Chó cắn chết người xử lý như thế nào năm 2024

Từ thông tin vụ việc "chó Pitbull tấn công chủ, cắn chết người trong quán cà phê" ở Long An, nhiều bạn đọc thắc mắc: Việc dẫn chó đi ra ngoài mà chó cắn người chết thì người chủ nuôi sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Cao Đại Kỳ Quân, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai, phân tích:

Về phạt hành chính: Nghị định 04/2020 (có hiệu lực từ ngày 18-2-2020) quy định đối với một trong các hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa cho ra nơi công cộng bị xử phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Trước đó mức phạt cho hành vi này là từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng (Khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017).

Về dân sự: Theo điều 603 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Cụ thể, chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Về hình sự: Tại điều 295 Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người. Theo đó, người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Như vậy, trong trường hợp người chủ nuôi chó, dẫn chó ra nơi công cộng không thực hiện các quy định như không đeo rọ mõm làm chó cắn chết người thì có thể bị phạt hành chính, bồi thường thiệt hại cho gia đình người chết hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như đã thông tin, khoảng 23 giờ 30 ngày 20-5, anh H. (37 tuổi, ngụ ấp Bình Tây, xã Mỹ Bình, Huyện Tân Trụ, Long An) dẫn con chó Pitbull nặng hơn 60 kg nuôi trong nhà, đi đến ấp 4, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa uống cà phê.

Lúc này, có một thanh niên ngồi chung bàn để nói chuyện. Trong lúc nói chuyện, người thanh niên bất ngờ bị con chó Pitbull phóng tới tấn công, quật ngã xuống nền gạch rồi cắn nhiều vết trên cơ thể. Nạn nhân bị chấn thương nặng, máu chảy rất nhiều và tử vong tại chỗ.

Những trường hợp bị chó tấn công gây thương vong

- Tháng 4-2019, một cháu bé 7 tuổi ở Thái Nguyên, đã nhập viện trong tình trạng hôn mê, kích thích, rối loạn nhịp thở, vết thương phức tạp vùng nách 2 bên, dập nát cánh tay trái và hậu môn và phải tiến hành khâu 200 mũi do bị chó cắn. Tuy nhiên, cháu bé đã không qua khỏi do vết thương quá nặng.

- Ngày 3-4-2019, bé trai khoảng 7 tuổi ở Hưng Yên khi đi ngang qua khu vực sân vận động Kim Động cũ đã bị một đàn chó tấn công. Người dân thấy vậy liền đến giải cứu nhưng bé tử vong sau đó.

- Tháng 7-2018, một cháu bé 8 tháng tuổi ở Hà Nội đã bị con chó nặng hơn 40kg của gia đình cắn tử vong. Được biết, khi người mẹ lao vào cứu con cũng bị con chó này cắn nhiều nhát vào tay.

Chó cắn chết người xử lý như thế nào năm 2024
Chó Pitbull tấn công chủ, cắn chết người trong quán cà phê

(PLO)- Người đàn ông dắt theo chó Pitbull đi uống cà phê và chó lao tới cắn chết một người, cắn bị thương chủ nhân.

Ông Thành cho biết, theo Nghị định 90/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y, người nuôi chó buộc phải đăng ký với chính quyền địa phương, thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chó thả rông hoặc khi ra đường phải rọ mõm, chủ đi kèm. Nếu không thực hiện, chủ chó bị xử phạt hành chính. Nếu chó nuôi gây hậu quả nghiêm trọng thì chủ chó có thể bị xem xét xử lý hình sự. Nghị định 90 cũng quy định rõ, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm giám sát đàn chó nuôi trên địa bàn, yêu cầu chủ nuôi thực hiện việc đăng ký. Cơ quan thú y chỉ có chức năng quản lý về dịch bệnh và tiêm phòng cho đàn vật nuôi.

Chó cắn chết người xử lý như thế nào năm 2024

tin liên quan

Công an điều tra vụ bé trai 7 tuổi bị đàn chó cắn tử vong

Ông Thành nhấn mạnh, khung pháp lý quản lý đàn chó nuôi hiện đã đầy đủ, nhưng chính quyền địa phương không quyết liệt thực hiện nên thực tế chưa có trường hợp nào bị xử lý khi để chó thả rông, không đeo rọ mõm hay không đăng ký khi nuôi chó.

Qua theo dõi của Cục Thú y, đến nay chỉ có Hà Nội và TP.HCM có thành lập đội săn bắt chó thả rông, qua hoạt động cho thấy nếu chính quyền các địa phương thực sự vào cuộc thì sẽ quản lý được đàn chó nuôi, không để xảy ra những vụ việc đáng tiếc như vừa qua tại Hưng Yên.

Phạt tù từ 1 - 5 năm

Trường hợp bé Đào Đức Nguyên (7 tuổi, trú TT.Lương Bằng, H.Kim Động, Hưng Yên) mới đây bất ngờ bị đàn chó khoảng 6 con của bà Lê Thị An lao vào tấn công, cắn xé khiến bé tử vong sau đó, theo người dân địa phương, đàn chó của bà An rất hung dữ, từng tấn công nhiều trẻ em và người dân trong khu vực. Nhiều người cũng đã nhắc nhở bà An về việc nhốt chó, đeo rọ mõm an toàn nhưng bà An không nghe.

Đề cập đến nạn chó cắn chết người, luật sư (LS) Lê Văn Hoan (Đoàn LS TP.HCM) cho biết pháp luật hiện hành có những quy định rất cụ thể đối với chủ nuôi động vật. Cụ thể, theo Quyết định số 193/QĐ-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ thì chủ nuôi chó có trách nhiệm thông báo việc nuôi chó với cấp trưởng thôn hoặc UBND cấp xã; đồng thời cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình. “Khoản 2, điều 7, Nghị định 90/2017 quy định xử phạt từ 600.000 - 800.000 đồng đối với hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng”, LS Hoan cho hay.

Còn với trường hợp tử vong khi bị chó cắn, LS Bùi Quốc Tuấn (Đoàn LS TP.HCM) đề nghị cần xem xét xử lý trách nhiệm hình sự chủ nuôi súc vật ở tội danh “vô ý làm chết người” tại điều 128 bộ luật Hình sự năm 2015.

“Khi chủ vật nuôi cẩu thả, không có biện pháp rào chắn súc vật, dẫn đến hậu quả chết người đối với người khác thì phải chịu trách nhiệm hình sự với hình phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm”, LS Tuấn nói.

LS Trần Mạnh Hùng (Đoàn LS TP.Hà Nội) cho rằng việc chủ đàn chó ở Hưng Yên thả rông chó để chó tấn công gây chết người có thể bị xử lý hình sự theo điều 295 bộ luật Hình sự về hành vi vi phạm quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người; mức phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm.

Ngày 5.4, bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết số lượng trẻ bị chó cắn đến khám và nhập viện tăng liên tục trong 3 năm qua. Tại BV Nhi đồng 1, năm 2016 có 103 ca ngoại và nội trú. Năm 2017 lên đến 146 ca và 2018 có 147 ca. Tại BV Nhi đồng 2 số trẻ bị chó cắn đến BV cao hơn. Năm 2016 là 203 ca, năm 2017 là 257 ca và năm 2018 là 340 ca. Các vết thương chủ yếu ở vùng mặt, đùi, chỗ hiểm. Tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, trung bình mỗi tháng có 600 - 900 ca đến chích ngừa dại do bị súc vật cắn (chủ yếu là chó). Năm 2018 có 10 người bị bệnh dại lên cơn được chuyển đến BV này.

Nuôi chó thả rông bị phạt thế nào?

  1. Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư. Như vậy, đối với việc người nuôi chó dắt chó ra đường có rọ mõm nhưng thả rông trong đô thị sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm này là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân.

Chó cắn người bị phạt bao nhiêu tiền?

3. Chó cắn người khác thì chủ sở có bị xử phạt không? 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

Nuôi chó thả rông gây tai nạn ai là người chịu trách nhiệm?

Theo luật sư Đỗ Thành Nhân, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính, trong trường hợp vật nuôi thả rông tấn công, lây bệnh hoặc gây tai nạn cho người đi đường thì chủ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho nạn nhân.

Chó cắn chú thì phải làm sao?

Sau khi bị chó cắn, dù là chó nhà hay chó hoang, cần nhanh chóng xử lý vết thương ngay lập tức bằng cách rửa sạch toàn bộ vết thương dưới vòi nước sạch và xà phòng liên tục trong vòng 15 phút. Sau đó sát khuẩn vết thương bằng iodine hoặc cồn 45 – 70 độ để giảm thiểu số lượng virus dại tại chỗ.