Chỉ ra và phân tích hiệu qua của một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên

Bài viết cung cấp cách viết bài phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn thơ, đoạn văn giúp các bạn học sinh rèn luyện tốt kỹ năng nghị luận văn học.

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ BIỂU ĐẠT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG ĐOẠN THƠ, ĐOẠN VĂN

A. Cách làm chung

1. Mở đoạn

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, câu thơ, đoạn thơ (câu văn, đoạn văn) cần phân tích tác dụng của biện pháp tu từ. (Nghĩa là trả lời cho câu hỏi: Câu thơ, đoạn thơ (câu văn, đoạn văn) đó nằm trong văn bản nào, của tác giả nào?)

– Giới thiệu, gọi tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ, đoạn thơ (câu văn, đoạn văn).

– Nêu cảm nhận chung.

Ví dụ: Cảm nhận của em về cái hay trong cách sử dụng các biện pháp tu từ ở hai câu đầu bài Cảnh khuya.

Tham khảo:

Cách 1: Trong hai câu đầu của bài “Cảnh khuya”, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp so sánh và điệp ngữ thật đặc sắc và ý nghĩa.

Cách 2: Trong văn bản “Cảnh khuya”, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng các biện pháp so sánh, điệp ngữ đặc sắc, giàu ý nghĩa ở hai câu đầu.

Cách 3: Trong văn bản “Cảnh khuya”, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng các biện pháp so sánh, điệp ngữ đặc sắc, giàu ý nghĩa để miêu tả vẻ đẹp bức tranh cảnh khuya núi rừng Việt Bắc ở hai câu đầu.

2. Thân đoạn: Gồm các bước:

a. Bước 1: Chỉ ra biểu hiện cụ thể của phép tu từ. Nghĩa là chỉ rõ, biện pháp tu từ đó đó được tác giả sử dụng như thế nào trong câu thơ, đoạn thơ.

Chẳng hạn:

          + Nếu là so sánh thì so sánh cái gì với nhau?

          + Nếu là ẩn dụ thì phải chỉ ra được hình ảnh ẩn dụ là hình ảnh nào?

          + Nếu là nhân hóa thì cái gì được nhân hóa?

          + Nếu là điệp từ thì phải chỉ ra là điệp từ nào? Điệp bao nhiêu lần?

Ví dụ: Với đề trên

– So sánh: Tiếng suối – tiếng hát

– Điệp từ “lồng”

b. Bước 2: Nêu rõ tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó

* Dựa vào đặc điểm của các biện pháp tu từ để nêu tác dụng

Chẳng hạn:

+ Nếu là so sánh, thì phải chỉ rõ

          Giá trị gợi hình: Hình ảnh so sánh giúp người đọc có sự hình dung như thế nào?

          Giá trị gợi cảm: Từ hình ảnh so sánh, người viết đã bày tỏ thái độ và tình cảm gì?

+ Nếu là nhân hóa:

          Làm cho sự vật vô tri, vô giác bỗng trở nên gần gũi, quen thuộc, sống động, có hồn, có cảm xúc

          Thể hiện tình cảm của người viết một cách sâu sắc và tế nhị

+ Nếu là điệp từ: nhấn mạnh, làm nổi bật sự vật, tính chất, đặc điểm của sự vật.

Lưu ý: nếu đoạn văn, đoạn thơ sư dụng nhiều biện pháp nghệ thuật thì:

+ Lần lượt chỉ ra và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của từng biện pháp

+ Khái quát hiệu quả chung của các biện pháp nghệ thuật đó trong toàn đoạn

Ví dụ: Đối với đề trên, có thể chỉ ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật như sau:

+ Biện pháp so sánh: Tiếng suối như tiếng hát

Cách so sánh này giúp ta hình dung được: âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại êm ái, trong trẻo, ngọt ngào như tiếng hát của con người.

 Đọc câu thơ, người đọc như cảm nhận được, tiếng suối vô hồn, lạnh lẽo bỗng trở nên sống động, có hồn.

 So sánh kết hợp với nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm nổi bật sự yên tĩnh, vẻ đẹp tĩnh lặng của đêm trăng rừng. Tiếng suối được ví như tiếng hát cho thấy con người là trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Không gian chìm trong yên tĩnh mà vẫn mang hơi ấm của con người, vẫn ấm tiếng người, tiếng hát. Làm cho cảnh núi rừng đêm khuya mà xiết bao gần gũi, yêu thương, đêm chiến khu mà bình yên quá đỗi.

=> Như vậy, chỉ bằng biện pháp so sánh ở câu thơ đầu, Hồ Chí Minh đã gợi vẻ đẹp đêm trăng rừng Việt Bắc qua ấn tượng âm thanh.

+Điệp từ: Từ lồng được nhắc lại 3 lần trong một câu thơ

 Giúp ta hình dung: ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ lồng vào những bông hoa hay ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ in hình xuống mặt đất như những bông hoa xinh xắn tạo nên bức tranh trăng lung linh, huyền ảo.

Điệp từ “lồng” có tác dụng làm cho cảnh vật đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối lung linh ánh sáng. Nét đậm là dáng hình cổ thụ trên cao lấp lánh ánh sáng, nét nhạt là bóng cây là lung linh xao động trên mặt đất.

Điệp từ “lồng” còn có tác dụng, làm cho ba vật thể (Trăng, cổ thụ, hoa) vốn dĩ cách xa nhau đan cài quấn quýt, hoà quyện vào nhau, soi sáng cho nhau rất hữu tình.

Lưu ý: nếu người đưa ra đoạn văn, đoạn thơ là một nhân vật trong tác phẩm thì sau khi phân tích xong tác dụng, phải chỉ ra tình cảm của người đó trước khi đánh giá tác giả.

c. Bước 3: Đánh giá tác giả: tài năng và tấm lòng.

Ví dụ: Với đề trên

– Tài năng: Các biện pháp tu từ đó góp phần tạo nên bức tranh trăng đêm rừng Việt bắc rất đẹp, nên thơ, lung linh ánh sáng.

– Tấm lòng: Qua đó cho thấy tâm hồn nhà thơ- tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tình yêu thiên nhiên say đắm.

3. Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ của em về biện pháp tu từ được sử dụng.

Xác định hai phép tu từ nổi bật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ vừa chép rồi phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ này trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa.Cho hai

câu. thơ: “Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao”

Tổng hợp câu trả lời (1)

Biện pháp nghệ thuật và tác dụng: - Biện pháp nghệ thuật: 2 phép tu từ nổi bật lá so sánh, điệp ngữ - Tác dụng của phép so sanh: + “Vì sao” là hình ảnh trường tồn, vĩnh cửu được so sánh với đất nước. Từ “cứ” chỉ sự tiếp diễn, lặp lại kéo dài mãi. + Sự trường tồn, vĩnh cửu, sức sống bền bỉ, mãnh liệt, khí thế đi lên của dân tộc. - Tác dụng của phép điệp ngữ: Điệp ngữ “Ta làm” khẳng định ước nguyện được cống hiến chân thành, tha thiết, mãnh liệt. Đó lả ước nguyện và khát khao sống có ích, khiêm nhường => Lẽ sống đẹp...

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Hình ảnh con kiến tha chiếc lá làm nhân vật tôi có cảm nghĩ gì
  • Ghi lại một câu rút gọn và một câu có lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích. : Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: ... “Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó...” (Những ngôi sao xa xôi, SGK Ngữ văn 9)
  • Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên? Cho đoạn văn sau: “...Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biểt cải yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đấy, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm”người lắm? Anh thanh niên bật cười khanh khách: - Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-Xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu găn liên với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất...” (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9)
  • Đọc truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, tuổi trẻ chúng ta cảm nhận được bao điều bổ ích, thú vị: cuộc đời thật đẹp và đáng yêu; chung quanh ta có biết bao con người đẹp, tâm hồn họ, việc làm của họ làm ta cảm phục, kính yêu. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Liên hệ với thực tế cuộc sống hiện nay.
  • Hướng dẫn viết bài về Nghị luận về tư tưởng đạo lý và hiện tượng xã hội
  • Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
  • Em hãy chép khổ thơ có các hình ảnh được nói đến từ lời giải thích của tác giả? Đọc và trả lời các câu hỏi sau: Trong một phỏng vấn gần đây về bài thơ “Sang Thu”, Hữu Thỉnh đã giải thích: “Sấm là những khó khăn thử thách mà dân tộc Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Còn hàng cây là hình ảnh đất nước, dân tộc ta vững vàng vượt qua thử thách. Trải qua bao thử thách ác liệt của bom đạn, chúng ta không còn sợ bất cứ thế lực nào, vững vàng vượt ỉên phía trước trong công cuộc xây dựng đất nước.”
  • Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng gì?
  • Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: "Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...Lại còn bao nhiêu người làng tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?" (Trích Ngữ văn 9 – tập 1)
  • Nêu rõ các tình huống có trong tác phẩm trên. Trong bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị”, vua Lê Thánh Tông (Tư Thành, 1460-1497) viết: “Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương, Miếu ai như miếu vợ chàng Trương. Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ, Cung nước chi cho lụy đến nàng. ”