Cậu nghĩa là gì

Chữ "chiêu": Cái ấm để nấu nước trà. Có người nói: "Chiêu từng miếng nước"; "cô chiêu": Con gái nhà quan lớn nhưng vì là con gái nên không được tập ấm. Nhưng vì chữ "ấm" có nghĩa là bóng che và là cái ấm, cùng nghĩa với chữ "chiêu" là cái ấm, nên dù cô gái không được "tập ấm", không được gọi là "cô ấm", thì nay gọi tạm là "cô chiêu", nó cũng có nghĩa là "cô ấm" (có danh, không có thực); "Cậu ấm sứt vòi": Như trên, cậu con trai này mang hai cái tên là "tập ấm" và "cái ấm", nên nếu cậu là người hư hỏng, bất tài thì ví cũng như cái ấm bị sứt mẻ mất cái vòi thành ra đồ bỏ". Theo chúng tôi, lời "bàn thêm" của ông Lê Gia có một số điểm cần phải bàn lại như sau:

- Vì tác giả Lê Gia không chú chữ Hán nên không rõ ông nói về một chữ "ấm" với hai âm đọc hay là hai chữ khác nhau. Tuy nhiên, chữ "ấm" (mà Lê Gia giảng là "Bóng mát. Sự che chở cho"), có tự hình 蔭, nghĩa là: ① Bóng cây, bóng rợp. ② Phàm được nhờ ơn của người khác đều gọi là ấm. Như tổ ấm 祖蔭 nhờ phúc trạch của tổ tiên để lại. Phép ngày xưa cứ ông cha làm quan to, con cháu được tập ấm ra làm quan, gọi là ấm sinh 蔭生, ấm tử 蔭子, ấm tôn 蔭孫, v.v.; trong khi chữ "ẩm" (Lê Gia giảng với nghĩa "cho uống nước") lại có tự hình 飲, nghĩa là: ① Đồ uống. Như rượu, tương gọi là ẩm. ② Uống. Như ẩm tửu 飲酒 uống rượu, ẩm thủy 飲水 uống nước, v.v. ③ Ngậm nuốt. Như ẩm hận 飲恨 nuốt giận, nghĩa là mang mối hận âm thầm ở trong không lộ ra ngoài. ④ Một âm là ấm. Cho uống. Như ấm chi dĩ tửu 飲之以酒 cho uống rượu ("Hán Việt tự điển" - Thiều Chửu).

- Dù thế nào thì cả hai chữ "ấm" 蔭 và "ẩm" 飲, đều không có nghĩa nào chỉ "cái ấm", mà "ấm" 蔭 trong "cậu ấm" nghĩa là cháu con nhà quan được "tập ấm" (như Thiều Chửu đã giảng). Bởi vậy, ông Lê Gia cho rằng chữ "ấm" (trong "cậu ấm") đọc là "ẩm" nghĩa là uống nước, nên nó cũng có nghĩa là "cái ấm" là hoàn toàn suy diễn.

- Chữ "chiêu" trong "cô chiêu" cũng không phải là "cái ấm để nấu nước trà" (vì có người nói "chiêu từng miếng nước", như Lê Gia suy diễn), mà do chữ "chiêu" trong "Chiêu văn quán" 昭文館 ("chiêu" 昭 = "hiển dương" 顯揚 (sáng sủa, rạng rỡ). "Việt Nam tự điển" (Hội khai trí Tiến đức) giảng như sau: "chiêu: Tên gọi con ông tiến-sĩ đời Lê, con các ông tiến-sĩ thì được dự vào học-sinh chiêu-văn-quán <> Cậu chiêu, cậu ấm, v.v..". Triều Lê, (đời Hồng Đức) đặt ra Sùng văn quán, Tú lâm cục. Con các quan từ Tam phẩm trở lên được tuyển vào Sùng văn quán. Con các quan từ ngũ phẩm trở lên tam phẩm được tuyển vào Tú lâm cục (Trạng lường Lương Thế Vinh từng được thăng Thị thư viện Hàn lâm, kiêm Sùng văn quán và Tú lâm cục). Sau đời Hồng Đức, Sùng văn quán 崇文館, đổi làm Chiêu văn quán 昭文館. Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Quý Mùi niên hiệu Hồng Thuận năm thứ 6 (1514) chép: "Phụng trực đại phu Lại bộ Thượng thư Tri Chiêu văn quán, Tú lâm cục Tư chính Thượng khanh Đàm Thận Huy…". Vì con các ông tiến sĩ gọi là "chiêu", nên thi hào Nguyễn Du (con thứ bảy của tiến sĩ Nguyễn Nghiễm) thời đi học còn gọi là "cậu Bảy Chiêu"; Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (con thứ bảy của tiến sĩ Lê Hữu Mưu) cũng được gọi là "cậu Bảy Chiêu".

Khi ông Jang Song Thack người chồng của cô ruột nhà lãnh đạo Kim Jong Un (CHDCND Triều Tiên) bị xử tử, các báo Việt Nam đều viết “ Jang Song Thack chú của nhà lãnh đạo…”. Mấy hôm sau, tất cả các báo đều sửa lại cách gọi là “chú dượng” của Kim Jong Un, một từ không có trong từ điển! Vậy mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ vẫn không ai có ý kiến! Khi ông Jang Song Thack người chồng của cô ruột nhà lãnh đạo Kim Jong Un (CHDCND Triều Tiên) bị xử tử, các báo Việt Nam đều viết “ Jang Song Thack chú của nhà lãnh đạo…”. Mấy hôm sau, tất cả các báo đều sửa lại cách gọi là “chú dượng” của Kim Jong Un, một từ không có trong từ điển! Vậy mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ vẫn không ai có ý kiến! Khi ông Jang Song Thack người chồng của cô ruột nhà lãnh đạo Kim Jong Un (CHDCND Triều Tiên) bị xử tử, các báo Việt Nam đều viết “ Jang Song Thack chú của nhà lãnh đạo…”. Mấy hôm sau, tất cả các báo đều sửa lại cách gọi là “chú dượng” của Kim Jong Un, một từ không có trong từ điển! Vậy mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ vẫn không ai có ý kiến!

Mới đây, giữa Hà Nội có vụ án bà Dương Diệu Thu cùng đồng bọn làm tài liệu giả đưa Vũ Văn Dương vào tù. Ngày 11.11.2014, nhiều tờ báo ở Trung ương và địa phương lại một phen làm cho bạn đọc rối mù về cách xưng gọi các thứ bậc trong gia đình:

- VTV và Tin mới: “Vũ Ngọc Dương bị chính dì ruột của mình là Dương Diệu Thu làm tài liệu giả đưa vào tù”.

- Báo Tuổi Trẻ và báo Người Lao Động : “Bà Dương Diệu Thu (cô họ của Vũ Ngọc Dương) và chồng là Nguyễn Văn Hiền”.

- Báo Lao Động: “Anh Dương có vay tiền của chú rể của mình là ông Nguyễn Văn Hiền (vợ anh Hiền là dì ruột của anh Dương)…”.

- Báo Thanh Niên và báo Pháp Luật - Xã hội: “Ông Hiền là chồng bà Dương Diệu Thu dì họ của anh Dương” v.v…và v.v…

Vụ án này xảy ra giữa Hà Nội. Do đó xin có đôi lời nói thêm: Chẳng rõ từ bao giờ, nhiều người Hà Nội và các tỉnh thuộc Bắc Bộ cũ có cách xưng gọi các thứ bậc trong gia đình khác với cách gọi ngày xưa: Chồng của em ruột mẹ được gọi là chú. Chồng của chị ruột mẹ được gọi là bác. Chị ruột của mẹ cũng được gọi là bác… Trong khi đó, Trung Bộ và Nam Bộ cũ vẫn giữ cách gọi đúng như ngày xưa. Vì sao có tình trạng ấy? Một nhà ngôn ngữ phán đoán: Người Trung Bộ và Nam Bộ luôn hướng về đất Tổ, cố giữ từ phong tục, tập quán, đến cách xưng hô trong gia đình mà ông cha ngày xưa đã mang vào quê mới. Còn người vùng Bắc Bộ không bị tâm lý nói trên ràng buộc, cố đổi mới cách xưng hô trong gia đình theo quan niệm bên nội gần gũi hơn bên ngoại, gọi “chú”, “bác” cảm thấy gần gũi hơn gọi “dượng”?

Hầu hết các quyển từ điển tiếng Việt đều có định nghĩa tương đối thống nhất về cách gọi các thứ bậc trong gia đình:

- Cô: Là em gái hoặc chị của bố (cha). Người phụ nữ được tôn trọng ở bậc cô của mình. Cô giáo. Người phụ nữ ít tuổi thuộc hàng em mình. Người con gái còn trẻ tuổi: Cô sinh viên. Cô họ là người bà con trong họ và ở vai em của cha mình.

- Dì: Là em gái hoặc chị của mẹ. Từ dùng để gọi em hoặc chị bên vợ, theo cách gọi thay con mình. Vợ lẽ của cha mình. Không có danh xưng “dì họ”.

- Cậu: Là em trai hoặc anh của mẹ. Một từ để chỉ người con trai nhỏ tuổi với ý mến trọng. Bạn bè trẻ tuổi thân mật gọi nhau là cậu. Chị gọi em trai, hoặc anh rể gọi em trai của vợ là cậu (theo cách gọi của con mình). Không có danh xưng “cậu họ”.

- Dượng: Là chồng của cô (em hoặc chị của bố mình) hoặc của dì (em hoặc chị của mẹ mình). Từ “dượng” chỉ đi kèm với từ “bố” là “bố dượng”, “cha dượng” hoặc “cha ghẻ” để chỉ người chồng sau của mẹ ruột mình. Không có danh xưng “chú dượng”, “bác dượng”.

- Chú: Là em trai của cha. Từ gọi người đáng bậc chú mình. Từ gọi em trai của chồng. Gọi người đàn ông theo cách gọi của con mình. Từ gọi người trai trẻ tu đạo Phật: Chú tiểu; hoặc gọi người trai trẻ trong ngày cưới: Chú rể. Không thể gọi chồng của dì ruột là chú rể! “Chú họ” là người bà con trong họ ở hàng em của cha mình.

- Bác: Là anh của cha hoặc chị dâu của cha. Từ dùng để gọi người nhiều tuổi hơn cha mình. Từ dùng gọi nhau giữa những người nhiều tuổi với ý thân mật và kính trọng. Bác họ là người bà con trong họ ở hàng anh của cha mình.

Có lẽ do tục trọng nam và con cái chỉ được lấy họ của người cha (tức họ bên nội), cho nên chỉ có: Anh họ, chị họ, cô họ, chú họ, bác họ mà không có “dì họ”, “cậu họ”.

Để không còn tình trạng dùng các từ xưng gọi các thứ bậc trong gia đình lộn xộn như hiện nay, các nhà ngôn ngữ, các nhà báo nên cẩn trọng để dùng từ chính xác. Đặc biệt là việc biên soạn và duyệt in từ điển, rất cần xem xét thật kỹ. “Đại từ điển Tiếng Việt” được tin cậy (Nguyễn Như Ý chủ biên) tái bản lần thứ 12 năm 2011: Ở trang 338 định nghĩa từ “cô” là “em gái hoặc chị của cha”, nhưng ở trang 54 định nghĩa từ “bác” là “anh hoặc chị của cha.”, quái lạ hơn nữa là ở trang 56 định nghĩa từ “bác ruột” là “anh ruột của cha hoặc anh ruột, chú ruột của mẹ mình”! Ở trang 217 định nghĩa từ “cậu” là “em trai của vợ hoặc của mẹ”, định nghĩa như vậy không sai nhưng chưa thật rõ. “Từ điển Tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên) có định nghĩa rõ hơn: “Cậu là em trai hoặc anh của mẹ (có thể dùng để xưng gọi). Từ người chị dùng gọi em trai, hoặc người anh rể dùng để gọi em trai của vợ đã lớn tuổi với ý coi trọng (gọi theo cách gọi của con mình)…”.

Cậu là nghĩa là gì?

Cầu là một phương tiện nối liền 2 hay nhiều điểm khác nhau, giúp việc di chuyển giữa các vị trí ấy được dễ dàng hơn. Cầu là một công trình giao thông được bắc qua các chướng ngại nước như: rãnh nước, dòng suối, dòng sông, hồ, biển, thung lũng, hay các chướng ngại khác như: đường bộ, đường sắt...

Cậu ấm có nghĩa là gì?

Danh từ (cũ) Từ thời trước dùng để gọi con trai nhà quan. Cậu ấm, cô chiêu. (khẩu ngữ) từ dùng để chỉ con trai nhà giàu có, được nuông chiều một cách quá đáng (hàm ý vui đùa hoặc mỉa mai).

Cậu bé có nghĩa là gì?

từ dùng để gọi nhau một cách thân mật giữa bạn bè, thường giữa những người còn ít tuổi.

Cậu bé là từ loại gì?

Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai. (chỉ người đang giao tiếp cùng: bạn, cậu, mày, anh, chị....)