày làm ngày nghỉ, lúc nông vụ chí kỳ thì bận rộn còn bình thường chúng được nhởn nhơ ăn cỏ. Những người con gái khi đi làm dâu nhà người ta thì làm việc quanh năm không có mùa nghỉ ngơi

Không bận việc đồng ruộng thì lại làm việc bếp núc, việc dệt vải, ươm tơ…chẳng lúc nào được nghỉ ngơi thanh thản. Quá đau đớn, chua xót các cô gái xưa đã phải thốt lên rằng:

“Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra”

Câu ca dao này thể hiện sự bất lực trong kiếp sống của người phụ nữ xưa. Nó là sự đau đớn chua xót tới tận cùng của người phụ nữ, những con người nhỏ bé thấp cổ bé họng không có quyền được sống cho riêng mình

Nhiều người phụ nữ lấy phải những ông chồng vũ phu, nghiện ngập rượu chè thường xuyên về nhà đánh đập vợ một cách vô cùng tàn nhẫn

“Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai”

Tình nghĩa vợ chồng cao tựa núi, thiêng liêng sâu đậm phải tu nghìn năm mới thành vợ thành chồng, nhưng người chồng không hề trân trọng nỡ lòng đánh đập người vợ đầu ấp tay kề của mình thật là tàn nhẫn, vô đạo đức.

Rồi nhiều người đàn ông đào hoa, lăng nhăng cưới nhiều người phụ nữ làm vợ “năm thê bảy thiếp” nhưng cũng vẫn được xã hội công nhận, tôn trọng chỉ có những người phụ nữ là đau đớn, chua xót.

“Chém cha cái kiếp chồng chung

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng”

Ở bất kỳ hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn luôn phải chịu đựng, nhẫn nhịn không có quyền phản kháng, không có quyền tìm con đường hạnh phúc của mình. Cuộc sống lệ thuộc mất tự do, tình yêu lứa đôi không được công nhận, không được tự định đoạt.

Trong cuộc sống luôn bị chà đạp, mất tự do cho nên người phụ nữ xưa chỉ biết gửi những lời trách than, những tâm sự thầm kín của mình qua những lời thơ, lời cao dao, để mang nỗi buồn của mình gửi vào những lời ru, nhờ gió gửi hương bay đi giải tỏa bớt những quạnh hiu trong lòng.

Những bài ca dao than thân chính là những lời kêu ai oán của những người phụ nữ nhằm tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.

                                                     Phòng NN-TH (Sưu tầm)

Tổng hợp 60 câu ca dao tục ngữ về phụ nữ - tôn vinh những 'bóng hồng' trong cuộc đời ta

(VOH) – Dù ở thời đại nào, người phụ nữ vẫn là mảnh ghép quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Lời ngợi ca vẻ đẹp và phẩm chất của họ đã được gửi gắm trong ca dao tục ngữ về phụ nữ từ ngàn xưa.

Ai đó từng nói, giống như một khu vườn cần có muôn hoa đua nở khoe sắc thì cuộc sống này cũng không thể thiếu đi phụ nữ - những con người đặc biệt, luôn tỏa sáng rực rỡ, để mỗi ngày trôi qua đều thật thi vị và đáng nhớ. Đó là người bà hiền từ, người mẹ tảo tần, là người vợ thủy chung ân nghĩa hay những người chị em gái thương mến. Họ đã đến bên đời ta, truyền cho ta niềm cảm hứng và dành tặng tình yêu thương tuyệt vời.

1. Ca dao tục ngữ về vẻ đẹp người phụ nữ

Có thể nói ca dao tục ngữ về vẻ đẹp người phụ nữ vốn chẳng hề hiếm bởi phải chăng những lời ca dành cho phái đẹp vẫn luôn dạt dào muôn đời nay.

Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.

  1. Chân mày vòng nguyệt có duyên

Tóc mây gợn sóng đẹp duyên tơ hồng.

  1. Mắt xanh tươi thắm môi trầu

Miệng cười lúm má, cho cầu thêm xinh.

  1. Nhác trông con mắt đáng trăm

Miệng cười đáng chục, hàm răng đáng nghìn Nhác trông con mắt ưa nhìn

Đáng trăm cũng chuộng, đáng nghìn cũng mua.

  1. Ba thương má lúm đồng tiền

Bốn thương răng lánh hạt huyền kém thua.

Ca dao về số phận người phụ nữ phong kiến
 

Để anh nhác thấy đem lòng thương yêu.

  1. Nước trong ai chẳng rửa chân

Cái má trắng ngần ai chẳng muốn hôn.

  1. Nhấp nhánh là nhấp nhánh ơi

Mắt người lấp lánh như sao trên trời
Nhớ người lắm lắm người ơi!

Càng nom càng đẹp, càng nhìn càng ưa.

  1. Anh đi khắp bốn phương trời

Chẳng đâu lịch sự bằng người ở đâỵ Gặp em má đỏ hây hây

Răng đen nhưng nhức, tóc mây rườm rà.

 

Xem thêm: 45 Status yêu thương 'ngọt như mía lùi' dành cho những người bạn yêu mến!

  1. Tóc em dài em cài bông thiên lý

Miệng em cười anh để ý anh thương.

  1. Tóc đến lưng vừa chừng em búi

Để chi dài bối rối dạ anh.

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.

Như búp hoa nở, như mặt trời mới lên.

Ca dao về số phận người phụ nữ phong kiến
 

  1. Nhớ khi khăn mở trầu trao

Miệng thì cười nụ biết bao nhiêu tình.

  1. Một thương tóc bỏ đuôi gà

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên Ba thương má lúm đồng tiền Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua Năm thương cổ yếm đeo bùa Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng Bẩy thương nết ở khôn ngoan

Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.

 

Để cho anh thấy cô nào cũng xinh!

  1. Trăng rằm mười sáu trăng nghiêng,

Thương em chúm chím cười duyên một mình.

  1. Anh chỉ quen một cô nàng da trắng tóc dài

Miệng cười như nhánh hoa nhài nở nang.

Xem thêm: 30 status về nụ cười lan tỏa động lực và niềm tin vào hạnh phúc

Răng đen hột đỗ, miệng chào có duyên.

Thanh tân mày liễu dạ nào chẳng thương.

  1. Ra đường nghiêng nón cười cười

Như hoa mới nở, như người trong tranh.

  1. Thấy người yểu điệu đi qua

Trùng trình mắt phượng cho ta mến tình.

Những người thắt đáy lưng ong
Đã khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con. 

2. Ca dao tục ngữ nói về phẩm chất người phụ nữ

Phẩm chất, đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam có lẽ là một mạch nguồn quan trọng chảy trôi trong từng lời ca dao tục ngữ mà ông cha ta nhắn gửi. Hãy cùng tìm đọc những câu ca dao tục nói về phẩm chất người phụ nữ dưới đây để thêm hiểu và trân quý họ.

  1. Phụ nữ Việt Nam trung trinh tiết hạnh,

Trang điểm cuộc đời muôn cánh hoa thơm. Ra ngoài giúp nước, giúp non,

Về nhà tận tụy chồng con một lòng.

 

  1. Nuôi con chẳng quản chi thân,

Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.

  1. Chồng ta áo rách ta thương,

Chồng người áo gấm, xông hương mặc người.

  1. Yêu em không phải em giòn

Yêu em chất phác việc làm siêng năng.

  1. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi. 
  2. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
  3. Thuyền ơi, có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Ca dao về số phận người phụ nữ phong kiến
 

  1. Gái thương chồng, đương đông buổi chợ,

Trai thương vợ, nắng quái chiều hôm

  1. Đàn ông vượt bể có chúng có bạn

Đàn bà vượt cạn chỉ có một mình. 

  1. Mẹ ngoảnh đi con dại, mẹ ngoảnh lại con khôn.
  2. Vì con sống, mẹ suốt đời lam lũ,

Vì con vui, mẹ gánh hết đau buồn.

Ngàn năm tình mẹ sống đầy trong con.

  1. Cánh cò cõng nắng cõng mưa,

Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương.

Xem thêm: 67 câu ca dao, tục ngữ về mẹ cha thức tỉnh đạo làm con trong mỗi chúng ta

Có má ở nhà mới có cá mà ăn. 

  1. Một mẹ nuôi được mười con,

Mười con không nuôi được một mẹ. 

  1. Gái thì giữ lấy chữ trinh

Siêng năng chín chắn, trời dành phúc cho.

Ca dao về số phận người phụ nữ phong kiến
 

Tuy nghèo tiền bạc, nhưng giàu tình thương Cha làm ruộng, mẹ làm vườn Nghèo mà thanh bạch, mọi đường cũng xong Em tuy thấp kém mặc lòng

Việc nhà, việc nước, góp công giữ gìn.

 

  1. Vườn hồng có khách cung trăng,

Em con nhà thi lễ nói năng dịu dàng.

3. Ca dao tục ngữ về phụ nữ thời phong kiến

Trong xã hội phong kiến xưa cũ, thân phận người phụ nữ luôn bị kìm kẹp và chịu nhiều thiệt thòi, thậm chí không có cơ hội để tự quyết định cuộc đời của chính mình. Bởi thế phần lớn ca dao tục ngữ về phụ nữ thời phong kiến đều chất chứa nỗi niềm thương cảm xen lẫn chút xót xa.

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.

 

Phất phơ trước chợ biết vào tay ai?

  1. Thân em mười sáu tuổi đầu,

Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người. Nói ra sợ chị em cười, Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay. Tôi về đã mấy năm nay, Buồn riêng thì có, vui rày thì không. Ngày thời lại nằm không một mình! Có đêm thức suốt năm canh,

Rau héo, cháo chó, loanh quanh đủ trò…

 

Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.

Làm thân con gái theo chồng nuôi con.

Ca dao về số phận người phụ nữ phong kiến
 

  1. Bắc thang lên hỏi trăng già,

Phải chăng phận gái mưa sa giữa trời. May ra gặp được giếng khơi Vừa trong vừa mát lại nơi thanh nhàn. Chẳng may số phận gian nan,

Lầm than phải chịu phàn nàn cùng ai?

 

Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương.

  1. Chiều chiều ra đứng bờ sông

Muốn về với mẹ mà không có đò.

  1. Đàn bà chân yếu tay mềm.
  2. Anh đi em ở lại nhà

Hai vai gánh vác mẹ già, con thơ Lầm than bao quản muối dưa

Anh đi anh liệu chen đua với đời.

 

Xem thêm: Tổng hợp 75 câu ca dao tục ngữ về tình nghĩa vợ chồng sâu sắc, ẩn chứa nhiều giá trị

Em còn ở mãi làm giàu cho cha Giàu thì chia bảy chia ba

Phận em là gái được là bao nhiêu.

 

  1. Lấy chồng thì phải theo chồng,

Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo.

Em phải thương theo Giả như chiếc tàu buồm đang chạy

Thả neo cũng phải ngừng.

 

  1. Lấy chồng chẳng biết mặt chồng

Đêm nằm mơ tưởng, nghĩ ông láng giềng.

  1. Phận em con gái xuân xanh

Ngày thời buôn bán, đêm cửi canh trong nhà.

  1. Có chồng chẳng được đi đâu

Có con chẳng được đứng lâu một giờ.

  1. Làm thì chẳng kém đàn ông

Thế mà kém gạo, kém công, kém tiền.

  1. Thân gái bến nước mười hai

Gặp nơi trong đục may ai nấy nhờ.

  1. Em là con gái Phụng Thiên,

Bán rau mua bút, mua nghiên cho chồng. Một quan là sáu trăm đồng,

Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi.

 

Bây giờ áo rách hóa ra thân tàn

Cho tới ngày nay, lời ca dao tục ngữ về phụ nữ vẫn còn đọng lại nhiều giá trị quý báu. Dù vậy, trước sự xoay vần của thời thế, hy vọng rằng chúng ta có thể vận dụng từng lời chia sẻ ấy của cha ông một cách khéo léo khi đánh giá phái nữ trong xã hội hiện đại, và hơn tất cả là hãy luôn biết trân trọng, yêu thương những người phụ nữ.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet