Cảm nghĩ và biểu cảm có giống nhau không

Văn biểu cảm là một loại văn vô cùng thú vị, mang những cung bậc cảm xúc của người viết truyền đến cho người đọc. Vậy Văn biểu cảm là gì? Ví dụ về văn biểu cảm.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Văn biểu cảm là gì? Ví dụ về văn biểu cảm.

Văn biểu cảm là gì?

Trong chương trình văn học chúng ta được học nhiều loại văn khác nhau như là văn miêu tả, văn biểu cảm, văn nghị luận… Mỗi thể loại thì có những đặc điểm cách làm và phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau.

Trước khi tìm hiểu về văn biểu cảm thì trước hết ta cần hiểu biểu cảm nghĩa là gì.

Biểu cảm là sự biểu lộ, thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người nhờ ngôn ngữ hay một số phương tiện khác. Bởi lẽ trong cuộc sống, con người sẽ trải qua rất nhiều những niềm vui, nỗi buồn, có tình yêu thương nhưng cũng có lòng căm giận… Và có lẽ họ cũng muốn được bộc lộ, được chia sẻ những tình cảm, cảm xúc của mình. Thế nên, biểu cảm chính là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày.

Văn biểu cảm là loại văn được viết ra nhằm mục đích thể hiện những tình cảm, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm của con người đối với thế giới xung quanh, trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Những tình cảm có thể được biểu hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm mang tính nhân văn, chẳng hạn như tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên và con người.

Khi làm văn chúng ta thường bắt gặp các dạng đề viết văn biểu cảm có thể cho như:

Cảm nhận của em về một người nào đó (người thân, bạn bè, thầy cô…).

Cảm nhận về một hiện tượng, sự vật, cảnh đẹp thiên nhiên (đêm trăng, dòng sông, dãy núi, cánh đồng, vườn cây…).

Cảm nhận về một tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học…

Khi viết văn biểu cảm, chúng ta có thể thể hiện những tình cảm, cảm xúc của mình theo một trong hai phương thức: trực tiếp hoặc gián tiếp.

Nếu chọn phương thức biểu cảm trực tiếp, chúng ta sẽ dùng ngôn từ đời thường, giản dị để bộc lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Bên cạnh cách biểu lộ trực tiếp tình cảm của mình trước một đối tượng nào đó, học sinh cũng có thể gửi gắm tư tưởng, tình cảm ấy bằng việc lựa chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Chính những hình ảnh này sẽ giúp cho việc thể hiện tình cảm của con người trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Trong văn biểu cảm thì cần thể hiện một tình cảm trong sáng và chân thật để tạo được lòng tin và sự đồng cảm của người đọc đối với bài văn biểu cảm. Có như vậy, bài văn biểu cảm mới đạt được hiệu quả và có giá trị.

Bố cục của bài văn biểu cảm

Văn biểu cảm có đặc trưng về bố cục bài văn biểu cảm:

+ Mở bài:

Giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của người viết.

+ Thân bài:

Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết. Sâu sắc.

+ Kết bài:

Tổng kết lại tình cảm, ý nghĩa hoặc nâng lên bài học tư tưởng. Phần mở bài và kết bài phải có quan hệ gắn bó, thống nhất với nhau để thể hiện rõ chủ đề văn bản.

Cảm nghĩ và biểu cảm có giống nhau không

Ví dụ về văn biểu cảm

Trong bài thơ sóng của tác giả Xuân Quỳnh có đoạn thơ:

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có đoạn thơ:

Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Trong bài thơ ngắm trăng của Hồ Chí Minh có đoạn thơ

“ Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

(“Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh)

Cách viết văn biểu cảm

Văn biểu cảm là một thể loại văn học mà ở đó người viết sử dụng các yếu tố tình cảm, cảm xúc để bày tỏ tâm tư, cách nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, hiện tượng hay con người trong cuộc sống. Người viết qua đó còn khơi gợi những suy nghĩ, sự đồng cảm với người đọc.

Khi viết văn biểu cảm cần lưu ý một số nội dung như sau:

– Trước tiên cần phải tìm hiểu đề bài, đọc kỹ đề để xác định được đối tượng đề cập tới.

– Tiếp theo sẽ cần tìm ý chính và xác định xem nội dung cần viết là gì, theo trình tự nào, phần nào sử dụng yếu tố biểu cảm trực tiếp, phần nào sử dụng yếu tố biểu cảm gián tiếp. Lựa chọn các yếu tố khác để hỗ trợ như tự sự, miêu tả,…

– Lập dàn bài: Từ những nội dung đã đưa ra sẽ lập dàn bài cụ thể những chi tiết sẽ nêu trong bài,

– Cuối cùng là viết bài và sửa lại nội dung bài viết để đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.

Một số dạng văn biểu cảm thường gặp

– Thứ nhất: Văn biểu cảm về sự vật, con người

Là dạng cơ bản nhất tỏng kiểu văn biểu cảm của chương trình học lớp 7 (trung học Cơ sở). Ở dạng bài này, người làm bài sẽ được phát biểu cảm nghĩ về những sự vật, những người thân thiết trong cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ như: Cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đình

+ Gợi ý cách làm:

Căn cứ vào khái niệm văn biểu cảm là gì, cách làm văn biểu cảm về sự vật, người viết cần nắm được đối tượng của văn biểu cảm sự vật. Đó có thể là hình ảnh thiên nhiên cây cối, sông nước, đồ vật, con vật, sự vật,… Từ đó, người viết cũng như sự đánh giá của mình về sự vật được nhắc tới.

– Thứ hai: Văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Với dạng đề này, người viết được yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về những sự vật những người thân thiết trong cuộc sống hàng ngày. Biểu cảm về tác phẩm văn học được hiểu là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, suy ngẫm, liên tưởng, … về các phương diện khác nhau của tác phẩm văn học.

+ Gợi cách làm dạng đề này:

Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học, đây chính là dạng đề yêu cầu người viết trình bày phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm, bài văn, bài thơ cụ thể. Người viết cần trình bày những cảm xúc tưởng tượng, liên tưởng cũng như suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm.

Trên đây là nội dung bài viết về Văn biểu cảm là gì? Ví dụ về văn biểu cảm. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

Văn miêu tả coi trọng khả năng quan sát và liên tưởng của người viết, văn miêu tả thì là tả cảnh, tả người, tả vật... trong khi văn biểu cảm coi trọng tính cảm xúc, nhạy cảm, tính chủ quan của người viết. văn biểu cảm thường là nêu cảm xúc trước một tác phẩm văn học hay một hoàn cảnh văn học nào đó. chú ý đừng nhầm lẫn giữa văn biểu cảm và văn nghị sự sau này.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các bạn cho mình hỏi văn biểu cảm và văn cảm nghĩ có giống nhau không nhé!

Các câu hỏi tương tự

Bạn nào làm giúp mình từ dàn ý thành 1 bài văn biểu cảm về tình bạn.

a) MB :

- Từ 1 câu ca dao, câu thơ, câu châm ngôn

- Nêu được ý nghĩa và giới thiệu về tình bạn đẹp, gắn bó của em.

b) TB :

- Giải thích : Thế nào là tình bạn đẹp ?

+ Tình bạn dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, luôn tin tưởng nhau.

+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ buồn vui, giúp đỡ nhau tận tình.

+ Không bao che cho những thói hư, tật xấu của bạn.

- Những câu chuyện, tình huống khiến em có ấn tượng sâu sắc về tình bạn ấy.

- Nêu cảm xúc, suy nghĩ và tình bạn của mình.

- Nếu không có bạn bè, đó là điều bất hạnh.

c) KB :

- Cảm nghĩ chung về tình bạn và giữ lời hứa mãi tôn trọng giữ gìn tình bạn đẹp.