Cách đánh giá chất lượng nguồn nhân lực


ba mặt: thể lực, trí lực và đạo đức, phẩm chất. Tuy nhiên mỗi yếu tố trên lại liên quan đến một lĩnh vực rất rộng lớn. Thể lực và tình trạng sức khỏe gắn
với dinh dưỡng, y tế và chăm sóc sức khỏe. Trí lực gắn với lĩnh vực giáo dục đào tạo, còn đạo đức phẩm chất chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân
tộc, nền tảng văn hóa và thể chế chính trị... Do vậy, để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thường xem xét trên ba mặt: sức khỏe, trình độ văn hóa và
chun môn kỹ thuật, năng lực phẩm chất của người lao động.

1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực


Hiện nay Thế giới dùng chỉ tiêu HDI  Human Development Index để đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia trên ba phương
diện là mức độ phát triển kinh tế, giáo dục và y tế. Các mặt này tương ứng được xác định bởi các chỉ tiêu:
- GDP thực bình quân đầu người hàng năm tính theo sức mua ngang giá  PPP ;
- Kiến thức  tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục ;
- Tuổi thọ bình qn. Phương pháp tính chỉ tiêu HDI cụ thể như sau:
HDI = IA + IE + IW
0  HDI  1 3
IA = Ai  Amin
Amax  Amin
9
Trong đó: IA là chỉ số tuổi thọ
Với Amax là tuổi thọ trung bình cao nhất Thế giói; Amin là tuổi thọ trung bình thấp nhất Thế giới; Ai là tuổi thọ trung bình của nước i.
IE là chỉ số kiến thức
Với a1 = Tỷ lệ biết chữ của dân cư nước i  Tỷ lệ biết chữ thấp nhất của TG Tỷ lệ biết chữ cao nhất của TG  Tỷ lệ biết chữ thấp nhất của TG
Với a2 =
Tỷ lệ huy động đi học của nước i  Tỷ lệ huy động đi học thấp nhất TG Tỷ lệ huy động đi học cao nhất TG- Tỷ lệ huy động đi học thấp nhất TG
IW là chỉ số thu nhập
Với Wmax là mức thu nhập theo đầu người cao nhất Thế giới, Wmin là mức thu nhập theo đầu người thấp nhất Thế giới. Wi là mức thu nhập theo
đầu người của nước i. Trong báo cáo phát triển con người Hunman Development  Report
2001 quy định các chỉ số thấp nhất và cao nhất Thế giới như sau: IE =
2a1 + a2 3
IW = logWi  logWmin
logWmax  logWmin
10
Tuổi thọ : 25 năm và 85 năm. Tỷ lệ biết chữ của người lớn : 0 và 100.
Tỷ lệ huy động đi học : 0 và 100 GDP người thực PPP : 100 và 40.000
Ví dụ: Với cách tính trên, theo Báo cáo về phát triển con người năm 2001 chỉ số HDI của Việt Nam là 0,682 với các số liệu tuổi thọ là 67,8 năm,
tỷ lệ biết chữ của người lớn là 93,1 và nhập học của các cấp giáo dục là 67, GDP bình quân đầu người theo PPP  là 1860. [9, 171-302]
Ngoài chỉ số tổng hợp HDI, người ta còn dùng các hệ thống chỉ tiêu dưới đây để đánh giá trực tiếp các khía cạnh khác nhau sức khỏe, trình độ học
vấn và chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực cũng như để thấy rõ nhân tố ảnh hưởng đến nó ở hiện tại và trong tương lai.
Chỉ tiêu đánh giá sức khoẻ
Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất và tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, năng lực lao động chân tay. Sức
khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hoạt động thực tiễn. Hiến chương của Tổ chức y tế
thế giới đã nêu:  Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là khơng có bệnh tật hay thương tật. Sức
khỏe vừa là mục đích, đồng thời nó cũng là điều kiện của sự phát triển nên yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người là một đòi hỏi hết sức chính
đáng mà xã hội phải đảm bảo. Tình trạng sức khỏe được phản ánh bằng một hệ thống chỉ tiêu sau:
Thứ nhất, các chỉ tiêu tổng hợp: - Tuổi thọ bình quân  tuổi .
11
- Chiều cao trung bình của thanh niên  m - Cân nặng  kg
Các chỉ tiêu này đo lường thể lực chung và được xem như là một chỉ số của tình trạng kinh tế xã hội, vệ sinh xã hội và tình trạng sức khỏe của nhân
dân. Thứ hai, các chỉ tiêu y tế cơ bản
- Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi - Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi
- Tỷ lệ trẻ em đẻ dưới 2500g - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
- Tỷ suất chết mẹ Thứ ba, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật
- Tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm - Tỷ lệ mắc các bệnh có tiêm chủng,
- Tỷ lệ chết so với người mắc các bệnh.
Chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hố
Trình độ văn hố là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống.
Trình độ văn hố được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, khơng chính quy, qua q trình học tậo suốt đời của mỗi cá nhân và được đánh giá
qua hệ thống chỉ tiêu: Thứ nhất, tỷ lệ dân số biết chữ là số  những người 10 tuổi trở lên có
thể dọc viết và hiểu được những câu đơn giản của tiếng Việt, tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài so với tổng dân số 10 tuổi trở lên. Phương pháp tính:
12
Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên
= Số người 10 tuổi trở lên biết chữ trong năm xác định
x 100
Tổng dân số 10 tuổi trở lên trong cùng năm
Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá trình độ văn hố ở mức tối thiểu của một quốc gia. Các thống kê giáo dục trong nước và Thế giới hiện nay đều
sử dụng chỉ tiêu này. Thứ hai,  số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên đo
lường số năm trung bình một người dành cho học tập. Đây là một trong những chỉ tiêu được Liên hợp quốc sử dụng để đánh giá chất lượng nguồn
nhân lực của các quốc gia: Phương pháp tính:
A =

i i
i
x a
Trong đó: A số năm đi học trung bình a
i
các hệ số được chọn theo hệ thống giáo dục của mỗi vùng hoặc mỗi nước.
x
i
trình độ văn hố theo hệ thống giáo dục tương đương. Thứ ba, tỷ lệ đi học chung các cấp tiểu học, trung học cơ sở THCS,
trung học phổ thơng THPT được dùng để đánh giá trình độ phát triển giáo dục của các quốc gia.
Tỷ lệ đi học chung cấp tiểu học biểu thị số  trẻ em học cấp tiểu học cấp I, dù tuổi của em này có thuộc độ tuổi cấp tiểu học hay không, trong
tổng số dân số ở độ tuổi học tiểu học 6-10 tuổi. Tương tự như vậy đối với tỷ lệ đi học chung cấp THCS cấp II, trong đó độ tuổi học sinh đi học cấp này là
11 -14 tuổi và cấp THPT cấp III, độ tuổi học sinh đi học cấp học này là 15- 17 tuổi.
Phương pháp tính:
13
Tỷ lệ đi học chung cấp tiểu học cấp I
= Số học sinh cấp tiểu học trong năm xác định
x 100
Dân  số   trong  độ   tuổi  cấp  tiểu  học  6-10  tuổi trong cùng năm
Các cấp THCS và THPT tính tương tự. Những chỉ tiêu này dùng để đánh giá trình độ phát triển giáo dục của
các quốc gia. Các chỉ tiêu này cũng dùng để xây dựng mục tiêu phát triển giáo dục trong cơng tác kế hoạch. Ví dụ, định hướng phát triển giáo dục đến năm
2010 của Việt Nam, mục tiêu là tỷ lệ đi học chung cấp tiểu học là 100, cấp THCS là 80, cấp THPT là 45.
Thứ tư, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học và trung học. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học biểu thị số  trẻ em trong độ
tuổi cấp tiểu học, tức là những em từ 6 - 10 tuổi học cấp tiểu học trong tổng số trẻ em trong độ tuổi cấp tiểu học của dân số. Tương tự như vậy đối với các
nhóm tuổi THCS  và THPT . Phương pháp tính:
Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp tiểu học
= Số học sinh cấp tiểu học từ 6-10 tuổi
x 100
Dân  số   trong  độ   tuổi  cấp  tiểu  học  6-10  tuổi trong cùng năm
Các tỷ lệ cấp THCS và THPT tính tương tự. Các chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả của hệ thống giáo dục. Hệ
thống giáo dục hiệu quả cao có tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cao vì tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học thấp, và ngược lại. Ví dụ, ở nước ta, trong khi tỷ lệ đi học
chung ở bậc tiểu học năm 1996 là 114, nhưng tỷ lệ đi học đúng độ tuổi 6- 10 tuổi chỉ có 89. Vì trong số học sinh tiểu học còn có 114 - 89 =
25 học sinh khơng đúng tuổi; đó là những học sinh dưới tuổi do đi học
14
sớm, quá tuổi do đi học muộn, do bị lưu ban, do bỏ học. Tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả trong giáo dục càng lớn, chi phí cho một học sinh hồn thành cấp
học thấp.
Chỉ tiêu đánh giá trình độ chun mơn kỹ thuật  CMKT
Trình độ CMKT là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Lao động CMKT
bao gồm những công nhân kỹ thuật CNKT từ bậc 3 trở lên có hoặc khơng có bằng cho tới những người có trình độ trên đại hoc. Họ được đào tạo trong
các trường, lớp dưới các hình thức khác nhau và có bằng hoặc khơng có bằng đối với CNKT không bằng song nhờ kinh nghiệm thực tế trong sản xuất mà
có trình độ tương đương từ bậc 3 trở lên. Các tiêu chí đánh giá trình độ chun môn kỹ thuật:
Thứ nhất, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái quát về trình độ CMKT của
Quốc gia, của các vùng lãnh thổ. Ví dụ, năm 1999, tỷ lệ lao động có CMKT của Việt Nam là 13,87.
Là  số lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc. T
LV ĐT
=
L
LV ĐT
x 100
L
LV
T
LV ĐT
: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng lao động đang làm việc. L
LV ĐT
: Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo. L
LV
: Số lao động đang làm việc. Thứ hai, tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo được tính tốn cho Quốc
gia, vùng, ngành kinh tế dùng để xem cơ cấu này có cân đối với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế ở từng giai đoạn phát triển.
15
Là  số lao động có trình độ CMKT theo bậc đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc:
T
LV ĐT
ij =
L
LV ĐT
ij x 100
L
LV
j T
LV ĐT
ij: Tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo bậc i so với tổng LĐ đang làm việc ở vùng j.
L
LV ĐT
: Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo. L
LV
: Số lao động đang làm việc. i : Chỉ số các cấp được đào tạo.
j: Chỉ số vùng. L
LV ĐT
ij: Số lao động đang làm việc đã đào tạo bậc i ở vùng j. Ví dụ: Năm 1999, tỷ lệ lao động có CMKT của Việt Nam là 13,9,
trong đó lao động trình độ sơ cấp là 1,5; CN là 4,7, THCN 4,3, Đh, CĐ 3,4.   Tỷ   lệ   các   loại   trình   độ   lao   động   đã   qua   đào   tạo   thể   hiện   cơ   cấu
ĐHCĐTHCNDN của đội ngũ lao động, từ đó thấy được cơ cấu này có cân đối với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế không, trên cơ sở đó có kế hoạch
điều chỉnh nhu cầu đào tạo tổng thể của cả nước, từng vùng lãnh thổ, ngành kinh tế.
Trong thực tế, không phải tất cả các chỉ tiêu này đều có đủ cơ sở số liệu thống kê để tính tốn. Có những chỉ tiêu chỉ qua tổng điều tra mới có. Đây là
một hạn chế của công tác thống kê nguồn nhân lực. Để công tác thống kê, quản lý nguồn nhân lực có chất lượng cần sớm ban hành chính thức hệ thống
chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.

1.1.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực