Có những chi nào ở ngân sách cấp huyện năm 2024

Tuy nhiên, bà Sinh không hưởng phụ cấp trách nhiệm kế toán theo quy định tại Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV của Bộ Tài chính-Bộ Nội vụ. Bà Sinh muốn biết, như vậy là đúng hay sai? Trường hợp nếu được phụ cấp trách nhiệm bà sẽ được hưởng phụ cấp của kế toán trưởng hay phụ trách kế toán?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 63 Luật Ngân sách Nhà nước: “Kho bạc Nhà nước tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước; tổng hợp số liệu thu, chi ngân sách nhà nước, báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp, các cơ quan có liên quan theo chế độ quy định”.

Như vậy, Kho bạc Nhà nước là đơn vị kế toán của các cấp ngân sách, tại Kho bạc Nhà nước địa phương đã bổ nhiệm kế toán trưởng nghiệp vụ cấp tỉnh, huyện tương ứng. Cơ quan tài chính cấp tỉnh, huyện không phải là đơn vị thực hiện kế toán ngân sách nên không bổ nhiệm kế toán trưởng của cấp ngân sách theo quy định của Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV của Bộ Tài chính-Bộ Nội vụ.

Thực tế cơ quan tài chính có phát sinh giao dịch với Kho bạc Nhà nước liên quan đến cấp phát kinh phí ngân sách, vì vậy tại điểm 1.2, Khoản b, Mục 1, Điều 9 Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ Tài chính đã có hướng dẫn rất rõ về chữ ký thứ hai trên Giấy đăng ký sử dụng tài khoản và mẫu dấu, mẫu chữ ký (mẫu số 01a/MTK) đối với từng loại đơn vị, cụ thể:

"Ngân sách cấp huyện: Cán bộ (Phòng tài chính) được giao quản lý các tài khoản chi bằng Lệnh chi tiền, tài khoản ghi thu, ghi chi, tài khoản chi dự toán chi chuyển giao ký chữ ký thứ hai".

Như vậy, tại Phòng Tài chính-kế hoạch không phải thực hiện hạch toán kế toán ngân sách Nhà nước, cán bộ Phòng Tài chính- kế hoạch huyện thực hiện ký trên chứng từ giao dịch với Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BT không phải với chức danh kế toán trưởng đơn vị kế toán.

Do đó, đơn vị không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng ngân sách cấp huyện tại Phòng Tài chính- kế hoạch huyện.

Bà Lê Thị Thuỷ, công tác tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum đề nghị cơ quan chức năng giải đáp vấn đề sau:

Thực hiện Quyết định số 1240/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt danh mục các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2013; Công văn số 1114/UBND-VX ngày 4/6/2015 của UBND tỉnh Kon Tum về việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu giết mổ gia súc tập trung tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp thị trấn Đắk Hà”, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum đã ký Hợp đồng số 05/2015/HĐ-KHCN ngày 7/7/2015 với Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đắk Hà để thực hiện đề tài nêu trên.

Tổng kinh phí thực hiện đề tài 1.545.587.000 đồng, trong đó kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh là 538.773.000 đồng, kinh phí đối ứng của ngân sách huyện là 976.964.000 đồng, vốn đóng góp của các hộ dân tham gia là 29.850.000 đồng.

Năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh giao kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp huyện cho UBND huyện Đắk Hà để thực hiện “Mô hình hỗ trợ chế phẩm sinh học cho các hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện triển khai thực hiện trên cây lúa nước” với số kinh phí là 130.000.000 đồng.

Ngày 14/8/2018, UBND huyện Đắk Hà có Văn bản số 149/TTr-UBND về việc xin điều chỉnh nội dung chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện năm 2018, trong đó đề nghị chuyển nội dung chi thực hiện mô hình sang nội dung bổ sung vào nguồn kinh phí đối ứng của ngân sách huyện để thanh toán cho đề tài nêu trên.

Theo Khoản 2, Điều 33 Luật Ngân sách năm 2002, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương có nội dung chi khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, tại Mục c, Khoản 1, Điều 39 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 quy định: “Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học công nghệ”.

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, bà Lê Thị Thuỷ hỏi, đề tài nêu trên đã bắt đầu thực hiện từ năm 2015, trước khi Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 có hiệu lực, vậy đề tài có được tiếp tục vận dụng cơ chế chuyển tiếp (tiếp tục được sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ cấp huyện để thanh toán nguồn đối ứng) cho đến khi kết thúc đề tài không?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời như sau:

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu giết mổ gia súc tập trung tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp thị trấn Đắk Hà” được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum ký hợp đồng với Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đắk Hà năm 2015 (hợp đồng số 05/2-15/HĐ-KHCN ngày 7/7/2015) với tổng kinh phí 1.545,587 triệu đồng, trong đó: Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh 538,773 triệu đồng, kinh phí đối ứng của ngân sách huyện 976,964 triệu đồng, vốn đóng góp của các hộ dân tham gia 29,85 triệu đồng. Đến nay, đề tài chưa hoàn thành.

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 39 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 có hiệu lực từ năm ngân sách 2017: “Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học công nghệ”. Như vậy, từ năm ngân sách 2017, ngân sách huyện Đắk Hà không có nhiệm vụ chi cho nghiên cứu khoa học.

Vì vậy, việc bố trí vốn đối ứng của ngân sách huyện từ năm 2017 để thực hiện Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu giết mổ gia súc tập trung tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp thị trấn Đắk Hà” là không phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Trường hợp Đề tài cần phải được tiếp tục thực hiện thì ngân sách cấp tỉnh phải bố trí kinh phí để thực hiện.