Cho các hoạt động sau có bảo nhiều hoạt động góp phần bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể người

Thể dục thể thao (TDTT) luôn đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và tuổi thọ của mỗi người, phòng ngừa được nhiều bệnh tật. Đối với bệnh tim mạch các nhà khoa học cũng đã có khá nhiều nghiên cứu minh chứng cho lợi ích to lớn của việc tập luyện TDTT trong việc phòng cũng như chống lại các bệnh lý tim mạch và những biến cố nguy hiểm do nó gây ra. Vấn đề đặt ra là làm sao chúng ta tập luyện đúng cách và khoa học nhằm đem lại lợi ích thực sự cho sức khỏe tim mạch.

Vì sao tập luyện TDTT có lợi cho tim mạch?

Một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Circulation sự khác nhau về mức độ luyện tập thể dục có thể ảnh hưởng lên nguy cơ tim mạch như thế nào? Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo ảnh hưởng của cường độ luyện tập: nhẹ, trung bình, nặng… nay nghiên cứu này đánh giá thời gian luyện tập lên sức khỏe của tim mạch. Sau khi phân tích 33 nghiên cứu, người ta thấy rằng những người tham gia luyện tập thể lực mức độ trung bình 150 phút tuần đã giảm 14% nguy cơ bệnh tim mạch, còn những người luyện tập 300 phút tuần giảm 20%, khi so sánh với những người không luyện tập gì cả. Với những người luyện tập hơn 300 phút/tuần thì thậm chí chỉ giảm nguy cơ tim mạch dưới 20%, trong khi những người có luyện tập thể lực (nhưng ít hơn 150 phút/tuần) thì vẫn có thể giảm được nguy cơ tim mạch đáng kể hơn những người không luyện tập gì cả. Những kết quả trên cho thấy tất cả mọi loại luyện tập thể lực đều giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ bệnh tim.

Tuy nhiên, những người lớn tuổi càng luyện tập nhiều và đều đặn thì càng tốt cho sức khỏe. Vì có luyện tập là có lợi cho sức khỏe, nên mọi người cần phải cố gắng luyện tập thể thao để đạt được ít nhất 150 phút/tuần, nếu không nhiều hơn được, để có lợi trên tim mạch tốt nhất. Ngoài ra, mọi dạng của hoạt động thể lực từ lau nhà, đi bộ, chạy bộ đều có lợi cho tim mạch. Hoạt động thể lực thúc đẩy rất nhiều lợi ích cho cơ thể như giảm cân, hạ huyết áp và giảm căng thẳng. ..tất cả những lợi ích trên đều ảnh hưởng tốt lên sức khỏe tim mạch.

Trái tim của chúng ta, khi được tập luyện thường xuyên sẽ đập chậm hơn khi phải vận động mạnh. Ngoài ra, cơ bắp của một người siêng năng tập luyện sẽ ít mệt mỏi, tạo nên cảm giác khỏe khoắn lâu dài. Không chỉ vậy, tập thể thao giúp bạn tránh được quá trình tích tụ mỡ của cơ thể, vốn được xem là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Ngoài ra, động mạch vành cũng giãn nở dễ dàng, giúp tim hoạt động hiệu quả.

Cho các hoạt động sau có bảo nhiều hoạt động góp phần bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể người

Trái với suy nghĩ khá phổ biến “bệnh nhân tim mạch cần nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường”, những bệnh nhân bị bệnh tim có tập luyện thường xuyên đã cảm thấy tâm lý sảng khoái hơn, sự tự tin và chất lượng cuộc sống gia tăng. Họ cũng ít bị các triệu chứng, ít đi khám bác sĩ và khả năng trở lại làm việc nhiều hơn. Như vậy, rõ ràng vận động hợp lý đã đóng góp nhiều cho quá trình phục hồi chức năng tim mạch của các bệnh nhân.

Nếu bạn không thể sắp xếp thời gian để luyện tập mỗi ngày 30 phút thì có thể leo cầu thang bộ thay vì đi thang máy, hoặc cố gắng đi bộ nhiều hơn. Bởi khi tập thể dục sẽ làm tăng sức chịu đựng thiếu oxy, giảm nhu cầu đòi hỏi về oxy của cơ tim; khai thông những mạch kém hiệu năng hoạt động trong cơ tim. Ngoài ra, hoạt động thể lực làm cho động mạch mềm mại, tăng đàn hồi, dẻo dai hơn; các tĩnh mạch đưa máu về tim nhanh chóng và đều đặn hơn; đẩy máu nhiều hơn đến não, phổi, thận, gan và các cơ bắp…

Người bệnh tim mạch cần tập như thế nào?

Tại Ireland và các nước châu Âu, tập thể dục thường được xem là nhân tố trung tâm trong những chương trình hồi phục tim mạch. Trước khi tham gia tập luyện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ đo đạc cẩn thận các chỉ số để xếp loại nguy cơ thấp, trung bình hay cao nhằm chọn lựa được một chế độ tập luyện phù hợp nhất. Với những bệnh nhân vừa trải qua một cơn “thập tử nhất sinh” vì bệnh tim mạch, việc vận động sẽ được phân ra theo giai đoạn cụ thể, phụ thuộc vào chương trình vật lý trị liệu và phục hồi chức năng do bác sĩ và các kỹ thuật viên đưa ra. Tại các nước có điều kiện, bệnh nhân sẽ được tổ chức những lớp học để tập luyện theo nhóm cùng nhau.

Với những người có vấn đề về bệnh tim mạch, cần đến khám bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về một chế độ tập luyện với cường độ phù hợp. Tốt nhất là chỉ chọn những môn thể thao không đòi hỏi nhiều thể lực như đi bộ, chạy bộ (chậm), bơi lội, thể dục nhẹ nhàng… Đặc biệt, cần khởi động kỹ tối thiểu 15 phút để các hệ cơ-xương-khớp, hệ tuần hoàn và hô hấp có thể thích nghi với nhịp độ vận động. Bệnh nhân tim mạch cần tránh tập luyện với tinh thần của một “đấu sĩ” vì gắng sức quá sẽ có thể gây nguy hiểm.

Đối với những người thể trạng yếu có thể tập các môn thể thao như đi bộ, chạy chậm đều, đi xe đạp, bơi lội… theo phương thức luyện tập vài phút thì tạm nghỉ bằng thời gian tập hoặc nghỉ gấp đôi thời gian tập, tiếp tục lặp đi lặp lại như thế trong tổng thời gian khoảng 30-40 phút cho một lần tập luyện. Tiến hành tập luyện như thế đến khi thể lực được tăng cường mới lại kéo dài thời gian tập. Điều quan trọng trong tập luyện thể thao không phải là tập nhiều, hết sức mà là duy trì đều đặn, thường xuyên một cách có hệ thống và phù hợp với thể lực của mình.

Một số hình thức thể dục phù hợp đối với người bệnh tim:

Đi bộ: muốn đạt lợi ích thật sự cho tim mạch thì nên đi hơi nhanh, hơi rảo bước để cho mạch nhanh lên. Sau đó thong thả đi chậm. Nếu thấy ra chút mồ hôi và hơi thở gấp một chút là tốt. Có thể đi bộ nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày rảo bước độ 30 - 60 phút là đủ.

Chạy: là cách tập luyện rất tốt cho người bệnh tim. Mỗi buổi tập nên bắt đầu chạy chậm, sau đó nhanh dần nhưng vừa sức và đều đặn. Khi thấy mệt thì chạy chậm dần lại trước khi ngừng hẳn.

Những buổi tập đầu tiên nên chạy những quãng đường ngắn, vài trăm mét hoặc người yếu thì vài chục mét, nhưng sau đó sẽ tăng dần lên. Có thể mỗi tuần chỉ chạy ba - bốn lần, với điều kiện tổng số chiều dài quãng đường được nâng dần lên.

Tránh chạy ở những nơi không khí ô nhiễm. Theo nghiên cứu, những người hít thở không khí ô nhiễm trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ chết vì bệnh tim cao hơn người sống trong môi trường trong lành đến 76%.

Bơi: rất thích hợp với điều kiện là bơi thư thả nhẹ nhàng, không bơi nhanh và lặn vì việc nín thở rất nguy hiểm cho tim mạch.

Bóng bàn, cầu lông: môn thể thao nhẹ rất an toàn. Chơi tùy sức, nhẹ nhàng, đừng cố gắng nhưng không được chơi kéo dài trên một giờ.

Khí công, yoga: có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe toàn thân, đặc biệt là tim mạch vì nó ảnh hưởng tốt đến tâm lý, tạo sự lạc quan và tự tin cho người tập.

Để không sợ tập quá sức, người tập có thể đo nhịp tim theo công thức: (220 - số tuổi) x (60% hoặc 70%). Ví dụ người 50 tuổi thì phải có nhịp tim tối đa trong lúc vận động là: (220 - 50) x 70% = 119 lần/phút.

Bạn cần đảm bảo thực hiện tốt khâu khởi động và hồi tĩnh. Nếu chưa khởi động tốt đã tiến hành luyện tập với cường độ lớn sẽ dễ bị thiếu máu cơ tim dẫn đến đau tim. Cũng tương tự như vậy, nếu chưa hồi tĩnh đã dừng hoạt động đột ngột cũng làm tim khó thích nghi ngay, thậm chí gây ra những phản ứng xấu. Cần chú ý phản ứng của nhịp tim và huyết áp. Nên tiến hành đo nhịp tim và huyết áp trước mỗi lần vận động, trong khi tập luyện với lượng vận động cao nhất và 2 phút sau khi dừng tập (đếm mạch đập trong 15 giây rồi nhân với 4), lấy đó làm các chỉ tiêu để đánh giá lượng vận động với phản ứng của cơ thể.

Cần lên kế hoạch tập luyện và ghi chép nhật ký luyện, lượng vận động và cảm giác của chính mình... làm cơ sở điều chỉnh và tổng kết kinh nghiệm, để việc tập luyện phát huy hết tác dụng, giúp sức khỏe ngày càng được tăng cường./.

Trái tim của chúng ta phải làm rất nhiều việc và dường như chẳng có lúc nào ngơi nghỉ. Tim bơm máu khắp cơ thể trong suốt 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm. Để tim hoạt động hiệu quả, bạn cần tránh xa những thói quen không tốt dưới đây. 

Cho các hoạt động sau có bảo nhiều hoạt động góp phần bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể người

Duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học, bạn sẽ có một trái tim khỏe mạnh

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Đáng lo là, bệnh có xu hướng gia tăng ở độ tuổi 30 – 45. Điều đó cho thấy đây không còn là bệnh của người cao tuổi. Chính lối sống cũng như những thói quen có hại cho sức khỏe tim mạch là nguyên nhân khiến số ca mắc bệnh tim mạch tăng đều mỗi năm.

Nghiên cứu cho thấy, việc từ bỏ các thói quen, hành vi không tốt cho tim đã góp phần rất lớn làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là 18 thói quen xấu đang làm tổn thương trái tim mà bạn cần thay đổi càng sớm càng tốt. 

Hãy nghĩ xem mỗi ngày bạn ngồi mấy giờ?! Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc ngồi một chỗ trong thời gian dài có thể làm tăng 14% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đồng thời tăng nguy cơ tử vong sớm lên 40%. Do đó, nếu đặc thù công việc khiến bạn buộc phải ngồi nhiều, hãy cố gắng đứng lên đi lại sau mỗi 1 – 2 giờ. Một vài động tác vận động giữa giờ làm việc cũng có tác dụng giúp lưu thông máu rất tốt.

Rất nhiều người có sở thích xem tivi nhiều giờ liền, thậm chí thâu đêm suốt sáng. Họ không biết rằng xem tivi hơn 4 giờ mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong sớm lên 50% so với những người xem ít hơn 2 giờ/ngày. Cho nên, bạn có thể thưởng thức chương trình truyền hình mình yêu thích, sau đó tắt tivi và chuyển sang các hoạt động khác như nghe nhạc, dọn dẹp nhà cửa, tập yoga… 

Nếu ở cơ quan, công việc của bạn là gắn với máy vi tính, về nhà bạn lại ôm tivi, đi lại thì bằng xe máy (hay ô tô) và không tập luyện một môn thể dục thể thao nào thì thực sự là bạn đang có lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực. 

Các bác sĩ tim mạch đã khẳng định, lối sống tĩnh tại là một trong các nguyên nhân hàng đầu của béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch (nhồi máu cơ tim cấp, tai biến mạch máu não), ngược lại, “Hoạt động thể lực giúp đem lại lợi ích cả về sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp dự phòng đái tháo đường, ung thư và loãng xương, làm giảm huyết áp và ngăn ngừa các bệnh tim mạch”. Chỉ cần tập thể dục 15 phút mỗi ngày đã giúp giảm 14% tỷ lệ tử vong và nếu tập thêm 15 phút nữa mỗi ngày sẽ giúp tỷ lệ tử vong giảm thêm 4%. 

Để giữ gìn sức khỏe và bảo vệ trái tim của bạn, các bác sỹ tim mạch khuyên bạn nên tập thể dục mức độ từ vừa (như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội …) ít nhất 5 ngày /tuần, mỗi ngày ít nhất 30 phút.

Cho các hoạt động sau có bảo nhiều hoạt động góp phần bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể người

Ngồi quá lâu và xem tivi quá nhiều sẽ cản trở lưu thông máu, không tốt cho sức khỏe tim mạch

Nếu thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt cừu…) xuất hiện trong khẩu phần ăn của bạn đều đặn mỗi ngày, đã đến lúc bạn cần cắt giảm lượng thịt. Các cuộc nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan mật thiết giữa việc ăn nhiều thịt đỏ và bệnh tim mạch, đó là do trong thịt đỏ có chứa nhiều các chất béo bão hòa. Khi bạn ăn nhiều thịt đỏ (nhiều chất béo bão hòa),  lượng LDL-C ( loại mỡ xấu )  trong cơ thể sẽ tăng cao làm hình thành các mảng xơ vữa (mảng bám) ở thành động mạch và gây hẹp tắc lòng mạch. Vì vậy, các chuyên gia Tim mạch khuyên chúng ta nên ăn cá, thịt gia cầm (phần thịt lườn gà, vịt, chú ý bỏ lớp da) thay thế cho các loại thịt đỏ. Ngoài ra bạn nên thay thế một phần mỡ động vật bằng các loại dầu (ô liu, hướng dương, dầu mè, dầu gạo..), các loại hạt, các loại đậu, quả bơ…, đây là các thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe tim mạch. 

Không thể phủ nhận sức quyến rũ đến từ xúc xích nướng, gà rán, giăm bông… nhưng thật không may, chúng vô cùng tồi tệ đối với trái tim của bạn. Đây là các thực phẩm có chứa nhiều muối ăn và đặc biệt là chất béo dạng trans (loại mỡ xấu nhất đối với tim mạch). Các bác sĩ tim mạch khuyên chúng ta ăn càng ít chất béo dạng trans thì càng tốt và tốt nhất là không ăn chất béo dạng trans.

Hạn chế tối đa thực phẩm chế biến sẵn trong thực đơn hàng ngày là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nếu bạn là tín đồ của các món ăn chứa nhiều đường như bánh ngọt, chè, kem… hãy kìm nén mỗi khi cơ thể nổi hứng “thèm đường”. Bởi lẽ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người tiêu thụ 17 – 21% tổng lượng calo từ đường mỗi ngày có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 38% so với người ăn ít đường. Vậy giải pháp cho bạn là gì? Chỉ còn cách cắt giảm đồ ngọt, đặc biệt các loại thực phẩm có chứa đường tinh luyện như nước ngọt, bánh ngọt,  kẹo, trà sữa, các loại chè ngọt….Bánh mì trắng, gạo trắng cũng là các thực phẩm có chỉ số đường cao, vì vậy các bạn nên hạn chế và nên thay thế bằng bánh mì đen, gạo còn nguyên vỏ (gạo lứt).

Cho các hoạt động sau có bảo nhiều hoạt động góp phần bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể người

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường vì chúng gây hại cho trái tim của bạn

Sau khi ăn một bữa khiến dạ dày quá tải, dường như trong bạn chỉ có cảm giác “tội lỗi” vì lo cân nặng tăng nhanh. Tuy nhiên, việc ăn quá no còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn thế. Các chuyên gia khẳng định, một bữa ăn quá no là nguyên nhân gây ra các cơn đau tim hoặc suy tim – đặc biệt nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Chuyên gia lý giải điều này như sau: Khi bạn nạp nhiều thức ăn cùng một lúc, dạ dày và hệ tiêu hóa sẽ phải tăng làm việc, do vậy cơ thể phải tăng vận chuyển máu từ tim đến hệ tiêu hóa. Điều này làm quả tim phải làm việc nhiều hơn bình thường và do vậy làm khởi phát cơn suy tim hoặc cơn đau ngực do thiếu máu cơ tim (nhất là ở những người đã có bệnh mạch vành hoặc suy tim trước đó).

Mặc dù rượu vang đỏ đã được chứng minh là có lợi cho tim mạch, nhưng không phải ai cũng có thể uống, nhất là khi uống với lượng nhiều hơn khuyến nghị. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người uống 10 ly rượu trở lên mỗi tuần sẽ tử vong sớm hơn từ 1 – 2 năm so với những người uống ít hơn 5 ly mỗi tuần. Nguyên nhân là rượu chứa chất có khả năng gây độc cho tim, làm suy yếu cơ tim, tăng nguy cơ mắc chứng loạn nhịp tim như rung nhĩ.

Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn ăn ít hơn 6g muối/ngày. Mọi nghiên cứu đều chứng minh, tiêu thụ hơn 6g muối/ngày sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim và Tăng huyết áp, . Để cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, ngoài việc nêm nhạt khi chế biến, bạn cần hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều muối như các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, khoai tây chiên, các loại nước sốt…, tăng ăn các đồ luộc, hạn chế đồ kho, xào rán… 

Các nhà khoa học  đã chứng minh ăn nhiều  rau và trái cây có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch. Trong rau, củ và quả tươi có chứa nhiều Kali, đây là thành phần có tác dụng giảm huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ. Trong rau, củ, quả cũng có chứa nhiều chất xơ có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường, giảm cholesterol trong máu và do đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. 

Nếu bạn thuộc tuýp người ít ăn trái cây và rau, hãy bỏ ngay thói quen xấu này. Chỉ với 500g trái cây và rau, củ mỗi ngày, bạn đã giảm được 20% nguy cơ tử vong vì bệnh tim. Ngoài ra, nên ăn đa dạng các loại rau, củ, quả: rau lá xanh đậm, các loại củ,  nhóm trái cây màu cam / vàng/ xanh…. Trong các loại củ (khoai lang, khoai tây) có chứa rất nhiều xơ min, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa. 

Cho các hoạt động sau có bảo nhiều hoạt động góp phần bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể người

Chế độ ăn thân thiện với trái tim gồm nhiều rau xanh và trái cây, cắt giảm tối đa thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, thực phẩm nhiều muối và chất béo bão hòa

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng,  không ăn cá hoặc ăn quá ít thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên rõ rệt. Ăn cá ít nhất một lần một tuần sẽ giúp giảm 16% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tác dụng bảo vệ của cá đối với bệnh tim mạch là do trong cá có hàm lượng cao các axit béo n-3  (omega 3). Các bác sĩ tim mạch khuyên bạn nên ăn cá từ 1-2  lần trong một tuần và trong đó có 1 bữa là loại cá có nhiều mỡ.

Bạn sẽ bất ngờ khi biết thông tin: Những người bị bệnh nướu răng có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và các bệnh lý tim mạch khác. Nguyên nhân là bệnh nha chu làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim. Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, bác sĩ khuyên bạn nên đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn và đến gặp nha sĩ ngay khi gặp phải các vấn đề răng miệng.

Những người ngủ ngáy thường cho đây là tình trạng bình thường và không nguy hại cho sức khỏe. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra, chứng ngáy ngủ có thể là dấu hiệu của tình trạng dày lên hoặc bất thường ở các động mạch cảnh (nằm ở cổ và dẫn máu đến đầu, não, mặt), có nguy cơ gây hại cho tim. Chính vì thế, hãy điều trị ngay nếu bạn bị chứng ngưng thở khi ngủ, kèm theo tăng huyết áp hoặc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch.

Mức độ căng thẳng cao có thể tác động tiêu cực đến trái tim bạn – đặc biệt là khi bạn để stress tích tụ theo thời gian. Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất gọi là cortisol – yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do nó làm tăng huyết áp, tăng cholesterol và lượng đường trong máu. Bạn không nhất thiết phải tránh xa stress hoàn toàn, nhưng hãy học cách kiểm soát nó bằng cách thư giãn và nghỉ ngơi sau những giờ làm việc bận rộn, tập thiền/yoga để cân bằng tâm trí.

Nếu biết mình đang bị trầm cảm nhưng lần lữa chưa đi gặp bác sĩ tâm lý, bạn đang gián tiếp làm tổn thương trái tim mình. Thống kê cho thấy những người bị trầm cảm hoặc xuất hiện các triệu chứng trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Nếu chứng trầm cảm được điều trị đúng cách, nguy cơ này sẽ giảm xuống một nửa. Do đó, bạn đừng chủ quan với bất kỳ biểu hiện nào cho thấy mình có khả năng bị trầm cảm.

Có nhiều lý do giải thích tại sao bạn không nên để cơn tức giận ảnh hưởng đến sức khỏe, một trong số đó là nó có thể làm tổn thương trái tim. Khi bạn tức giận quá độ, tim sẽ đập nhanh hơn, hơi thở gấp gáp hơn. Nếu không được kiểm soát kịp thời, cơn nóng giận sẽ làm tăng nguy cơ đau tim, thậm chí đột quỵ. Do vậy, dù với bất kỳ lý do gì, bạn cũng đừng để cơn giận làm tổn hại sức khỏe bản thân.

Cho các hoạt động sau có bảo nhiều hoạt động góp phần bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể người

Học cách kiểm soát căng thẳng, mệt mỏi để tránh làm tổn thương tim

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Một người hút thuốc sẽ bị giảm khoảng 10 năm tuổi thọ so với người không hút thuốc. Hút thuốc dù ít cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tác hại của hút thuốc không chỉ phụ thuộc vào liều lượng mà còn phụ thuộc vào thời gian hút. Tất cả các loại thuốc gồm toàn bộ các loại thuốc lá (kể cả loại có nồng độ Nicotin thấp, có đầu lọc hay không có đầu lọc), xì gà, thuốc hút tẩu, thuốc lào đều có hại. Thuốc lá không khói cũng làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ và đột quỵ. Đặc biệt hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như người hút chủ động. Người hít phải khói thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc tại nơi làm việc sẽ bị tăng 30% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Hút thuốc lá có liên quan đến nhiều loại bệnh lý Tim mạch như xơ vữa động mạch,  bệnh động mạch vành (đột tử, hội chứng vành cấp, đau thắt ngực ổn định và suy tim), đột quỵ, phình động mạch chủ bụng, bệnh động mạch chi dưới. Ngoài ra, thuốc lá còn gây hại cho rất nhiều cơ quan khác như gan, phổi, thận, tuyến tụy, đại trực tràng… Vì vậy nếu bạn đang hút thuốc, hãy ngừng ngay càng sớm càng tốt.

Rất ít người duy trì thói quen đi kiểm tra sức khỏe hàng năm, nhưng đây là việc làm rất quan trọng trong việc giữ cho trái tim khỏe mạnh. 80% bệnh tim có thể phòng ngừa được. Muốn vậy, bạn cần đi khám mỗi 6 tháng/lần để được kiểm tra huyết áp, cholesterol, cân nặng và lượng đường trong máu, đồng thời sàng lọc các yếu tố nguy cơ của bệnh tim. 

Cho các hoạt động sau có bảo nhiều hoạt động góp phần bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể người

Việc khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh tim mạch

Nếu phát hiện vấn đề bất thường, bạn sẽ được điều trị kịp thời trước khi các bệnh lý nguy hiểm ập đến. Việc điều trị sớm và hiệu quả các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu, tiểu đường và béo phì sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ của bạn.

Với mục tiêu phát hiện sớm – chẩn đoán chính xác – điều trị kịp thời các bệnh lý tim mạch, Khoa  Tim mạch BVĐK Tâm Anh là địa chỉ tin cậy trong việc khám, tầm soát và điều trị các bệnh lý tim mạch cho mọi đối tượng: phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người trưởng thành, người cao tuổi…

Khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc tiên tiến hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và điều trị tốt nhất cho bệnh nhân: Máy đo điện tim đồ, máy ghi holter Huyết áp 24h, máy ghi holter điện tim đồ  24h, máy ghi holter ĐTĐ dài ngày (3 ngày, 7 ngày, tối đa 15 ngày), máy chụp cắt lớp vi tính (CT) đa dãy,  máy chụp cộng hưởng từ ứng dụng công nghệ ma trận sinh học toàn phần, phòng mổ Hybrid hiện đại với hệ thống robot chụp mạch 3D tân tiến…

Cho các hoạt động sau có bảo nhiều hoạt động góp phần bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể người

Phòng mổ Hybrid hiện đại với hệ thống robot chụp mạch 3D tân tiến cho phép thực hiện các kỹ thuật can thiệp tim mạch chuyên sâu

Đi kèm với trang thiết bị tiên tiến là cơ sở vật chất và phòng khám tiện nghi, tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, an tâm khi đến khám và điều trị. Các khu vực chức năng, phòng nội trú được thiết kế và bài trí theo tiêu chuẩn của khách sạn cao cấp. Phòng nội trú có đầy đủ đồ dùng cá nhân, phòng nghỉ có minibar, tivi màn hình LED, Internet, thiết bị kết nối nhân viên y tế 24/24; 100% hệ thống khí y tế và các thiết bị cấp cứu bố trí tại giường; nhà vệ sinh gắn thiết bị kết nối nhân viên y tế… 

Cho các hoạt động sau có bảo nhiều hoạt động góp phần bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể người

Phòng nội trú hiện đại, đầy đủ tiện nghi của BVĐK Tâm Anh

Ngoài ra, Khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh còn phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác như Trung tâm xét nghiệm, Trung tâm chẩn đoán hình ảnh, khoa Ngoại tổng quát, Sản phụ khoa, Nhi – Sơ sinh, Nội tổng quát (Hô hấp, Huyết học, Tiêu hóa…), Niệu học và Thận học… giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

– Hà Nội: 

  • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội

– TP.HCM: 

  • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0287 102 6789 – 0287 300 6858

– Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh