Cách ngồi thiền không đau chân

Khi Quí Vị ngồi thiền tư thế kiết già hai chân bắt chéo để công phu tĩnh tọa mà bị đau chân thì có thể do một số nguyên nhân cơ bản dưới đây:

1. Do chân chưa dẻo, chưa quen :

Nghĩa là trước giờ Quí Vị chưa có ngồi thiền, cũng chưa tập ngồi thế kiết già. Nên khi những lần đầu tiên mới tập ngồi thì các cơ, xương khớp chưa dẻo, chân cảm giác bị cứng nên khi ngồi sẽ đau.

Nhưng không sao, Quí Vị cứ kiên trì ngồi qua thời gian khoảng hai, hay ba tháng sẽ hết đau với một thời gian ngồi khoảng 30 phút, hay 35, 40 phút.

Nếu sau hai tháng ngồi mà chân vẫn bị đau thì có thể do các nguyên nhân tiếp theo sau đây.

2. Do nghiệp ác trong quá khứ :

Ngồi thiền là để tu hành, để kiểm soát cái tâm mà đạt được chứng ngộ thành Phật, thành Tổ.

Do vậy, với người có nhiều ác nghiệp đã gieo tạo trong quá khứ thì khi ngồi thiền các ác nghiệp sẽ hiện ra, chúng sẽ cản trở, làm người tu đạo bị thối tâm tu.

Và khi thối tâm không tu nữa thì sẽ thành phàm phu, sẽ trôi lăn và đọa lạc trong nhiều kiếp.

Nên mức độ đau chân khi ngồi thiền cũng một phần nào đánh giá được ác nghiệp nặng nhẹ của một người tu.

3. Công đức mỏng, phước mỏng :

Như mục 2 đã đề cập, người nghiệp nặng thì ngồi sẽ rất đau chân.
Và mục này là người ít gieo tạo các công đức, ít tạo phước đức thì khi ngồi cũng sẽ rất đau chân, tê chân.

Nên việc vun bồi phước và đức là điều rất cần thiết, rất quan trọng, hỗ trợ cho công phu thiền định.

Như sống một đời vị tha vì người khác, tôn kính Chư Phật, Chư Tổ lễ Phật mỗi ngày, rãnh rỗi nên dành nhiều thời gian để đi làm các việc phước thiện như cúng dường, phóng sinh, phát quà từ thiện, ăn chay, khuyên người ăn chay, trì giới,……v….v…..

Làm được nhiều công đức vậy thì khi vào thời ngồi thiền sẽ an, sẽ ít đau chân, không đau chân và ngồi được lâu.

4. Do tâm còn nhiều vọng tưởng :

Một lý do nữa cũng khiến ngồi thiền mà bị đau chân, tê chân là do tâm có quá nhiều vọng tưởng, nhiều ý nghĩ lăng xăng.

Vì tâm ta vô lượng kiếp qua chúng đã quen bay nhảy, quen rượt đuổi và nắm bắt, nhảy nhót như khỉ như vượn chuyền cành.

Nay ngồi thiền ta tập kìm hảm lại những tâm quen phóng túng bay nhảy đó. Nên sẽ bị sự phản kháng, không thuần theo ý muốn của mình.

Và biểu hiện của chúng chính là vọng tưởng, là những ý nghĩ lăng xăng, vọng động và tiếp nối không ngừng.

Khi tâm có quá nhiều vọng tưởng vậy, chúng làm người hành thiền nếu xao lãng, mất chánh niệm sẽ chạy theo các vọng tưởng mà quên mất thân, đánh mất hiện tại.

Nên sẽ làm chân rất đau, rất tê, do vọng tưởng chúng có mối liên quan với sự lưu thông máu huyết trong cơ thể.
Người ít vọng tưởng thì sẽ ít đau chân do máu lưu thông tốt hơn.

Việc biết được các nguyên nhân gây đau chân khi tĩnh tọa sẽ giúp Quí Vị biết cách tu tập, sám hối, điều chỉnh khắc phục trở lại.
Thì không bao lâu Quí Vị sẽ ngồi thiền được mà không còn bị đau chân nữa.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Cư sĩ Nhuận Hòa

>> Xem thêm tại: https://xn—hay-uqa.vn/tam-linh/tu-hoc-moi-ngay/

Cách ngồi thiền không đau chân
Cách ngồi thiền không đau chân

FB: Tu học mỗi ngày –

Xem thêm:

Các bài viết về Thiền

Bạn đọc tìm kiếm:

  • https://xn---hay-uqa vn/ly-do-ngoi-thien-kiet-gia-bi-dau-chan-csnh/ (2)

Những cơn đau chân, mỏi người, sự khó chịu khi ngồi thiền khiến ta đôi lúc muốn bỏ cuộc. Hãy an tâm, những điều ấy phần lớn là do thiếu thực hành và nó sẽ giảm bớt theo thời gian. Vì thế, hãy để sự đau đớn khó chịu trở thành một dấu hiệu để bạn hâm nóng lòng quyết tâm thực hành của mình.

Nếu sự đau đớn xảy ra do bệnh nơi thân giống như lệch đĩa đệm hay một thương tật cũ; thì bạn nên thay đổi thế ngồi – có thể chuyển đến ngồi ghế. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau đớn tại một nơi thân thể bình thường, khỏe mạnh, thì tôi khuyên bạn hãy làm như sau.

1. Cách hữu hiệu nhất mà cũng khó khăn nhất để đối phó với sự đau đớn là quán sát nó. Hãy hòa mình với cơn đau, hãy có mặt với cơn đau. Cảm nhận nó mà không nghĩ đến nó như là cái đau của tôi, cái đầu gối của tôi, cổ của tôi. Chỉ quán sát cái đau thật sát sao để xem điều gì xảy ra cho nó.

Lúc đầu sự đau đớn có thể gia tăng, khiến chúng ta sợ hãi. Nhưng khi sự đau đớn mà bạn quán sát đạt đến tột đỉnh, nếu bạn kiên nhẫn chịu đựng thêm, thí dụ năm phút nữa, bạn sẽ thấy sự đau đớn khủng khiếp, có thể nguy hiểm tới tính mạng này bắt đầu tan biến.

Cách ngồi thiền không đau chân

Hãy hòa mình với cơn đau, hãy có mặt với cơn đau

Cảm giác đau đớn sẽ chuyển thành trung tính, và bạn sẽ khám phá rằng ngay cảm giác đau đớn cũng là vô thường. Bạn có thể dùng một phương pháp tương tự như thế với những nỗi đau tâm lý. Đừng cố gắng đẩy lùi nỗi đau đi. Hãy đón nhận nó. Có mặt với nó, với ngay cả những cảnh tượng hãi hùng tái diễn trong tâm bạn. Đừng để bị cuốn hút theo vọng tưởng, chỉ tiếp tục quán sát nỗi đau tinh thần đó, để nhìn thấy nó dần dần vỡ ra, giống như nỗi đau thể xác. Khi sự vỡ òa xảy ra, nỗi đau biến mất, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm rất nhiều, một sự bình an và thư giãn xuất hiện.

Dĩ nhiên, nỗi đau thể xác hay những ký ức đau đớn có thể lại phát khởi. Nhưng một khi bạn đã phá vỡ được cái đau vật lý hay tâm lý đó, thì nó sẽ không bao giờ trở lại với cùng mức độ như trước. Và lần sau khi bạn ngồi thiền, bạn sẽ có thể ngồi lâu hơn trước khi cái đau xuất hiện.

2. Phương pháp thứ hai đối phó với cái đau là so sánh nó với những nỗi đau mà bạn đã trải qua trong cuộc đời. Cái đau hiện tại, mặc dầu ngay bây giờ nó có vẻ quá to lớn, nhưng nó chỉ là một phần nhỏ của những cái đau mà bạn đã trải qua, và bạn đã chịu đựng nhiều cái còn tệ hại hơn.

Cách ngồi thiền không đau chân

Đối phó với cái đau là so sánh nó với những nỗi đau mà bạn đã trải qua trong cuộc đời

Và cũng đừng quên cảm giác khổ đau vi tế ẩn sâu luôn ám ảnh bạn ngày và đêm. Khi so sánh với những nỗi đau khác, cái đau nhỏ trong chân bạn không lớn lao gì. Cũng đáng công chịu đựng, vì nó sẽ giúp ta chế ngự những nỗi đau to lớn hơn trong cuộc đời. Cái đau này khác chi một cái gai nhỏ găm vào tay. Khi lấy cái gai ra, nó làm ta đau nhiều hơn, tuy nhiên bạn phải chấp nhận để tránh cái đau lớn hơn sau đó. Cũng thế, bạn có thể chịu đựng cái đau khi ngồi thiền để giúp bạn thoát khỏi những phiền não lớn lao hơn trong tương lai.

3. Một phương pháp khác nữa là nghĩ đến nỗi đau mà người khác đang phải hứng chịu. Hiện tại, rất nhiều người đang đau khổ với những nỗi đau thể xác hay tinh thần do bệnh hoạn, đói khát, dãi dầu, chia ly với người thân yêu và những vấn đề nghiêm trọng khác. Hãy tự nhắc nhở rằng so sánh với những khổ đau đó thì cái đau của bạn không đến nỗi nào.

4. Cách thứ tư là không để ý đến cái đau. Bạn chủ tâm hướng đến hơi thở. Để giúp bạn trú trong hơi thở, bạn có thể thở nhanh vài cái rồi đưa tâm trở về quan sát hơi thở của mình. Chỉ tập trung vào hơi thở hoặc độ phồng xẹp của bụng mà thôi.

Cách ngồi thiền không đau chân

Chủ tâm hướng đến hơi thở. Nguồn ảnh: Internet

5. Khi tất cả mọi thứ khác đều thất bại thì hãy chuyển động một cách rất chánh niệm. Từ từ di chuyển những bắp thịt để xem cái đau có được giảm bớt với sự chuyển đổi tư thế nhỏ nhất. Nếu bạn đau ở phía sau, hãy nhớ rằng lưng sẽ bị đau nếu bạn chồm về phía trước. Nếu bạn thấy căng thẳng ở lưng, trước hết hãy dùng tâm quán sát về tư thế của bạn, hãy thư giãn, rồi nhẹ nhàng thẳng lưng lên. Nếu làm thế cũng không thấy đỡ, thì hãy cử động chân một cách nhẹ nhàng chỉ vừa đủ để giảm căng thẳng trên các dây chằng.

Có thể bạn tự hỏi: “Không biết chịu đựng đau đớn như thế để được gì? Tôi hành thiền để đoạn diệt khổ đau. Tại sao tôi phải chịu khổ nhiều hơn khi ngồi thiền?" Hãy nhớ rằng đây là loại đau khổ có thể dẫn đến sự đoạn diệt của tất cả mọi khổ đau khác. Khi bạn quán sát một cách chánh niệm cái đau khi nó phát sinh, rồi qua đi, và cảm nhận được cảm giác sung sướng tiếp theo sau khi nó biến mất, thì bạn đạt được sự tự tin về khả năng chịu đựng đau đớn của mình. Bạn sẽ đủ sức chịu đựng những nỗi đau lớn hơn trong cuộc đời. Hãy kiên nhẫn!

Theo Thiền sư Gunaratana