Cách viết văn hay lớp 12

Hãy nắm vững những mẹo nhỏ sau đây để đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới

Đề thi THPT quốc gia môn Văn 2016 sẽ tương tự giống cấu trúc đề thi năm 2015. Đề thi đại học từ năm 2010 đến 2015 chủ yếu tập trung ở lớp 12. Tuy nhiên, nói một cách chính xác, nội dung lớp 10, lớp 11 vẫn thường xuyên xuất hiện trong đề thi đại học. Chính vì thế học sinh cần lưu ý vấn đề này
Thông thường đề thi có 3 câu.

Câu 1: Thường là kiểm tra các kiến thức phần đọc hiểu.Đề bài sẽ yêu cầu thí sinh làm rõ một nhận định văn học, hoặc xuất xứ của một văn bản…đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kiến thức về phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn và các tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

Câu 2: Nghị luận xã hội. Từ năm 2010 – 2015, Nghị luận xã hội là câu hỏi chiếm 3 điểm trong đề thi đại học môn Ngữ văn. Nghị luận xã hội thường ra theo 3 dạng:

– Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí : Đọc kỹ yêu cầu, Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lý. Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

– Nghị luận về một hiện tượng xã hội : Có thể đi theo cách tiếp cận sau : giới thiệu ( trực tiếp hoặc gián tiếp) ; triển khai phân tích, chứng minh ( mặt tốt/ mặt tích cực) phê phán, bác bỏ ( mặt sai mặt ảnh hưởng tiếu cực) ; tìm nguyên nhân ( vấn đề này do đâu) , bàn về giải pháp ( phát huy mặt tốt/ khắc phục mặt chưa tốt) ; kết luận nêu ý nghĩa, bài học rút ra.

– Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học. Đối với dạng bài này thí sinh nên cân đối dung lượng bài khoảng 1/3 cho việc bàn về nhân vật trong tác phẩm, 2/3 bàn về mối liên hệ xã hội với vần đề được nêu ra trong tác phẩm.

Muốn được điểm cao trong câu này cần phải có hiểu biết xã hội nhất định .Rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân. Phần này cần viết chân thành, trung thực, tránh khuôn sáo, cứng nhắc, tránh lối nói suông. Nên theo dõi các tin tức sự kiện đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày ghi nhớ và tâp thói quen suy luận.

Câu 3: Thường là dạng đề nghị luận văn học (phân tích hoặc cảm nhận…một nhân vật, tác phẩm, bài thơ, đoạn thơ). Đây là câu hỏi chiếm nhiều điểm nhất trong đề thi đại học. Đây cũng là nội dung kiến thức yêu cầu cao nhất, nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy khoa học, khả năng diễn đạt và cảm thụ văn học của học sinh

Khi làm bài nghị luận văn học, trước tiên, học sinh nên hình thành một dàn ý, xác định hướng triển khai các luận điểm, luận cứ trong bài; dàn ý ấy có thể thay đổi trong quá trình làm bài, nhưng việc xác định và thay đổi ấy cũng sẽ giúp các em có một bài làm mạch lạc, tránh lan man.

Cách viết văn hay lớp 12

Một số điểm cần lưu ý để đạt điểm cao đối với môn học này

Ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài. Khi bàn luận hoặc phân tích có đưa ra được những ý kiến mới, đòi hỏi người viết có cảm thụ tinh tê ́và khả năng tư duy độc lập, chọn được dẫn chứng tiêu biểu, trúng vấn đề, có lời bình hay, phát hiện độc đáo.

Khi nhận đề thi cần dành ít phút đọc kỹ xem đề yêu cầu gì, có mấy câu và mỗi câu mấy ý? Nhiều học sinh hay chủ quan chỉ đọc lướt đề, dẫn đến một câu có 2-3 ý nhưng chỉ làm một ý thì rõ ràng bài viết sẽ không được điểm cao.

Lời văn cần tính hình tượng thì lời văn tha thiết, biểu cảm biết khai thác những điểm nhấn để lời văn được ngọt ngào, sắc bén và lập luận chặt chẽ, đưa vào những dẫn chứng cụ thể. Đồng thời, biết mở rộng vấn đề để liên lệ những câu văn, câu thơ cùng một chủ đề, một hình tượng văn học.

Ngoài ra, trong khâu trình bày cần chú ý hệ thống luận đểm, luận cứ, lập luận và dẫn chứng linh hoạt, mỗi đoạn văn thường có một luận điểm chính vì vậy các em cần triền khai theo luận điểm của mình thành nhiều luận cứ nhỏ để làm sáng tỏ các ý.

Đặc biệt, học sinh nên phân bố thời gian làm bài thi hợp lý, trình bày phù hợp với yêu cầu của từng dạng bài, kiểu bài.

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vài năm gần đây luôn được ra đề thi theo định hướng phát triển năng lực, gắn với thực tiễn của cuộc sống và các vấn đề của xã hội.

Nếu học sinh chỉ có học vẹt, học tủ, không có kỹ năng làm bài, không có năng lực sử dụng ngôn ngữ, không có vốn hiểu biết về các vấn đề của xã hội, văn học thì chắc chắn không thể nào đạt được điểm cao trong kỳ thi quan trọng này.

Tổng Hợp

Comments

comments

Cập nhật vào 16/02

Ngữ văn là môn học đi cùng với các học sinh ngay từ khi bước chân vào học đường, đây cũng là môn thi quan trọng trong các kì thi với các học sinh cuối cấp trung học phổ thông.

Bài viết dưới đây, https://gialinh.edu.vn sẽ gợi ý cho các sĩ tử 10 bí kíp để đạt điểm cao môn Ngữ văn lớp 12.

1. Đầu tư thời gian học hợp lí

  • 1. Đầu tư thời gian học hợp lí
  • 2. Phân loại nội dung kiến thức
  • 3. Đọc văn mẫu
  • 4. Liên hệ với kiến thức thực tiễn
  • 5. Đọc và phân tích kĩ đề
  • 6. Nháp dàn ý sơ giản trước khi viết
  • 7. Bố trí thời gian hợp lý
  • 8. Luận điểm rõ ràng
  • 9. Trình bày bài sạch đẹp
  • 10. Đọc kĩ bài trước khi nộp

Để đạt được điểm cao môn Ngữ văn 12 nói riêng và tất cả các môn học khác nói chug thì điều quan trọng nhất mà mỗi học sinh cần làm đó là phân bổ thời gian học tập thật hợp lí. Học văn không phải ngày một ngày hai có thể giỏi mà đó là suốt một quá trình ôn luyện, trau dồi kiến thức, khả năng diễn đạt. Học sinh cần đầu tư thời gian cho Ngữ văn nếu muốn đạt điểm cao.

Cách viết văn hay lớp 12

Học sinh cần xây dựng thời gian biểu học hợp lí

2. Phân loại nội dung kiến thức

Trong quá trình làm quen với các kiến thức mới cũng như khi ôn tập, tổng hợp, các bạn nên phân loại từng mảng nội dung kiến thức cụ thể: Trình tự thời gian hay theo phong cách, trường phái nghệ thuật… điều đó hữu ích vì các bạn sẽ có cái nhìn toàn diện, vừa tổng thể vừa chi tiết về các đối tượng kiến thức khác nhau; đồng thời các bạn cũng có thể so sánh, tìm ra những tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm này và tác phẩm kia.

3. Đọc văn mẫu

Đọc nhiều là một trong những cách hiệu quả để chúng ta cải thiện ngôn ngữ cũng như cách diễn đạt của mình. Nếu muốn đạt điểm cao Ngữ văn 12 thì học sinh nên mua những sách văn mẫu phân tích các tác phẩm văn học hay đề văn nghị luận xã hội để học hỏi cách hành văn, bố cục, phân chia các luận điểm rõ ràng, mạch lạc.

4. Liên hệ với kiến thức thực tiễn

Đối với các bài văn nghị luận xã hội phân tích về một hiện tượng đời sống hay một giá trị đạo đức nào đó mà học sinh chỉ nêu lí thuyết chắc chắn sẽ không đạt được điểm cao. Muốn có những liên hệ, dẫn chứng thực tế thì học sinh cần đọc nhiều sách và báo. Chẳng hạn viết về nghị lực vượt qua khó khăn thì học sinh có thể lấy dẫn chứng về những tấm gương như: Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujicic… khiến bài viết của mình thêm sinh động và hấp dẫn.

5. Đọc và phân tích kĩ đề

Đọc đề bài là bước nhất thiết học sinh phải thực hiện khi làm bài thi, nhất là với môn Ngữ Văn, các bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn cho công việc này. Đọc đề để hiểu mình cần trả lời như nào, triển khai ý ra sao, viết bài theo hướng nào. Chỉ khi xác định đúng hướng, đúng đề bài yêu cầu thì học sinh mới làm bài đúng và đạt điểm cao.

Có thể bạn quan tâm: Nếu bạn gặp khó khăn khi học môn Vật Lý, hãy tham khảo phương pháo hữu hiệu tại 6 bí quyết vàng học tốt Vật lý dành cho học sinh lớp 11.

Cách viết văn hay lớp 12

Cần đọc thật kĩ đề trước khi làm bài

6. Nháp dàn ý sơ giản trước khi viết

Việc gạch những ý quan trọng ra nháp trước khi viết bài vào giấy thi là điều vô cùng quan trọng, tránh trường hợp bỏ lỡ sót ý quan trọng trong lúc làm bài thi. Bên cạnh đó, việc này cón giúp bạn hình thành thói quen định hình “khung” bài viết trong đầu, không chỉ với môn văn mà với tất cả các môn học khác đều rất cần thiết.

7. Bố trí thời gian hợp lý

Đây là một trong những bí quyết quan trọng nhất để làm một đề thi văn đạt điểm cao. Trong kì thi thì học sinh nên đem một chiếc đồng hồ nhỏ để phân chia thời gian làm bài cho từng câu, tránh trường hợp một câu mất quá nhiều thời gian để làm trong khi những câu sau làm hời hợt, thiếu ý vì không đủ thời gian làm bài.

8. Luận điểm rõ ràng

Trong quá trình chấm bài, một giáo viên phải đảm nhận đọc đến cả trăm bài viết. Sự lặp lại liên tục ấy đôi khi sẽ gây tác động xấu tới tâm lý của người chấm. Với một bài văn rõ ràng luận điểm, ý tứ được hiện rõ trong các đoạn, giáo viên sẽ dễ dàng hài lòng và cho điểm cao hơn so với những câu văn lan man, không rõ ý.

Vì thế, không khó hiểu khi có những bài văn viết hay, bay bổng vẫn chỉ đạt điểm thấp, lý do là bởi không đủ các ý như trong “barem” chấm thi.

9. Trình bày bài sạch đẹp

Điều khiến người chấm ấn tượng với bài văn đầu tiên không phải là nội dung mà chính là cách trình bày. Một bài viết mà chữ xấu, trình bày cẩu thả, gạch xóa sẽ gây mất thiện cảm. Chính bởi vậy muốn đạt điểm cao thì ngay từ khâu trình bày học sinh cần lưu ý, viết chữ đẹp, đúng chính tả, hạn chế tối đa việc gạch xóa.

10. Đọc kĩ bài trước khi nộp

Đây được coi là khâu vô cùng quan trọng nhưng nhiều học sinh bỏ qua. Khi làm bài xong thì học sinh cần đọc kĩ bài văn của mình để xem có phát hiện lỗi sai về câu, diễn đạt, dấu câu, thiếu ý, sai lỗi chính tả hay không để có thể thể sửa kịp thời. Bởi những lỗi này sẽ khiến bài văn của học sinh bị trừ rất nhiều điểm.

Với 10 bí quyết trên, hy vọng các bạn học sinh sẽ bình tĩnh, tự tin và đạt kết quả cao trong các kỳ thi môn Văn ở lớp 12. 

Nội dung bài viết được tổng hợp bởi https://www.facebook.com/giasuviet.hn.