Cơ thể giun đất có kiểu đối xứng nào

18/06/2021 128

B. Đối xứng tỏa tròn

Đáp án chính xác

Cơ thể thủy tức đối xứng tỏa tròn, dài và nhỏ.→ Đáp án B

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Ếch đồng là động vật

Xem đáp án » 18/06/2021 8,570

Lưỡng cư có vai trò

Xem đáp án » 18/06/2021 651

 Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống kí sinh

Xem đáp án » 18/06/2021 537

Trai di chuyển được là nhờ

Xem đáp án » 18/06/2021 475

Thân mềm có tập tính phong phú là do

Xem đáp án » 18/06/2021 295

 Động vật có ở khắp mọi nơi là do:

Xem đáp án » 18/06/2021 255

 Giun đốt mang lại lợi ích gì cho con người

Xem đáp án » 18/06/2021 224

Nhện bắt mồi và tự vệ được là nhờ có

Xem đáp án » 18/06/2021 220

Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

Xem đáp án » 18/06/2021 219

Khi nói về đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư, phát biểu nào sau đây là sai:

Xem đáp án » 18/06/2021 185

 Trùng giày lấy thức ăn nhờ

Xem đáp án » 18/06/2021 182

Những đặc điểm nào của cá giúp nó thích nghi với đời sống dưới nước

Xem đáp án » 18/06/2021 177

 Loài sâu bọ nào có hại cho đời sống con người

Xem đáp án » 18/06/2021 176

Cơ quan nào làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cơ thể tôm

Xem đáp án » 18/06/2021 160

Lợi ích của chim là

Xem đáp án » 18/06/2021 158

Cơ thể giun đất có kiểu đối xứng nào

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 15. Giun đất trong sách giáo khoa Sinh học 7. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- HS nắm được đặc điểm cấu tạo, di chuyển của giun đất đại diện cho ngành giun đốt.

- Chỉ rõ đặc điểm tiến hoá hơn của giun đất so với giun tròn.

Tổng hợp lý thuyết Sinh 7 Bài 15 ngắn gọn

NGÀNH GIUN ĐỐT

Giun đốt phân biệt với Giun tròn ở các đặc điểm: cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có đôi chân bên, có khoang cơ thể chính thức. Chúng gồm các đại diện như: giun đất, rươi, đỉa.

- Giun đất có khoảng 2500 loài. Giun đất sống trong đất ẩm ở: ruộng, vườn, nương, rẫy, đất rừng. Giun đất thường chui lên mặt đất vào ban đêm để kiếm ăn hoặc sau các trận mưa lớn và kéo dài.

I. HÌNH DẠNG NGOÀI

- Giun đất có các đặc điểm ngoài:

+ Cơ thể đối xứng hai bên, có khoang cơ thể chính thức.

+ Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên) để đào chui trong đất

+ Mình giun có chất nhờn để da ẩm ướt, giảm ma sát khi chui trong đất.

+ Màu sắc cơ thể dễ ẩn nấp trong môi trường: Giun đất có màu nâu khi ở trong lòng đất, có màu rêu khi sống trong rêu.

II. DI CHUYỂN

Cơ thể giun đất có kiểu đối xứng nào

- Các bước di chuyển:

1. Giun chuẩn bị bò

2. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

3. Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

4. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

III. CẤU TẠO TRONG

Cơ thể giun đất có kiểu đối xứng nào

Hình giải phẫu cơ thể giun đất

- Hệ tiêu hóa

+ Giun đất cơ thể đã có khoang chính thức, chứa dịch.

+ Hệ tiêu hóa phát triển, phân hóa chức năng của các cơ quan: lỗ miệng – hầu – thực quản – diều – dạ dày cơ – ruột tịt – ruột – hậu môn.

- Hệ tuần hoàn

+ Hệ tuần hoàn kín

+ Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản)

- Hệ thần kinh

+ Thần kinh dạng chuỗi hạch với các dây thần kinh.

IV. DINH DƯỠNG

- Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất.

- Cách tiêu hóa thức ăn:

1. Thức ăn lấy từ miệng

2. Chứa ở diều

3. Nghiền nhỏ ở dạ dày cơ

4. Được tiêu hóa nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt

5. Hấp thu dinh dưỡng qua thành ruột đưa vào máu

- Hô hấp: Sự trao đổi khí qua da. Vì trao đổi khí qua da nên khi trời mưa nhiều giun đất phải bò lên mặt đất để thở.

V. SINH SẢN

Giun đất lưỡng tính. Quá trình sinh sản:

- Khi sinh sản, hai con giun chập phần đầu vào nhau trao đổi tinh dịch.

- Sau khi hai cơ thể ghép đôi tách nhau được 2,3 ngày, thành đai sinh dục bong da, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi.

- Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén.

- Trong kén, sau vài tuần, trứng nở thành giun non.

Hướng dẫn Soạn Sinh 7 bài 15 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 15 trang 54: Em hãy đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun.

Trả lời:

- Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.

2

- Giun chuẩn bị bò.

1

- Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.

4

- Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

3

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 15 trang 54: Hãy dựa vào hình 15.5, so sánh với giun tròn để tìm ra hệ cơ quan mới bắt đầu xuất hiện ở giun đất?

Trả lời:

- Hệ tiêu hóa phân hóa gồm nhiều cơ quan: lỗ miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột tịt, ruột.

- Có hệ tuần hoàn kín, mạch máu chằng chịt.

- Có hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 15 trang 54: Dựa vào thông tin về dinh dưỡng và cấu tạo trong của giun đất, hãy giải thích các hiện tượng sau đây ở giun đất:

- Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

- Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì tại sao có màu đỏ?

Trả lời:

- Do giun đất hô hấp qua da và lấy oxi trong đất → trời mưa, nước mưa chiếm hết chỗ của oxi → giun không hô hấp được → chui lên mặt đất để hô hấp.

- Chất lỏng màu đỏ là máu của giun, có màu đỏ do giun có hệ tuần hoàn kín với màu giàu oxi.

Câu 1 trang 55 Sinh học 7: Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?

Trả lời:

- Cơ thể phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ xung quanh → dễ chui vào trong đất.

- Lỗ sinh dục bên ngoài → dễ giao phối.

- Có thể tiết chất nhày làm mềm những chỗ đất cứng.

Câu 2 trang 55 Sinh học 7: Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?

Trả lời:

Do giun đất có hệ tuần hoàn kín với máu giàu oxi nên máu có màu đỏ, chúng hô hấp qua da nên da rất mỏng và ngay sát bề mặt da là mao mạch → có màu phớt hồng.

Câu 3 trang 55 Sinh học 7: Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?

Trả lời:

- Khi đào hang và di chuyển, giun đất làm tơi đất cho oxi dễ dàng hòa vào đất nhiều hơn → cây trồng dễ hô hấp.

- Sản phẩm tiêu hóa của giun làm tăng dinh dưỡng cho đất.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 7 bài 15 hay nhất

Câu 1: Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông?

Trả lời:

-Vì :

+Làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất

+Làm tăng độ màu mỡ cho đất: Do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra chứa nhiều chất khoáng cần thiết cho cây trồng

Trắc nghiệm Sinh 7 Bài 15 tuyển chọn

Câu 1: Giun đất sống

a. Tự do

b. Kí sinh

c. Có giai đoạn tự do, có giai đoạn kí sinh

d. Sống bám

Giun đất sống tự do trong môi trường đất ẩm, chúng ăn vụn thực vật và mùn đất.

→ Đáp án a

Câu 2: Hệ thần kinh của giun đất

a. Chưa có

b. Kiểu mạng lưới

c. Kiểu chuỗi hạch thần kinh

d. Đã có não và các hệ thống thần kinh

Giun đất có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch với các dây thần kinh.

→ Đáp án c

Câu 3: Các bước di chuyển:

1. Giun chuẩn bị bò

2. Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

3. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn

4. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

Các bước di chuyển của giun đất theo thứ tự nào

a. 1-3-2-4

b. 1-4-2-3

c. 3-2-4-1

d. 2-3-1-4

Các bước di chuyển của giun đất:

+ Giun chuẩn bị bò

+ Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

+ Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

+ Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

→ Đáp án a

Câu 4: Cơ quan hô hấp của giun đất

a. Mang

b. Da

c. Phổi

d. Da và phổi

Giun đất hô hấp qua da.

→ Đáp án b

Câu 5: Giun đất

a. Phân tính

b. Lưỡng tính

c. Vô tính

Giun đất cơ thể lưỡng tính.

→ Đáp án b

Câu 6: Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

a. Hô hấp

b. Tiêu hóa

c. Lấy thức ăn

d. Tìm nhau giao phối

Vì trao đổi khí qua da nên khi trời mưa nhiều giun đất phải bò lên mặt đất để thở.

→ Đáp án a

Câu 7: Đặc điểm của giun đất thích nghi với đời sống đời sống chui rúc trong đất ẩm

a. Hệ tuần hoàn kín

b. Cơ thể lưỡng tính

c. Cơ thể phân đốt, có vòng tơ ở mỗi đốt

d. Hô hấp qua da

Giun đất cơ thể phân đốt, có vòng tơ ở mỗi đốt thích nghi với đào xới, sống chui rúc trong đất ẩm.

→ Đáp án c

Câu 8: Giun đất có vai trò

a. Làm đất mất dinh dưỡng

b. Làm chua đất

c. Làm đất tơi xốp, màu mỡ

d. Làm đất có nhiều hang hốc

Giun đất giúp đào xới làm tơi xốp, màu mỡ đất, là loài rất có ích cho nông nghiệp.

→ Đáp án c

Câu 9: Đặc điểm nào KHÔNG phải là tiến hóa của giun đất so với giun tròn

a. Hô hấp qua da

b. Xuất hiện hệ tuần hoàn

c. Hệ thần kinh tập trung thành chuỗi hạch

d. Hệ tiêu hóa phân hóa rõ

Cả giun đất và giun tròn đều hô hấp qua da.

→ Đáp án a

Câu 10: Cơ thể giun đất phân hóa, có các hệ cơ quan

a. Hệ tiêu hóa, hệ hô hấp

b. Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh

c. Hệ hô hấp, hệ thần kinh

d. Hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa

Giun đất chỉ hô hấp qua da mà chưa có hệ hô hấp. Còn giun đất đã có hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.

→ Đáp án b

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 15. Giun đất trong SGK Sinh học 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 7: Bài 15. Giun đất