Cách hạch toán khi ke khai hoa don thang sau năm 2024

Cách hạch toán khi ke khai hoa don thang sau năm 2024
Hỏi:

Kính gửi Bộ Tài chính, theo Công văn Hướng dẫn kê khai hóa đơn đầu vào bị bỏ sót theo Công văn 2397/CTBNI-KKKTT của Cục Thuế Bắc Ninh, nếu khai sót hóa đơn ở kỳ nào phải quay lại khai hóa đơn sót ở kỳ hóa đơn đó. Rồi điều chỉnh tăng, giảm ở kỳ hiện tại. Còn 1 điều luật hướng dẫn Trường hợp Công ty phát hiện hoá đơn đầu vào các tháng trước chưa kê khai thì Công ty được khai bổ sung hồ sơ khai thuế ở kỳ hiện tại theo hướng dẫn tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội và khoản 4 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2022 của Chính phủ. Vậy công văn với Luật chồng chéo nhau, vậy có giải pháp nào cho doanh nghiệp để đỡ lăn tăn về vấn đề này hông ạ, nếu theo công văn của cục Thuế Bắc Ninh thì doanh nghiệp lại thêm phần việc tra hóa đơn trên tổng cục thuế, nhưng có trường hợp hóa đơn không cấp mã, tùy theo doanh nghiệp, có doanh nghiệp tới quý mới gửi bảng kê lên tổng cục thuế, vậy doanh nghiệp nhận hóa đơn làm sao để kiểm soát được hóa đơn đầu vào cho những trường hợp này ạ. Và có cách nào để tối ưu hồ sơ khai thuế GTGT cho kế toán doanh nghiệp hông ạ. Xin chân thành cảm ơn

30/08/2023

Về vấn đề này, Phòng Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT của Cục Thuế có ý kiến như sau:

- Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội quy định:

“Điều 47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế

1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

- Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:

“4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau:

…”

- Căn cứ khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định nguyên tắc kê khai thuế GTGT:

“8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.

Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sót hóa đơn đầu vào thì được lập tờ khai bổ sung để khai vào kỳ gốc phát sinh hóa đơn sai đó.

Như vậy, từ Luật đến Nghị định, Thông tư quy định về khai sót hóa đơn đầu vào là thống nhất, không chồng chéo như độc giả phản ánh./.

Không ít các đơn vị doanh nghiệp bỏ sót hóa đơn đầu ra năm trước chưa hạch toán. Trong trường hợp hạch toán hóa đơn đầu ra bỏ sót năm trước doanh nghiệp cần lưu ý gì để đảm bảo kê khai thuế đúng quy định.

Cách hạch toán khi ke khai hoa don thang sau năm 2024
Hạch toán hóa đơn đầu ra bỏ sót năm trước.

1. Hạch toán hóa đơn đầu ra bỏ sót năm trước làm số tiền nộp thuế thay đổi

Hóa đơn đầu ra là hóa đơn bán hàng và thường là hóa đơn giá trị gia tăng. Hạch toán hóa đơn đầu ra bỏ sót năm trước là hóa đơn giá trị gia tăng dẫn đến việc thay đổi số tiền nộp thuế (biến động tăng). Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế quy định: “Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. Trường hợp sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung, Điều chỉnh hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung, Điều chỉnh được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế.” Theo quy định này, kế toán buộc phải khai bổ sung điều chỉnh hồ sơ khai thuế nhằm đảm bảo khai chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp đủ số thuế theo quy định của Pháp luật về kê khai thuế. Mặt khác, tránh việc khi cơ quan thuế và các cơ quan có thẩm quyền khác kiểm tra thanh tra phát hiện dẫn đến bị phạt gây thiệt hại cho doanh nghiệp, đơn vị. \>> Tham khảo: Hướng dẫn xuất hóa đơn đầu ra hàng biếu tặng.

2. Lưu ý khi hạch toán hóa đơn đầu ra bỏ sót năm trước

Khi hạch toán hóa đơn đầu ra bỏ sót năm trước cần lưu ý xử lý kê khai thuế theo quy định. Căn cứ theo 4943/TCT-KK ban hành ngày 23/11/2015 - Hướng dẫn một số vướng mắc về khai thuế và khai bổ sung hồ sơ khai thuế, kế toán khi hạch toán hóa đơn đầu ra bỏ sót năm trước lưu ý như sau:

  • Hóa đơn đầu ra xuất bán phát sinh kỳ nào thì thực hiện khai bổ sung, Điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đó theo quy định.
  • Nộp hồ sơ khai bổ sung cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo;
  • Nộp trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

Cách hạch toán khi ke khai hoa don thang sau năm 2024
Khai bổ sung hồ sơ khai thuế trên phần mềm Einvoice nhanh chóng thuận tiện.

Ví dụ:

Tháng 04/2022 người nộp thuế phát hiện hóa đơn GTGT đầu ra phát sinh tháng 12/2021 chưa kê khai. Theo đó kế toán khi hạch toán hóa đơn đầu ra bỏ sót năm trước lưu ý nộp nộp hồ sơ khai bổ sung, Điều chỉnh hồ sơ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 12/2021 theo quy định. Thời gian nộp hồ sơ bổ sung vào tháng 4/2022. \>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử. Hồ sơ kê khai bổ sung cụ thể gồm có:

  • Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh; Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS (trong trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế);