Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo Cô thương cháu vì cháu không khóc nhè

Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo Cô thương cháu vì cháu không khóc nhè

Thông tin bài hát

Tên bài hát: Cháu Lên Ba
Ca sĩ: Khiết Ngọc
Sáng tác: unknown
Album: Thiên Đàng Tuổi Thơ
Ngày ra mắt: 27/01/2013
Thể loại: Việt Nam, Nhạc Thiếu Nhi

 

Lời bài hát Cháu Lên Ba – Khiết Ngọc

Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo
Cô thương cháu là cháu không khóc nhè
Không khóc nhè để mẹ trồng cây trái
Ba vào nhà máy ông bà vui cấy cày
Là lá la là là lá lá la là…

Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo
Cô thương cháu là cháu không khóc nhè
Không khóc nhè để mẹ trồng cây trái
Ba vào nhà máy ông bà vui cấy cày
Là lá la là là lá lá la là…

Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo
Cô thương cháu là cháu không khóc nhè
Không khóc nhè để mẹ trồng cây trái
Ba vào nhà máy ông bà vui cấy cày
Là lá la là là lá lá la là…

Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo
Cô thương cháu là cháu không khóc nhè
Không khóc nhè để mẹ trồng cây trái
Ba vào nhà máy ông bà vui cấy cày
Là lá la là là lá lá la là…

Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo, Cô thương cháu vì cháu không khóc nhè, Không khóc nhè để mẹ trông cây trái, Cha vào nhà máy, ông bà vui cấy cày, Là lá la la, là là lá la la...

* Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo, Cô thương cháu vì cháu không khóc nhè, Không khóc nhè để mẹ trông cây trái, Cha vào nhà máy, ông bà vui cấy cày, Là lá la la, là là lá la la......

Từ hơn 1 năm nay tôi đã tập thành thói quen mỗi ngày truy cập vào trang mạng CVT để tìm lại chút hương vị ấm áp hoặc tình cờ được kết nối với những Thầy cô và những bạn đồng môn xưa cũ.

Thời gian gần đây trên website ngôi trường thân yêu có đăng các bức ảnh thật sống động gợi nhớ, gợi thương những thập niên trước 1975 như: Chợ Đất Đỏ, làng Dinh Cô Long Hải, nhà Tròn v.v... làm cho tôi cứ bồi hồi "ứa lệ tuôn sa", nhất là hôm nay được nhìn thấy rạp hát Thành Thái mà ngày xưa đầy ắp những kỷ niệm quanh tôi nói riêng, của người dân Bà Rịa nói chung.

Ngày xưa vì tỉnh Phước Tuy trầm mặc trong chiến tranh nên rạp hát Thành Thái có một thời gian ngưng hoạt động, nghe đâu rạp hát này cùng 1 chủ với rạp Đại Đồng ở SG. Đến năm 1974 rạp Thành Thái có sửa chữa chút ít và khai trương trở lại. Tôi nhớ như in ngày đầu tiên rạp chiếu bộ phim Tàu : Hắc long tranh hùng, diễn viên chính của bộ phim tên Lương tiểu Long. Thưở ấy tôi là "tín đồ cuồng nhiệt" phim võ thuật Hồng Kông và cũng vì năm 1972 rạp hát Quốc Thống ở Đất Đỏ đã bị sập đổ hoang tàn bởi chiến sự ác liệt nên tôi rất "khát" xem phim. Tôi thường đi xem chung với những đứa bạn như: Nhàn , Lợi nhà ở Long Điền, Luân, Dũng, Phước v.v... nhà ở Bà Rịa và cũng là những h/s trường THCVT. Thú thật hiện tại tôi vẫn còn tự hối hận không nguôi vì đã nhiều lần lừa dối cha mẹ, thầy cô để "cúp cua" xem phim. Thưở ấy tôi là 1 trong những thành phần "ngựa chứng trong sân trường" của lớp, nay tôi cảm thấy mình vẫn còn ân hận và sẽ ân hận mãi mãi. Rạp còn chiếu rất nhiều bộ phim như: Thiết sa chưởng, song long xuất hải, Gia Lăng trùng kiến Tinh võ môn, Mã vĩnh Trinh v.v... Phim VN có: Nắng chiều, Chân trời tím, trường tôi, làng tôi, triệu phú bất đắc dĩ, người chồng bất đắc dĩ v.v...

Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo Cô thương cháu vì cháu không khóc nhè

Kỷ niệm "động trời" nhất là những hôm không có tiền tôi cùng chúng bạn lớp 7P5, 7P6 cùng nhau âm thầm đi vòng ra phía sau rồi leo lên mái nhà trại cưa, trèo qua nóc rạp dỡ mái tôn chuyền xuống ngay đúng nhà vệ sinh nữ giới rồi ù té chạy ra trốn nhanh vào các hàng ghế ngồi làm sửng sốt lẫn "bối rối" những quý bà, quý cô đang vệ sinh cá nhân. Trong rạp tối om, tất cả đèn đều được tắt để chiếu phim đó là lợi thế và đồng lõa cho chúng tôi, thậm chí chúng tôi xem phim "chùa" một thời gian dài đến tận 1975 mà những người có trách nhiệm trong rạp không phát hiện được. Thời đó tất cả các rạp cinéma đều chiếu thường trực không theo xuất như bây giờ nên có người vào xem thật sự, có người hẹn hò trai gái nhờ bóng tối để dể dàng tâm sự, có người mua vé vào để tìm chổ... "ngủ" và không thiếu những cô cậu học trò trốn học như tôi, dù ngồi trong rạp cả ngày cũng không bị ai đuổi.

Sau ngày 27-4-1975 trong thể chế mới rạp Thành Thái không còn chiếu phim thường trực nữa, những loại phim võ thuật Hồng Kông không còn được phép lưu hành, trình chiếu một thời gian rất dài, thay vào đó là những bộ phim của các nước xã hội chủ nghĩa hoặc là nơi công diễn của những đoàn nghệ thuật cải lương hay đại nhạc hội tổng hợp. Dù sao rạp hát Thành Thái đã một thời cho tôi món ăn tinh thần "khoái khẩu" mặc nhiên đáng nhớ và cũng là nơi chứa đựng những lỗi lầm (do tôi) nhiều buổi trốn học đáng quên. Nỗi niềm bất hiếu kính với cha mẹ và các thầy cô vẫn còn canh cánh bên lòng. Xin tất cả mọi người hãy tha thứ cho tôi những hành động thời non dại "mê chơi hơn mê học". Tôi nguyện suốt cả cuộc đời còn lại này sẽ không làm 1 điều gì tai tiếng xấu cho cha mẹ, thầy cô từng dạy dỗ mình nhất là cái nôi sinh ra nguồn tri thức cho tôi: TRƯỜNG TRUNG HỌC CHÂU VĂN TIẾP.

Trọng kính
Đoàn Minh Hùng
Cựu h/s CVT

Date:   Sun 10/5/2014 12:10 PM
Kính gởi BBT Trung học CVT
Chuyện 1001 đêm....

"Nhớ tới mùa thu năm xưa...." Bài hát Lá thư của Đoàn Chuẩn - Từ Linh hôm nay nghe Ca sỹ Lệ Thu trình bày sao mà não nuột, làm tâm hồn tôi miên man liên tưởng đến những kỷ niệm xa xưa vào những năm đầu thập niên 70 dưới mái trường CHÂU VĂN TIẾP.

À, thật rồi, quanh quẩn đâu đây tôi nghe như một cái gì đó trong trí nhớ cứ cuồn cuộn quay về. Những Thầy cô đáng kính, những bạn bè thân thương từng người một đã 4 thập niên xa cách lại hiện rõ mồn một như mới hôm qua. Không biết sao hôm nay tôi lại cá biệt nhớ da diết đến cô bạn gái rất gần gũi và "thâm tình" đến thế. Số là đầu năm học lớp 7 vào mùa thu của niên khóa 1974 - 1975 tôi có quen cô bạn gái cùng cấp lớp, cô học 7A1 hay 7A2 gì đó (khối Anh văn) tên LTĐ nhà ở Long Điền cùng học vào buổi chiều. Tôi thời gian ấy ít ở lại nhà của ông Cao văn Trung hơn và thường xuyên đi học bằng xe đạp mỗi ngày từ Đất Đỏ lên Bà Rịa, chiều về ngược lại. Nàng cũng thường xuyên đi xe đạp như tôi. Thú thật, nếu nhớ không lầm thì đó là mối tình đầu man mát tuổi học trò của tôi (có thể tình đơn phương). Mỗi ngày được song hành trò chuyện cùng nàng trên những quãng đường dài như thế tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc lẫn đê mê... Duyên Anh có viết một câu văn trong tác phẩm Điệu ru nước mắt "Có 1 sớm con chim xanh tình ái vào hồn tôi trong giây phút đăm chiêu, tôi chợt cảm thấy lòng mình đê mê, tê tái và từ đó bắt đầu yêu" Tuy cái tình yêu của tôi chỉ nhẹ nhàng thoang thoảng của cậu học trò mới lớn nhưng mà sao ông Duyên Anh lại diễn tả đúng quá vậy? Mỗi ngày chúng tôi đều có hẹn cho ngày hôm sau, nếu nàng đi xe đạp thì tôi đi xe đạp, nàng đi xe lam thì tôi cũng đi xe lam. Cái diễm phúc lâng lâng khó tả là những khi đi xe lam được ngồi sát bên nàng, tôi không dám ngồi ép sát quá đáng nhưng cũng vừa đủ để "37độ C" của nàng sưởi ấm tâm hồn và một phần da thịt của tôi, nhờ vậy lần đầu tiên tôi mới biết chín tầng mây ở chổ nào(?) Tâm trạng tôi lúc ấy thật giống như câu thơ của lớp đàn anh đã viết trong tập san CVT 1974:
Ngày xưa Lưu Nguyễn nhập Thiên thai
Mê mẩn đào tiên lạc lối về...

Điều quan trọng là nàng vừa bước lên xe tôi phải bước theo liền chứ để người khác chiếm chổ làm mất cơ hội ngồi sát bên nàng. Tôi ái ngại nhất là những hôm đội mưa đạp xe về, chúng tôi ai cũng ướt nhem, con trai chẵng sao, con gái mới đáng nói, vì mặc đồ trắng lại may bằng vải gì mà mỏng dính lại ướt nước nên nó cứ dính hít vào da thịt thêm bị ngược gió làm tôi phải giữ tế nhị không dám nhìn trực diện nhưng cũng thỉnh thoảng "len lén" thôi... Truyện Kiều có câu "......lồ lộ một tòa thiên nhiên" Phải giữ kẽ chứ, ai mà dám nhìn! Không hiểu sao con gái dậy thì sớm hơn con trai quá thế? Mới lớp 7 mà nàng "trổ mã" rất nhanh, nàng rất đẹp, da dẻ hồng hào, vòng 1,2,3 cứ nẩy nở đầy đặn mỗi ngày làm cho cánh con trai rất sợ đứng gần, con trai ở vào giai đoạn đó rất lép vế, nếu đứng gần thì sẽ giống như "2 chị em".

Vào mỗi tuần các cấp lớp đều có học môn vạn vật. Nàng không rành về ươm cây và những con vật đang học. Nàng nhờ tôi ươm cây đậu xanh để đem vào lớp cho Thầy cô chấm điểm. Tôi ươm được 2 cây cho vào bầu bằng túi ny long thật đẹp, tất nhiên tôi phải nhường cây đẹp nhất mà nàng thích. Có 1 lần vì yêu cầu bài học, mỗi học sinh phải bắt đem vào lớp con bọ cạp để chấm điểm, nàng cũng nhờ tôi, mấy hôm đó về nhà tôi phải lật hết đáy lu này đến đáy lu khác hy vọng bắt được 2 con, 1 con cho tôi, 1 con "dâng" nàng. Khổ nỗi chỉ bắt được đúng 1 con, chấp nhận hy sinh phần mình để lấy lòng nàng là việc cần làm, thôi thì tôi đành ca bài "L'amour c'est pour rien" mặc dù vết thương do bọ cạp chích còn sưng tấy và nhức nhối.

Tình bạn của tôi và nàng mỗi ngày phát triển tốt hơn. Riêng tôi luôn luôn giấu kín việc mình đi xa hơn tình bạn, rất sợ nàng biết lòng mình "tội lỗi" như thế (tâm lý của tuổi mới lớn là như vậy). Tôi cố gắng dò xét xem nàng có thể "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e" không? Một hôm tôi giả bộ mượn tập của nàng để về chép bài, hôm trả lại tôi có viết và gài nhiều mảnh giấy nhỏ bên trong quyển tập những lời tỏ tình bâng quơ, bóng gió như thế này:
Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
...
Đố ai cắt nghĩa được tình yêu?
Có nghĩa gì đâu 1 buổi chiều
Nó đến hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
...
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ?
Nhớ ai? ai nhớ? bây giờ nhớ ai?

Thậm chí những câu dân gian tôi cũng viết vô đại loại như:
Thương em chẳng dám vô nhà
Đi ngang cửa ngõ hỏi gà có bán không.

Tôi viết rất nhiều nhưng chỉ còn nhớ chút ít chừng đó thôi. Hậu quả là vào giờ ra chơi nàng dắt theo 2 người bạn đến gặp tôi, mặt đỏ phừng phừng nàng lấy tay hất cái nón của tôi rớt cái độp xuống đất và nói "Hùng viết gì kỳ vậy" rồi không nói lời nào nữa mà lẳng lặng bỏ đi làm tôi cứ đứng như trời trồng hết sức ngại ngùng, xấu hổ. Trong tuần đó tôi cố tình lánh mặt nàng, trong tâm lý của tôi lúc ấy như một kẻ mất hồn và như một kẻ phạm tội tày đình. Điều tôi sợ nhất là nàng vĩnh viễn "nghỉ chơi" với mình. Tôi thật sự đau khổ tột cùng khi phải xa nàng
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn kia bổng dại khờ

May quá qua tuần thứ 2 nàng chủ động làm quen lại với tôi với những lời an ủi trong sáng của bạn học đồng môn. Chúng tôi lại thân thiết như xưa nhưng tình yêu của tôi vẫn lặng thầm, ngu ngơ...

Sau 1975 nàng đã âm thầm ra nước ngoài, không biết giờ này nàng có khỏe mạnh không? nàng đang ở Mỹ, ÚC, hay CANADA...? Trái tim của nàng vẫn là ẩn số đối với tôi, nhưng chắc chắn rằng nàng con cháu đã đầy đàn. Riêng tôi lúc nào cũng thương nhớ cung đường mỗi ngày đạp xe đi học cùng nàng qua những: Ngã 3 Thành Thái, hớt tóc Lập thành, làng giáo chức, quán Đồng quê, xóm Bào Vạn kiếp, cầu Thủ lựu, ngã 3 Long toàn, miếu ông Hổ, Long điền v.v... Nhất là mái trường thân yêu THCVT đã cho tôi những kỷ niệm đẹp nhất trong đời.

Kính chúc các Thầy cô luôn mạnh khỏe, các anh chị cựu h/s CVT luôn bình an, thành đạt.
Kính chúc BBT trang mạng THCVT mãi mãi trường tồn đem lại lợi ích tinh thần cho mọi người trong mái trường xưa.

TRỌNG KÍNH
Đoàn Minh Hùng
(Cựu h/s THCVT)

Date:   Fri 5/2/2014 11:43 AM
Kính gởi BBT Trung học CVT
Chuyện 1001 đêm....

........Và rồi việc gì đến sẽ đến. Ngày chia tay Thầy KHÁNG, cô NHIÊN với chúng tôi đã diễn ra tại nhà hàng Thùy Dương tọa lạc số 1 - đường số 1 - khu dân cư Trung Sơn - Huyện Bình Chánh - SAIGON vào ngày 13/4/2014.

Tuy buổi chia tay chỉ bằng một bữa tiệc nhỏ nhưng không kém phần trang trọng, ấm cúng. Nhà hàng Thùy Dương gần như nằm vào góc khuất của khu phố chạy dài theo bờ sông tuyệt đẹp có hàng cây dương liễu nghiêng mình soi bóng nhấp nhô xuôi theo dòng nước bềnh bồng, lững lờ trôi.......Thật thơ mộng và đầy thi vị. Địa điểm được chọn công đầu thuộc về anh Trần Thanh Tùng phối hợp cùng chị Bích Phượng (thân phụ chị Bích Phượng là cựu Trưởng Ty Canh Nông trước 1975). Vẫn 2 anh Triệu, anh Lý, chị Thanh Phương, chị Kim Cương, chị Thu Vân, lần này có thêm anh Hùng kiến trúc sư, chị Chiêm, chị Mỹ Chánh. Nhân vật chính không ai khác hơn vẫn là thầy KHÁNG, cô NHIÊN.

Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo Cô thương cháu vì cháu không khóc nhè

Thời khắc bồi hồi xúc động cùng những trạng thái buồn vui lẫn lộn mơ hồ len lén trong tâm tư cũng đã đến, vì chúng tôi cùng chung một linh cảm sẽ xa vắng Thầy, Cô một thời gian dài. Ai cũng tâm niệm rằng những người "muôn năm cũ" THCVT kẻ trời đông, người trời tây nói chung, chúng tôi cùng Thầy Cô nói riêng tuy xa mặt nhưng mãi mãi không cách lòng. Hy vọng thời gian tạm biệt chỉ ngăn ngắn thôi để rồi được đoàn tụ mau chóng hơn....Khi gõ bàn phím đến đây bổng dưng trong tôi thấm thía từng lời bản nhạc BÀI CA TẠM BIỆT của nhạc sỹ Nguyễn văn Hiên mà ngày xưa các h/s THCVT thường hát những khi sinh hoạt cùng nhau :
"Gặp nhau đây rồi chia tay, ngày dài như đã vụt qua trong phút giây.
Niềm hăng say còn chưa phai, đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy. Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy.
Còn trong ta tình bao la, cuộc đời niên thiếu bừng lên bao ước mơ
Rồi suy tư lời đêm qua, dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về, dặn lòng hãy nhớ lời yêu thương nhắn về".

Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo Cô thương cháu vì cháu không khóc nhè

Thầy, Cô có tặng phẩm cho chúng tôi bằng 2 hộp chocolate thật to chính Thầy, Cô mang từ ĐAN MẠCH về. Chúng tôi đón nhận hết sức trân trọng. Sau khi tâm sự gần hết những điều muốn nói, các anh chị bắt đầu chuyển qua chương trình "hát với nhau". Ô hay ! Các anh chị đã hoàn toàn làm chủ và làm bùng nổ không khí sân khấu của nhà hàng. Các bài hát xưa tuôn trào lai láng. Anh Triệu, anh Tùng, anh Lý, chị Thu Vân, chị Thanh Phương luân phiên chuyền micro cho nhau, nào đơn ca, nào song ca với bản lĩnh gần như chuyên nghiệp làm ngỡ ngàng tất cả các thực khách hôm ấy. Có lẽ không ai quên được những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt tuyệt đẹp của chị Thanh Phương sau khi hát bài NGÀY XƯA HOÀNG THỊ tặng Thầy Cô. Chị đã khóc! không phải chỉ riêng chị mà tất cả chúng tôi cũng thổn thức thật sự khi hồi tưởng về những ngày xưa thân ái đối với Thầy Cô và ngôi trường thân yêu CVT qua dư âm của bài hát ấy. Thầy Cô xúc động nhất, nhìn nét mặt thánh thiện của Thầy Cô liên tục ẩn hiện những xúc cảm tột cùng như tương thông được "tiếng lòng" với các học trò thân yêu......Ôi ! Buổi trùng phùng như thế

Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo Cô thương cháu vì cháu không khóc nhè
Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo Cô thương cháu vì cháu không khóc nhè
Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo Cô thương cháu vì cháu không khóc nhè
Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo Cô thương cháu vì cháu không khóc nhè
này những tưởng cả cuộc đời còn lại sẽ không bao giờ lập lại lần nữa khi chúng ta đang cố gắng ngụp lặn, chới với giữa biển đời mênh mông đầy khó khăn, bất trắc hiện tại. Dầu thế nào chăng nữa tôi vẫn luôn hy vọng tất cả chúng ta những cựu h/s CVT cố với lấy những phần kỷ niệm còn sót lại trong ký ức và gìn giữ, trân trọng như báu vật. Hy vọng trái đất tròn và ngày càng bị thu hẹp bởi những tình cảm chân thật đồng môn đối đãi với nhau thì những buổi họp mặt tuyệt vời như thế này tương lai sẽ còn nhiều cơ hội tiếp diễn như ngôi sao Mai bao ngày không mờ.

Thật thiếu sót khi không mô tả về một nhân vật rất dễ thương và "máu lửa" của ngày hôm ấy. Đó là chị Thu Vân, trong khi chị Kim Cương rất nhiệt tình trong việc chụp hình lưu niệm thì chị ấy đã kịp trang phục một "bộ cánh" vô cùng phù hợp với thể hình của mình và chuẩn bị khiêu vũ với những vũ điệu "lả lướt".....Tất cả những thực khách trong nhà hàng đều ngưng đũa, muỗng trố mắt ngạc nhiên lẫn say sưa dõi theo từng bước nhảy tới, lui hoặc quay vòng điêu luyện của chị, có thể ruồi muỗi cũng "ngừng bay".....Anh Lý là người nhảy cặp với chị thật hoàn hảo. Nếu là một cuộc thi và tôi là giám khảo thì tôi sẽ trao vương miện cho chị với biệt danh BƯỚC CHÂN HOÀN VŨ vì những bước nhảy của chị giống như đôi chân của loài thiên nga quý phái tung tăn bên bờ hồ vào thời kỳ tột đỉnh hạnh phúc trong tình yêu rực lửa, dâng trào với bạn tình....

Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo Cô thương cháu vì cháu không khóc nhè

Cảnh quan hôm ấy rất tuyệt vời, trời, trăng, mây, nước.v.v... như cùng đồng lõa tôn vinh tình cảm tốt đẹp của mọi người
"Một phiến lênh đênh trôi mặt nước
Nửa vừng lửng đửng dán trên mây"

Chị Hằng bên thềm cung Nguyệt như vừa tô điểm vừa mĩm cười chung vui cùng chúng tôi. Không biết ngày xưa các anh chị đối với Thầy Cô như thế nào nhưng giờ đây các anh chị rất "ngoan", dễ thương gần như tuyệt đối. Nhìn các anh chị rất tôn kính, lễ phép, thân thương với Thầy Cô như đối với hai đấng sinh thành của mình làm cho tôi càng thêm xúc động xem như 1 bài học nhân bản, 1 bài học về Đạo làm người hết sức chân thiện, toàn mỹ. Cho phép tôi hơi cách điệu 1 chút : Gương hạnh này có thể cho nhân loại trên trái đất soi chung, kể cả...."người ngoài hành tinh".

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy KHÁNG, Cô NHIÊN cùng các anh chị "đại ca, đại tỷ" đã không quên và đã tạo cơ hội cho người em út thuộc thế hệ đi sau này được tham gia những buổi họp mặt quý hiếm như vừa rồi. "Người em út" cũng không quên kính chúc toàn thể các THẦY CÔ, các anh chị cựu h/s THCVT luôn an khang, luôn thành công trong cuộc sống.

TRỌNG KÍNH
Cựu h/s THCVT
ĐOÀN MINH HÙNG
(Trong các bài viết tôi thường dùng cụm từ "muôn năm cũ" đó là tôi đã tạm "ăn mày" lời của THẦY TRẦN ĐÌNH LƯƠNG vì cụm từ này rất hay)

Date:   Mon 3/17/2014 10:18 AM Kính gởi BBT Trung học CVT
Chuyện 1001 đêm .....

Thông thường mùa xuân là mùa cây lá đua nhau đơm bông rực rỡ, từng đàn bướm xinh vây quanh sau những đêm dài vùi mình trong giấc ngủ đông, bầu trời chim én bay lượn đùa giỡn vang lên khắp nơi những tiếng kêu chiu chít v.v....Làm cho tâm hồn con người trên thế gian cùng hòa quyện mình vào cảnh vật thiên nhiên thêm phần vui tươi, yêu đời, gắng gượng quên đi những nhọc nhằn, khổ khó của cuộc sống năm cũ vừa qua......

Quy luật tạo hóa cứ xoay vần theo thời gian, thu qua, đông tàn, vui buồn, buồn vui, tan hợp ,hợp tan v.v. như những bức tranh vân cẩu trong mỗi buổi hoàng hôn tận cuối trời. Nhưng đối với riêng tôi còn có một cái gì đó rất thiêng liêng, cao thượng, thoát tục và vĩnh cữu. Ngoài tình thân quyến, cái gì đó mà tôi vừa nêu, đó là tình yêu trường cũ, tình yêu Thầy Cô, tình đồng môn làm cho tôi cứ thao thức mãi và xem như bất diệt .

Kính thưa tất cả những người "muôn năm cũ" CVT. tôi xin trân trọng thông báo: Cách đây ít hôm thầy KHÁNG, cô NHIÊN từ ĐAN MẠCH đã về đến SAIGON thăm quê hương sau nhiều ngày xa cách. Thật đáng trân quý cái tình của thầy KHÁNG, cô NHIÊN biết bao! Khi vừa đặt chân lên mảnh đất VIỆT NAM thân yêu, thầy cô đã báo tin cho các anh chị cựu h/s CVT hiện còn giữ mối liên lạc và ngỏ lời mời tham dự tiệc buffet họp mặt do thầy cô đài thọ vào buổi tối ngày 15-3-2014 tại số 1b LÝ THÁI TỔ - SAIGON. Tôi được diễm phúc tham gia nhờ anh Trần Thanh Tùng cựu h/s CVT niên khóa 1971-1977 phone tin cho biết. Buổi họp mặt gồm 21 vị, THẦY CÔ là nhân vật tâm điểm quan trọng nhất, kế đến có 2 anh TRIỆU cùng họ tên cùng chữ lót nhưng chênh lệch nhau 2 tuổi, anh THANH TÙNG, anh PHÁT thứ nam của cô giáo MY, chị KIM CƯƠNG trưởng nữ bác cảnh sát Y, "cặp đôi hoàn hảo" vợ chồng chị HOÀNG THỊ THANH PHƯƠNG, 1 chị ngày xưa gia đình có cây xăng gần sát bên rạp hát THÀNH THÁI và 1 số các anh chị mà tôi không tài nào nhớ hết tên (xin lỗi). Riêng tôi là người nhỏ tuổi nhất và cũng thuộc lớp đàn em út nhất. Điều cần thiết nhất tôi xin thông báo với các anh chị về sức khỏe của thầy cô. Cô NHIÊN vẫn ánh mắt thân thương, trìu mến như ngày nào mặc dù các học trò "quậy" khi xưa thường bạc bẽo gán cho cô là rất "dữ", cô ân cần hỏi han, bày tỏ tình cảm làm tuyến lệ của tất cả chúng tôi chực chờ rưng rưng... Cô rất ốm, tóc "muối nhiều hơn tiêu", cô không còn trẻ nữa vì tuổi tác đã trĩu nặng trên đôi vai gầy... Thầy KHÁNG tướng mạo vẫn còn phương phi, có phần "đẹp lão" hơn cô NHIÊN, điềm đạm lẫn vui tính, tóc thầy như "sương trắng miền quê Ngoại". Nhìn chung sức khỏe của thầy cô như chẳng hề gì... Email của Thầy Nguyễn tích Kháng: [email protected]

Không gian thông thoáng ngoài trời giữa thảm cỏ xanh và cây cảnh, chúng tôi chăm chú lắng nghe thầy cô thăm hỏi, kể chuyện, nhất là những kỷ niệm vui buồn của trường xưa trước 1975. Thỉnh thoảng anh TRIỆU chen vào vài câu chuyện tiếu lâm làm cho thầy cô cùng chúng tôi cười phá lên như có ai đó "chọc cù lét". Càng về khuya không khí đại gia đình chúng tôi càng thêm xích lại gần nhau hơn, đầm ấm hơn... Ban nhạc nhẹ ngoài trời vẫn chơi hết sức êm dịu với đàn thùng như một sự ngẫu nhiên đưa tâm hồn của mọi người hoài niệm xa thẳm bằng những cung bậc trầm bổng của các bài hát thập niên 50-60-70 như: besame muso, aline, love story, apres toi, back to sorriento, le beau danube bleu v.v... giống như ban nhạc Shotguns trình diễn ở phòng trà Maxims khi xưa, nay tình cờ trang sức thêm tình cảm của thầy cô và chúng tôi thắm thiết hơn...

Trong tâm trí của mọi người, ai cũng mong thời gian hãy ngừng trôi để chúng tôi bên nhau mãi mãi nhưng bóng câu vẫn thoăn thoắt vụt qua và kim đồng hồ vẫn quay đều một cách phũ phàng... Thôi thì đành chịu vậy! chúng tôi không hẹn nhưng có lẽ cùng đều hướng tâm cầu chúc thầy KHÁNG, cô NHIÊN luôn an khang, trí tuệ minh mẫn, sống lâu trăm tuổi để có thêm nhiều cơ hội họp mặt như ngày hôm nay với chúng tôi nói riêng và với chúng ta các cựu h/s CVT nói chung.

Riêng tôi luôn cầu mong các đàn anh, đàn chị, kể cả các bạn niên khóa đàn em út như tôi luôn giữ gìn những tình cảm chân thật bạn đồng môn, thương yêu giúp đở lẫn nhau khi có thể, hoặc luôn trân quý nhau dù chỉ bằng ý nghĩ cũng đủ tốt đẹp lắm rồi... Chúng ta chỉ còn tối đa trên dưới 20 năm nữa thì TRUNG HỌC CHÂU VĂN TIẾP sẽ đi vào huyền thoại, hậu duệ của chúng ta sẽ nhắc đến như một chuyện cổ tích, vì thế hệ đàn em út như tôi giờ tuổi cũng đã ngũ tuần... Xin nghiêng mình cảm ơn sự thông hiểu của các anh chị đồng môn đối với tấm lòng tha thiết bởi những lời tâm huyết tận cùng của tôi vừa nêu.

TRỌNG KÍNH
Cựu h/s CVT
ĐOÀN MINH HÙNG

Date:   Thu 2/20/2014 10:19 AM Kính gởi BBT website TH CHÂU VĂN TIẾP

Khi tôi ngồi vào bàn phím định viết tiếp chuyện 1001 đêm ..., đột nhiên thấy trên facebook của anh PHẠM HUỲNH cựu h/s của bổn Trường báo tin cựu GS TH CVT BÙI VĂN BÊ đã cưỡi hạc quy tiên hơn ba tháng nay. Buồn và xúc động quá tôi liền “xoay trục, chuyển hướng” gõ ít hàng hoài niệm về THẦY.

Gs BÊ là một trong những vị thầy đáng kính. Suốt cuộc đời ÔNG đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và tương lai tươi sáng thế hệ trẻ CVT. Dân gian VN ta có câu :
Thức đêm mới biết đêm dài
Nuôi con mới biết ơn rày mẹ cha
Khác với ngày trước thường sống hờ hững, chỉ 4 năm trở lại đây thôi tôi mới chiêu cảm được cái tình, cái công ơn của thầy cô nặng quằng sánh ngang công ơn cha mẹ kể từ khi tôi thành lập cơ sở nuôi trẻ mồ côi cùng lớp học tình thương xóa mù chữ cho trẻ em không có điều kiện đến trường và phụ đạo văn hóa miễn phí cho các h/s nghèo. Hôm nay, tuy được nổi tiếng trên diện rộng phạm vi cả nước, một “amateur teacher” nhưng tôi vẫn luôn tự nhận mình chỉ là cậu học trò nhỏ ngày nào và luôn tự nguyện nép mình vào những cây “đại thụ” của thầy cô THCVT....

Thầy BÊ cá tính nghiêm khắc nhưng rất vui nhộn (cảm nhận riêng tôi ). Chúng tôi thường mong mỏi mau đến giờ dạy của thầy, chúng tôi rất “ghiền” với những câu nói “têu tếu” gây cười để cho giờ học sôi động dễ tiếp thu bài của thầy nhưng thầy lại “cấm cười” làm trong suốt giờ học chúng tôi cứ dồn nén trong bụng, đứa này nhìn đứa kia cố nín để khi giờ ra chơi “xì hơi” cười cho “đã ".......Nhưng đừng thấy thầy dễ gần gũi, vui tính như vậy mà không chăm chỉ học hành hoặc vô kỷ luật, hãy coi chừng đôi giày bóng loáng cứng như thép của thầy và đôi ống chân của mình.....?. Tuy vậy, chúng tôi vẫn” mê tít “cái kỷ luật như trong quân đội của thầy, nhờ thế mà những học trò ngỗ ngáo như tôi cuối năm kết quả học tập được tốt hơn.

Vào khoảng năm 1976 - 1977 sau biến cố 1975, trong thể chế mới, vì chưa đào tạo kịp nhân lực của ngành sư phạm, thầy BÊ cùng với thầy NGUYỄN KHOA ĐIỀM, thầy NGUYỄN VĂN TIẾN được tăng cường về dạy trường cấp 2 - 3 VTS tại ĐẤT ĐỎ một thời gian. Kể từ đó vì gia cảnh kinh tế khó khăn phải tha phương cầu thực tôi không có dịp gặp lại các thầy nữa..... Khi viết đến đây, không biết có một xúc cảm nào đó chưa định hình được cứ mãi dâng trào, dâng trào, có thể là một sự bộc khởi của quá khứ bấy lâu ẩn tàng trong tiềm thức, cũng có thể đây là tần số cách cảm mạnh mẽ nơi thế giới tốt đẹp xa xăm nào đó mà thầy BÊ đang an ngự vọng lại.....Thời gian là liều thuốc quái ác tàn phá trí nhớ con người, nó tỷ lệ thuận với sự chất chồng của tuổi tác theo năm tháng làm nhạt nhòa những ký ức mà ta cố níu kéo, gìn giữ. Kỷ niệm của thầy BÊ rất nhiều nhưng sự hoài niệm về thầy chỉ còn sót lại chừng ấy mà thôi, không tài nào nhớ hết nổi.

Dù đường đời muôn vạn lối, nhưng tôi vẫn lạc quan rằng các cựu h/s CVT có tâm huyết đã và đang luôn gìn giữ truyền thống, thuần phong mỹ tục” uống nước nhớ nguồn - tôn sư trọng đạo “rất tốt đẹp của dân tộc VN ở khắp nơi trên thế giới.
Đạo thầy trò khắc cốt với ghi xương
Nghĩa đồng môn chặc giữ chữ miên trường

Đời người vô thường, không ai sống lâu đến 800 tuổi như ông BÀNH TỔ thời xưa (?). Thôi thì chúng ta hãy nén đau thương, nhín ít thời gian, vài phút cùng mật niệm , nguyện cầu ƠN TRÊN hộ độ cho hương linh thầy BÊ siêu thoát, an trú vào nơi an lành nhất để quên đi những khổ hải, trầm luân của kiếp người ! Tuy không còn hiện diện trên cõi đời nhưng đối với riêng tôi, hình ảnh đáng kính của thầy BÊ luôn sống mãi trong lòng các cựu h/s THCVT

THÀNH KÍNH
Cựu h/s THCVT
ĐOÀN MINH HÙNG

Date:   Mon 2/17/2014 8:14 PM

KÍNH GỞI BBT TRUNG HỌC CVT
Chuyện kể 1001 đêm CVT tiếp tục ........

Thuở xưa, cách nay 4 thập niên khi còn học CVT, những ngày nghỉ trong tuần, tôi cùng các bạn đồng học thường rủ nhau đi câu cá ở khắp bờ sông gần khu vực cầu CỎ MAY.

Nhân vật chính " thợ câu" không phải tôi mà là thằng NGUYỄN TRỌNG TRÍ (bạn thân nên gọi "thằng" gẫm không mất lịch sự cho lắm). Trí là con của 1 cô giáo dạy học tại Thị xã BÀ RỊA nhà gần BS PHONG. Sở dĩ tôi không quên đươc tên nó là vì thuở ấy tôi rất mê thơ của HÀN MẶC TỬ. Đã hẹn hôm trước, sáng đến chúng tôi tụ họp, mỗi đứa 1 cần câu, 1 lon "mồi" đèo nhau trên xe đạp thẳng tiến... Sau khi vòng vo, cuối cùng cũng chon được điểm tốt, chúng tôi dấu "xế" vào nơi an toàn, kín đáo, uống vài ba ngụm nước, bắt đầu móc mồi thả câu. Không phải chúng tôi đi "câu thời, câu vận" như ông LÃ VỌNG bên bờ sông VỊ mà đi câu với niềm say sưa, thích thú riêng khi nhìn thấy những con cá xấu số, tham ăn cắn mồi giựt giựt... và sung sướng reo hò khi cá mắc câu bị giở hỏng lên khỏi mặt nước giãy giụa, đau đớn trong tuyệt vọng giữa bạt ngàn cây mắm, cây đước bị thủy triều dâng ngập hơn nửa thân.

Đối tượng câu của chúng tôi là những chú cá bống nhỏ vì ở khúc sông này các chú sinh sôi nảy nở rất nhiều. Thằng TRÍ đúng là tay "sát cá" thượng thặng, trong khi bọn tôi loay hoay trong 1 tiếng đồng hồ chỉ câu được vài ba con lẻ tẻ thì nó đã được 1 vợt kha khá (khoảng 30-40 con). Trước khi đi chúng tôi có thầm nhủ với nhau: "nếu không được con nào chắc có lẽ chiều ghé chợ MỚI lén mua 1 xâu cá đối mang về cho nó hách và không mắc cở với mọi người"

À, tôi xin nói rõ về cách câu cá bống không giống như những khi câu cá rô, cá sặt ở các ao rau muống phía sau khách sạn HẢI THIÊN hoặc ở xóm CÁT đâu nhé. Câu cá bống trên dây câu không cần phao mà phải đúng kỷ thuật đặc trưng của nó, ai đã từng kinh qua sẽ biết. Kỹ thuật như thế này: Móc mồi vào lưỡi câu xong, thả xuống cho sâu, kéo nhè nhẹ lên xuống nhịp nhàng liên tục và đi tới tới đều bước miễn sao cho lưỡi câu không lên khỏi mặt nước cho đến khi cảm giác đầu cần câu bị trì xuống nặng nặng thì ta mới giựt lên có thể đã dính được cá, còn nhịp hoài mà không có cảm giác ấy thì hãy thỉnh thoảng giở lên xem chừng đã bị mất mồi...

Có 1 lần, khi đi câu chúng tôi được dịp "hôi cá" vào đúng lúc người ta xổ đùng (Đùng là nơi người ta be bờ, ngăn đập trên khúc sông lợi dụng thủy triều lên xuống của vùng nước lợ, người chủ nơi đây đặt những dụng cụ mà các loài thủy tộc vào đươc nhưng ra không được, lâu lâu xổ ra bắt cá 1 lần). Khi đùng đã cạn nước chỉ còn những dòng chảy nhỏ, cá lớn, cá bé và những sinh vật khác đổ dồn về những dòng chảy nhỏ đó, chủ đùng và nhân công phấn khởi đón bắt chúng bằng những chiếc thùng to hoặc bằng những chiếc vợt v.v...Chúng tôi là những tay hôi cá nên không được đi đằng trước và chỉ được bắt những con mà người chủ không thấy còn sót lại (cho phép) đằng sau.

Cả buổi chiều hôm ấy chúng tôi rất vui mặc dầu rất đuối khi phải chụp tới, chụp lui, trườn tới, trườn lui mà sình thì ngập có chổ khỏi lưng quần, mệt ứ hơi. Có 1 điều, những ai đi hôi cá như chúng tôi hãy nên cẩn thận với chiếc "tà lỏn" của mình khi leo xuống "bơi" giữa bùn lầy như thế, lưng quần phải thật chặt, muốn an toàn phải cột thêm "kẽm" nhé, nếu không thì đến lúc lên bờ sẽ không còn cái gì để che thân... có thể còn "tệ hơn vợ thằng Đậu" đấy!

Không hiểu sao thời đại ấy người dân THỊ XÃ BÀ RỊA lại sang thế! Khi đem "chiến lợi phẩm" hôi được là 1 thùng cá sòng con nào con nấy to bằng ba ngón tay, tươi rói, tách mang ra đỏ au, vậy mà nhà thằng TRÍ chê không ăn, chúng tôi đem nài ép bán rẻ cho hàng xóm chung quanh cũng không ai thèm mua, người ta chê cá sòng có vi nhọn, cứng, 2 bên thân có hàng vảy cứng và thịt không ngọt béo bằng cá bông lau, cá chét, cá dứa v.v... Thất vọng quá lớn, chúng tôi đành thui thủi đem cho 1 nhà bên cạnh chuyên nuôi heo...! Dù sao chúng tôi cũng không buồn lắm vì những cuộc vui như thế này ít nhiều gì cũng làm tăng thêm kiến thức, hiểu biết những loài sinh vật sông, biển áp dụng vào môn học van vật mà cô VÂN đang dạy chúng tôi.

Đây là một trong những kỷ niệm rất đẹp thời áo trắng, quần xanh với các bạn đồng môn CVT. Tôi cũng không quên cảm ơn Đất-Trời BÀ RỊA cùng những dòng sông ngày xưa đã cho tôi và các bạn những điều lý thú, kỳ diệu không thể nào quên...

THÂN KÍNH
Cựu h/s THCVT
ĐOÀN MINH HÙNG

Date:   Sat 1/25/2014 9:10 AM

KÍNH GỞI BAN BIÊN TẬP VÀ CÁC ANH CHỊ CỰU H/S THCVT KÍNH MẾN
Tôi xin hân hoan thông báo cùng các anh chị một tin mừng khôn xiết. Cách nay 2 tháng, nhờ trang mạng CVT này, tôi đã liên lạc được bằng email với giáo sư TRẦN ĐÌNH LƯƠNG hiện định cư tại nước ÚC. Vị GS đáng kính của chúng ta hiện nay vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và giàu sức sống. Thầy có mail cho tôi 1 tấm hình mới nhất chụp chung với các học trò cũ trên bàn tiệc vui, nếu là người lạ tôi đoan chắc 100% không ai phân biệt được ai là thầy ai là trò vì thầy vẫn rất trẻ trung, phong độ, thông thái lạ lùng. Đây là một niềm vui chung cho chúng ta phải không các anh chị? Hơn nữa, lời lẽ, văn phong của những bài mail mà THẦY gởi cho tôi rất truyền cảm, súc tích, rất xứng đáng là một người THẦY muôn thuở, rất xứng đáng là người THẦY "muôn năm cũ" của THCVT.

Điều đặc biệt, nhân dịp có 1 người học trò xưa của THẦY về thăm quê hương sau bao ngày xa cách, chính THẦY đã khuyến khích vị này ghé thăm hỏi và tham quan cơ sở từ thiện của tôi để hảo tâm giúp đở ít, nhiều ...