Các quy định về hóa đơn đặt in năm 2024

Nếu chọn tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thì trên danh sách loại hoá đơn sẽ không hiển thị loại 02GTTT – Hoá đơn bán hàng.

  • Nếu chọn tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thì trên danh sách loại hoá đơn sẽ không hiển thị loại 01GTKT – Hoá đơn giá trị gia tăng.
  • Mẫu số hoá đơn: chương trình tự động hiển thị và không cho phép sửa (ví dụ: 01GTKT3/001). Việc hiển thị thông tin mẫu hoá đơn được thực hiện theo nguyên tắc sau:
  • 6 kí tự đầu tiên lấy theo loại hoá đơn (01GTKT).
  • 1 kí tự tiếp theo hiển thị số liên của hoá đơn (3).
  • 1 kí tự tiếp theo là “/”, dùng để phân biệt giữa Số liên với Số thứ tự mẫu hoá đơn
  • 3 kí tự tiếp theo là Số thứ tự mẫu hoá đơn.

Lưu ý: Riêng với loại hoá đơn 01/ hoặc 02/ – Tem, vé, thẻ, có thể tự nhập thông tin Mẫu số hoá đơn, tuy nhiên không được vượt quá 11 kí tự.

  • Ký hiệu hoá đơn: phải nhập đúng theo quy định (6 ký tự đối với hoá đơn của các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in và 8 ký tự đối với hoá đơn do Cục Thuế phát hành). Cụ thể:
    • Với hóa đơn tự in và điện tử, ký hiệu hóa đơn gồm 6 ký tự, trong đó:
      • 2 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu hóa đơn \=> ký tự phân biệt là hai chữ cái trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y.
      • Ký tự thứ 3 là dấu “/”.
      • 3 ký tự cuối cùng thể hiện năm tạo hoá đơn và hình thức hoá đơn:
        • Năm tạo hoá đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm thông báo phát hành.
        • Hình thức hoá đơn sử dụng một trong ba ký hiệu sau: E – Hoá đơn điện tử; T – Hoá đơn tự in; P – Hoá đơn đặt in.
    • Với hóa đơn đặt in:
      • Đối với hóa đơn do doanh nghiệp phát hành, quy tắc nhập giống như nhập Hóa đơn tự in/điện tử
      • Đối với hóa đơn do cục thuế phát hành gồm 8 ký tự:
        • 2 ký tự đầu thể hiện mã hóa đơn do cục thuế các tỉnh thành phố phát hành: 2 ký tự này là ký tự số nằm trong khoảng 01 đến 64 (không có số 05)
        • 2 ký tự tiếp theo giống 2 ký tự đầu của hóa đơn tự in để phân biệt các ký hiệu hóa đơn: theo quy định ở trên (VD: AA, AB..)
        • Ký tự thứ 5 là “/” 2 ký tự tiếp theo thể hiện 2 số cuối của năm tạo hóa đơn
        • Ký tự cuối cùng thể hiện hình thức đặt in là “P”
  • Dựa trên mẫu: cho phép tạo mẫu hoá đơn dựa trên mẫu do phần mềm cung cấp. => Danh sách mẫu sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào loại hoá đơn và hình thức hoá đơn đã chọn ở trên.
  • Sử dụng mẫu đặc thù của DN: tích chọn nếu muốn sử dụng theo mẫu hoá đơn của đơn vị, sau đó nhấn Chọn mẫu để chọn mẫu hoá đơn:
    • Nhấn chọn biểu tượng folder tại thông tin Tệp mẫu để chọn mẫu đặc thù của doanh nghiệp (chỉ được phép chọn file có định dạng .mrt). Khi đó các thông tin hiển thị trên hoá đơn GTGT sẽ được lấy theo mẫu đặc thù của doanh nghiệp. Nếu tích chọn thông tin Đính kèm script lấy dữ liệu và chọn file lấy dữ liệu có định dạng .msq, khi đó các thông tin hiển thị trên mẫu hoá đơn GTGT sẽ được lấy theo file script đã chọn.

Các quy định về hóa đơn đặt in năm 2024

  • Hoá đơn do cục thuế phát hành (chỉ tích được nếu chọn hình thức hoá đơn là Hoá đơn đặt in): nếu tích chọn, khi thông báo phát hành hóa đơn, chương trình cho phép thông báo số hóa đơn không liên tục trên nhiều thông báo. Đồng thời các hoá đơn này sẽ không được lấy lên mục Kèm bảng kê hóa đơn chưa sử dụng chuyển địa điểm kinh doanh khác địa bàn trên Thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn. Nhấn Xem mẫu để xem trước mẫu hóa đơn vừa được khởi tạo. (Để phóng to, thu nhỏ mẫu hóa đơn đang xem, xem hướng dẫn tại đây). Việc áp dụng hóa đơn đặt in theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP như thế nào? Kể từ khi ban hành, đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp thắc mắc. Trong phạm vi hiệu lực của Nghị định này, một số quy định về hóa đơn do cơ quan thuế đặt in đã được quy định cụ thể, rõ ràng. Các vấn đề về đối tượng sử dụng, áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in sẽ được hướng dẫn chi tiết.

Các quy định về hóa đơn đặt in năm 2024

Áp dụng hóa đơn đặt in theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

1. Đối tượng sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in

Căn cứ theo Điều 23, Mục 3 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đặt in hóa đơn để bán cho các đối tượng:

  • Đối tượng được quy định tại Khoản 1, Điều 14 Nghị định này trong trường hợp không giao dịch điện tử với cơ quan thuế, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm hóa đơn điện tử để chuyển dữ liệu đến người mua và cơ quan thuế.
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trong thời gian hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố theo quy định tại Khoản 2, Điều 20 Nghị định này.

2. Mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế như thế nào?

Theo Khoản 1, Điều 24 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được sử dụng hóa đơn đặt in của cơ quan thuế cần nộp đơn đề nghị mua hóa đơn kèm theo các giấy tờ: - Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn thời hạn sử dụng của người mua hóa đơn hợp pháp. - Văn bản cam kết (sử dụng Mẫu số 02/CK-HĐG) Phụ lục IA ban hành theo Nghị định này). Nội dung cần có các nội dung:

  • Địa chỉ kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định thành lập.

3. Xử lý trong trường hợp không tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in

Theo Điều 25 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không tiếp tục sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế cần lưu ý:

  • Nếu được cơ quan thuế chấp thuận ngưng sử dụng mã số thuế phải dừng sử dụng các loại hóa đơn chưa sử dụng.
  • Cơ quan thuế cần thông báo về giá trị sử dụng của các hóa đơn mà doanh nghiệp chưa lập trong trường hợp này.
  • Trường hợp chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh phải tiêu hủy hóa đơn đã mua của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

4. Xử lý hóa đơn đặt in trước thời điểm hiệu lực của Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Theo Điều 60 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm trước ngày 1/7/2022, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thực hiện thông báo phát hành hóa đơn đặt in thì tiếp tục được sử dụng hóa đơn đặt in.

Các quy định về hóa đơn đặt in năm 2024

Hướng dẫn xử lý hóa đơn đặt in trước 1/7/2022.

Nếu cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này hoặc Nghị định 119/2019/NĐ-CP, trường hợp cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng các điều kiện về hạ tầng công nghệ, tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in thì cần thực hiện gửi dữ liệu đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với tờ khai thuế GTGT.

5. Hướng dẫn sử dụng hóa đơn với các doanh nghiệp mới thành lập

Theo Khoản 2, Điều 60 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, từ ngày Nghị định được ban hành đến 30/6/2020, nếu cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi sang hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh cần thực hiện theo yêu cầu. Nếu chưa đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng công nghệ, tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in thì cần thực hiện gửi dữ liệu đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với tờ khai thuế GTGT.

6. Áp dụng hóa đơn đặt in sau ngày 1/7/2022 như thế nào?

Tại Điều 59 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định. 3. Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020