Các phụ âm cuối dễ mắc lỗi miền nam năm 2024

Chính vì phạm nhiều lỗi chính tả một cách phổ biến trong cộng đồng mạng cũng như phần đông người Việt, nên chứng tỏ cách học chữ của người Việt hời hợt ngay từ nhỏ.

@heyheyhaTheo kinh nghiệm của bản thân, không có gì giúp chúng ta không sai hoặc ít sai chính tả bằng chịu khó đọc sách báo. Bản thân mình từ nhỏ đã mê đọc rồi và mình cảm thấy ít khi bị sai chính tả mà vốn từ vựng tiếng Việt cũng nhiều nữa. Chứ thời con đi học mình cũng lười học văn lắm, môn này lúc nào cũng chỉ ở mức trung bình thôi.

Mod tinhte nên xem lại các bài viết của mình trước khi dạy người khác về chính tả 😁

mình ít khi viết nhầm chính tả lỗi chính tả đa số các bác trong Nam hoặc các bác ở hải ngoại phát âm nhầm thành ra viết nhầm

Con Tàu hay Con Tầu vậy các thánh

@Love SilientlyCon Tàu nhé, một số tương tự như là: thày giáo, điếu cày.... nhưng chúng ta hay phát âm vần ầy cho nó dễ nghe.

sang sông hay xang sông giẻ rách hay dẻ rách hay rẻ rách 😆

@Thanh Sang KháchSang sông chứ không phải xang sông Giẻ rách là danh từ, chỉ cái giẻ bị rách mà thôi Dẻ rách không có nghĩa Rẻ rách là một tính từ dùng để đánh giá mà thôi.

@q1u2a3n4ko có tính từ nào đánh giá là "rẻ rách" cả 😆 vẫn là giẻ rách, cái từ "giẻ rách" là 1 danh từ đc hoán dụ thành tính từ chỉ nhân cách ko còn nguyên vẹn và tốt đẹp. chữ "rẻ rách" hay còn viết tắt là rr chẳng qua bị các bạn trẻ viết sai lỗi chính tả mà thành thôi đây là 1 trong những lỗi chính tả phổ biến thường gặp

Tới bây giờ em ngộ ra một điều: vần "ươu" và "ưu" là khó phát âm chuẩn nhất của tiếng việt. Hầu như mọi vùng miền đều phát âm sai. Miền bắc thì "uống diệu" miền nam thì "uống gụ". 😁

"Sắc sảo" có vẻ không có lý bằng "Sắc xảo" vì cụm từ này là ghép của " Sắc bén" và "Tinh xảo" Nói chung không phải chê bai ngôn ngữ Việt, nhưng em cho rằng ngôn ngữ của người Việt mình không ưu việt và mang tính pha trộn, nhất là các danh từ hầu như là vay mượn và gán ghép, ... Mà cũng đúng thôi, chúng ta đã có bộ chữ riêng của mình đâu, Vì thế không thể đòi hỏi người học phải chính xác được, miễn sao người đọc hiểu là được rồi 😁 ( Tốt nhất bỏ qua tự ái, chúng ta trọn một ngôn ngữ chuẩn nhất trên thế giới, ví dụ như tiếng Anh làm ngôn ngữ chính của Quốc gia)

Mấy bác bàn luận về chính tả thì viết cho đúng nghe! Viết sai dị dột lắm!...😁

Mình thấy mỗi vùng miền có lỗi sai riêng. Người miền nam sai phổ biến là nhầm lẫn giữa dấu hỏi và ngã, có khi cần dấu ngã thì dùng dấu hỏi và ngược lại. Bạn mình từng làm giáo viên ở trường nọ có ghi câu khẩu hiệu "Đời đời nhớ ơn bác Hồ vỉ đại". Còn gần nhà mình có tiệm massage đề bảng "Cần tuyễn kỷ thuật viên", giá như hai dấu hỏi ngã đó đổi chỗ cho nhau thì đã chính xác rồi.

dân miền nam và miền bắc hay mắc những lỗi này vì như ad nói là bị lỗi "nói sao viết vậy".dân miền trung từ Quảng Trị trở ra phát âm khó nghe nhưng viết thì rất chuẩn.

Người Nam Bộ mắc lỗi chính tả nhiều nhất khi viết và nói là: - Nhầm lẫn giữa dấu "hỏi" và dấu "ngã" và thường được viết và phát âm thành thanh âm "hỏi". Đôi khi nói một kiểu nhưng viết một kiểu, chẳng hạn: nói "sửa xe" nhưng viết thành "sữa xe", nói "nghỉ ngợi" nhưng viết "nghĩ ngợi", "ngày nghỉ" viết thành "ngày nghĩ". - Các từ có phụ âm cuối là "ng" thì thường nói và viết thành "n" hoặc ngược lại những từ kết thúc bằng phụ âm "n" thì được thêm "g" để thành "ng" một cách vô tội vạ. Vd: "Lê Thánh Tông" -> "Lê Thánh Tôn", "đon đả" -> "đong đả" - Thậm chí: "i" còn được viết và nói một cách thoải mái thay cho "y". Vd: "Tuyền" -> "Tiềng", "Tay" -> "Tai", "xiềng" -> "xiền" - H được nói và viết thành Q , Vd: "Hoàng" -> "Quàng", "Huyền" -> "Quyền" - Đôi khi các từ có hợp âm "ao" thì bỏ bớt "a". Vd: "Toàn" -> "Tòn" hoặc "Tòng".

@BuddyNguyenMình người miền Nam, và xin đính chính là nói sai không sao-đó là đặc trưng vùng miền. Viết sai mới thành vấn đề, vậy chứ miền Bắc bạn nói đúng hết hay sao?!

@peterhNgười Bắc Bộ (trừ một số vùng của tỉnh Thái Bình) còn lại toàn bộ vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Trung du và Miền núi phía Bắc đều phát âm sai "Tr" thành "Ch", "R, Gi" thành "D". Một số vùng duyên hải như Hải Phòng và Quảng Ninh và cả Hưng Yên còn nhầm lẫn giữa "L" và "N". Tuy phát âm sai nhưng hầu hết khi viết lại không sai vì được rèn chính tả rất cẩn thận từ bậc tiểu học. Đồng ý là người Nam Bộ nói sai không sao (vì đó là phương ngữ), nhưng rất nhiều người lại thường nói sao viết vậy nên mới có sao bạn à. 😁

Giẻ rách, không phải Rẻ rách nhé bác. Giẻ là cái giẻ lau, còn rẻ là giá rẻ 😁

anh @cuhiep cũng nên xem nhá 😁, anh hay gõ thiếu lắm đấy. Ngày xưa học tiếng Việt (bây giờ gọi là ngữ văn) cũng dốt nhưng về viết đúng chính tả và nói chuẩn thì chắc em ngon 😃. Chỉ buồn là bây giờ cải cách giáo dục, thấy mấy đứa cháu, đứa em đi em về đánh vần mà muốn ói.

và tinhte thường xuyên bị lỗi : lỗi thành lổi

Vâng, bổ sung theo từ ngữ teen và chat hiện nay thì sai chính tả còn nằm trong các từ sau: 1. Dùng iu thay vì iêu hay ui thay cho uôi: Hỉu - Hiểu / Chịu - Chiệu / Chìu - Chiều: Em hỏng hỉu/Bủi chìu. 2. Oi/Oy thay cho ôi: Hoy, Hoi - Thôi: Hoy đi nha 3. Wa/qa thay cho Qua. 4. Hông, hong, hôn thay cho Không: Phải hôn? Hông chịu đâu

Cách để hạn chế sai chính tả là phải chịu khó đọc sách báo, đọc truyện, khi viết phải cẩn thận chọn từ chuẩn và rà soát lại kĩ càng.