Dẫn chứng về tri thức làm nên giá trị con người

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về đề văn nghị luận về tri thức làm nên giá trị con người qua bài viết sau đây nhé. Bài viết sau đây sẽ cung cấp dàn ý chi tiết cùng một số bài văn mẫu hay được chọn lọc.Mời các bạn tham khảo!

Đề bài: Nghị luận về vai trò của tri thức

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Nghị luận về vai trò của tri thức
 

I. Dàn ý Nghị luận về vai trò của tri thức


1. Mở bài

Trong bất kì xã hội hay thời kỳ nào thì vai trò của trí thức đến vô cùng quan trọng. Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, tri thức thực sự ngày càng khẳng định được vai trò lớn của mình đối với đời sống con người.

2. Thân bài

* Khái niệm:- Tri thức là những hiểu biết về khoa học, văn học, lịch sử , đời sống xã hội mà con người chiếm lĩnh được.

- Là những hiểu biết của nhân loại được đúc kết quả hàng trăm thế kỷ phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay...(Còn tiếp)

 

Trong bất kì xã hội hay thời kỳ nào thì vai trò của trí thức đều vô cùng quan trọng. Tri thức là một nhân tố vô cùng thiết yếu tạo nên sự giàu mạnh của một quốc gia, dân tộc, là nền tảng cho sự phát triển. Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, tri thức thực sự ngày càng khẳng định được vai trò lớn của mình đối với đời sống con người.

Vậy tri thức là gì? Tri thức là khái niệm chỉ những hiểu biết về khoa học, văn học, lịch sử, đời sống xã hội mà con người chiếm lĩnh được. Là những hiểu biết của nhân loại được đúc kết quả hàng trăm thế kỷ phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay. Vốn trí thức của nhân loại là vô bờ bến như những đại dương mênh mông nước, dồi dào sự sinh sôi và phát triển. Về chính trị, đối với mỗi quốc gia, nguồn nhân lực có tri thức dồi dào luôn là niềm tự hào và tạo nên sức mạnh lớn. Ngày xưa, cha ông ta đã có biết bao hào kiệt anh tài với tài ba thao lược, võ giỏi, văn hay. Bởi vậy mà ta lực lượng yếu vẫn thắng địch giành lại độc lập cho dân là nhờ vào trí, vào mưu lược, vào những chiến thuật khôn ngoan của các vị minh quân biết nhìn xa trông rộng, hiểu thế thời, biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng.

Xã hội ngày nay, khi đất nước được thái bình, nền chính trị cần phải được xây dựng vững mạnh, quân đội phải được thao luyện, phải biết vạch ra những chiến lược lâu dài. Như vậy, đất nước cần có những người có tài năng và đức độ, hệ thống của nhà nước phải là những cán bộ cốt cán tài năng, có năng lực thực sự với nguồn tri thức và sức am hiểu lớn để lãnh đạo đất nước. Tức là những người tài năng nhất, giỏi giang nhất là những người có một tầm hiểu biết rộng, có vốn trí thức lớn để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, lo cho dân, lo cho nước.

Về kinh tế, tri thức giữ vai trò rất lớn, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức hòa chung trong sự phát triển cả thế giới. Tri thức trở thành một nguồn nhân tố quan trọng, chất xám trở thành ngưỡng năng lượng đưa đất nước đi lên, sánh vai với cường quốc năm châu. Các ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển thay thế cho những ngành công nghiệp nặng, lấy sức lao động của con người làm hàng hoá. Những nhân tài về công nghệ thông tin, những bằng sáng chế độc quyền hay những sáng chế khoa học thúc đẩy sự phát triển của khoa học sản xuất ra đời đều được sáng tạo nhờ tri thức trên những nguyên lý cơ bản nhất.

Đối với xã hội, văn hoá giáo dục, tri thức cũng góp tiếng nói của mình vào sự ổn định phát triển. Một đất nước có người dân đạt trình độ cao về trí thức thì tỉ lệ thất nghiệp sẽ ít đi, mức sống của người dân được cải thiện hơn, con người được hạnh phúc hơn. Xã hội ổn định, không bị những tệ nạn ma túy hay vấn nạn cướp bóc, trộm cướp cũng được hạn chế hơn, nhờ vậy mà đất nước trở nên văn minh và giàu đẹp hơn. Tri thức càng được coi trọng thì nền giáo dục càng được chú trọng lên hàng đầu, góp phần xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và cung cấp được cho đất nước những nhân tài đưa đất nước ngày càng lớn mạnh hơn, góp phần nâng cao vị thế trên thế giới.

Đối với mỗi người, tri thức lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Không có ai không học mà lại thành tài cả. Tất cả mỗi người muốn có cuộc sống đủ đầy, muốn nâng cao chất lượng đời sống và muốn sống có ích đều phải học tập. Bởi trí thức mang đến cho ta những hiểu biết thuộc bản chất của các hiện tượng đời sống, giúp ta tìm hiểu sâu về nguồn cội, về quá trình tiến hoá và cả những phát minh vĩ đại trên thế giới. Tri thức đưa ta đến những vùng trời mới của sư hiểu biết, thôi thúc ta khám phá , sáng tạo ra những cái mới cái hay. Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, biết lựa chọn những tinh hoa để tiếp nhận, rời xa những xấu xa, ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường trong cuộc sống, biết "gạn đục khơi trong", biết yêu thương nhiều hơn. Tri thức còn là bản lề để mỗi người cố gắng cho tương lai, là nền móng vững chắc để phát triển trí tuệ và kỹ năng thực hành, là ngọn đèn soi sáng trong đêm tối, là hành trang dẫn lối ta vào đời.

Có thể thấy, thiếu tri thức là một lỗ hổng vô cùng lớn. Vậy mà, trên thực tế, ta vẫn thấy nhiều bạn trẻ chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi mà không học hành. Một số bạn thì có lối suy nghĩ rằng không học vẫn có thể thành công, theo mình đây là một cách nghĩ sai lầm. Mọi con đường đi đến thành công đều thông qua học tập, không có học tập không có thành quả. Có lý thuyết vững chắc mới có thực hành, có học mới thành tài được. Vì vậy, chúng ta là những người trẻ, những hy vọng tương lai của nước nhà, cần hiểu được tầm quan trọng của trí thức, cố gắng học tập thật giỏi, trau dồi, rèn luyện cả đạo đức, tri thức và sức khoẻ của bản thân mình để phát triển một cách toàn diện. Biết nuôi dưỡng lý tưởng cao đẹp, những ước mơ lớn lao, vượt khỏi những đam mê thông thường hay những nhỏ nhen ích kỉ, những khó khăn của thực tại đời sống để vươn lên học tập.

"Tri thức là sức mạnh", hãy trau dồi tri thức để mang đến sức mạnh, lợi thế cho chính mình, cho quốc gia, dân tộc mình. Hãy là một vì sao lấp lánh tài năng, bản lĩnh và một trái tim đẹp.

---------------------HẾT-----------------------

Tri thức không chỉ mang đến cho con người những hiểu biết về thế giới, bản thân mà còn là hành trang quan trọng giúp con người chinh phục cuộc sống, khẳng định giá trị bản thân. Để có những nhận thức đúng đắn nhất về vai trò của tri thức cũng như con đường để tích lũy tri thức, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận xã hội về tầm quan trọng của việc học, Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình, Nghị luận về câu nói: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển, Nghị Luận xã hội Học hỏi là việc làm suốt đời.

Tri thức là những hiểu biết của con người trên khắp các lĩnh vực được tích lũy thông qua quá trình học tập, trải nghiệm, cùng viết bài văn nghị luận về vai trò của tri thức để hiểu hơn về tầm quan trọng của chúng đối với đời sống con người.

Dàn ý nghị luận về câu nói: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển Dàn ý nghị luận xã hội Nêu vai trò của sách Nghị luận về câu nói Sách là người bạn lớn của con người Nghị luận về lòng kiên trì nhẫn nại Nghị luận xã hội về vai trò của nguồn nước sạch Dàn ý nghị luận xã hội về vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ

 

Ngày nay, khi đất nước được thái bình tri thức rất cần thiết trong việc phát triển quốc gia, dân tộc. Về chính trị cần phải được xây dựng vững mạnh, ổn định, cần những người lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn lớn. Về kinh tế thì cần phải giữ vị trí số một trong phát triển nền kinh tế tri thức, đưa đất nước sánh vai với cường quốc trên thế giới. Đối với xã hội, văn hoá giáo dục, tri thức cũng góp tiếng nói của mình vào sự ổn định phát triển. Đối với bản thân mỗi người tri thức mang lại cuộc sống đủ đầy, nâng cao chất lượng đời sống và sống có ích. Tri thức mang đến những chân trời mới của cuộc sống, con người khẳng định được bản thân là nhờ có tri thức. Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, biết lựa chọn những tinh hoa để tiếp nhận, rời xa những xấu xa, ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường trong cuộc sống, biết " gạn đục khơi trong", biết yêu thương nhiều hơn. Tri thức là hành trang thiết yếu mà mỗi người cần có trên đường đời. Trên thực tế, ta vẫn thấy nhiều bạn trẻ chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi mà không học hành.

 

Dẫn chứng về tri thức làm nên giá trị con người

 

Dàn ý nghị luận tri thức là sức mạnhI. Mở bài:

  • Dẫn dắt câu nói “Tri thức là sức mạnh”

II. Thân bài:

* Tri thức là gì?

  • Tri thức là hệ thống bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả hay kỹ năng, kinh nghiệm có được nhờ trải nghiệm thực tiễn hay thông qua giáo dục.

* Người có tri thức là người như thế nào?

  • Là người đã tích lũy được một lượng tri thức đủ lớn để làm việc và sáng tạo.

* Tại sao có tri thức thì có sức mạnh?

  • Tích lũy và kế thừa tri thức theo thời gian vốn là bản chất của xã hội loài người.
  • Không ai có thể phủ nhận sức mạnh làm thay đổi thế giới của tri thức.

* Muốn có được sức mạnh của tri thức ta phải làm gì?

  • Phải biết tự giác học tập.
  • Biết sàng lọc tri thức, lựa chọn cái phù hợp.
  • Vận dụng tri thức được học vào những việc hữu ích, tạo ra lợi ích.

III. Kết bài:

  • Cách tốt nhất để chúng ta có được tri thức là học tập, không có tri thức ta không có được thành công.

  Nghị luận: “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức người đó có sức mạnh” (Lê-nin)

Nhà văn Francis Bacon nói: “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một nhà triết học, nhà chính trị vĩ đại đã phát triển thành: “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức người đó có sức mạnh”.

Tri thức là hệ thống bao gồ những dữ kiện, thông tin, sự mô tả hay kĩ năng, kinh nghiệm có được nhờ trải nghiệm thực tiễn hay thông qua giáo dục. Đôi khi, người ta còn dùng kiến thức để chỉ tri thức. Thế nhưng, Tri thức có hàm nghĩa rộn lớn hơn kiến thức rất nhiều. Trong triết học, ngành nghiên cứu về tri thức gọi là tri thức luận.

Người có tri thức là người đã tích lũy được một lượng tri thức đủ lớn để làm việc và sáng tạo. Trong cuộc sống, người có tri thức à người có hiểu biết sâu rộng về một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học, có khả năng sáng tạo, có nhân cách cao cả, lối sống tốt đẹp và đóng góp tích cực vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

Sức mạnh của tri thức là khả năng làm thay đổi thế giới của tri thức thông qua sự vận dụng tri thức của con người trong các hoạt động nghiên cứu, lao động và sản xuất. Sức mạnh của tri thức còn có thể được hiểu là khả năng sáng tạo ra cái mới, cái tiến bộ, tạo động lực cho sự phát triển của xã hội. Nhờ biết tích lũy tri thức mà con người có thể hiểu được bản chất của thế giới khách quan, vận dụng tri thức từng bước làm chủ tự nhiên và cuộc sống của mình.

 Tích lũy và kế thừa tri thức theo thời gian vốn là bản chất của xã hội loài người. Kèm theo quá trình này là lượng tri thức ngày càng lớn hơn, đồ sộ hơn. Bởi thế các phương thức lưu trữ và truyền đạt cũng thay đổi theo mỗi thời đại.

Không ai có thể phủ nhận sức mạnh làm thay đổi thế giới của tri thức. Từ thuở sơ khai tri thức được chạm khắc trên vách đá, xương thú, mai rùa. Khi có chữ viết, con người biết lưu giữ tri thức trên vải, trên giấy. Ngày nay, người ta đã mã hóa tri thức và lưu trữ bằng các bản điện tử. Việc lưu trữ điện tử cho phép con người lưu trữ nhanh chóng, chắc chắn và vô hạn. Bởi nó có sức mạnh nên ở bất cứ thời đại nào con người cũng cố gắng tìm kiếm những cách lưu giữ đầy đủ nhất, chắc chắn nhất, bền lâu nhất. Con người bảo vệ tri thức như một “thanh gươm thần”, xem nó như một báu vật thiêng liêng không thể đánh mất.

Xét về sức mạnh cơ bắp, con người kém xa các loài thú ăn thịt. Xét về năng lực các giác quan khác và khả năng tự vệ, con người cũng đứng gần cuối danh sách các loài động vật bậc cao. Nghĩa là, con người hoàn toàn có thể bị chinh phục hoặc dẫn đến diệt vong trong cuộc cạnh tranh công bằng và khốc liệt.

Thế nhưng, tự nhiên luôn có sự lựa chọn công bằng và loài nào biết thích nghi, biến đổi, biết tạo động lực để vươn lên sẽ thắng thế trong cuộc chạy đua đến vị trí làm chủ trái đất. Nhờ có tri thức và bằng sức mạnh của tri thức con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới động vật hoang dã, trở thành loài người văn minh, làm chủ toàn bộ cuộc sống. Đó là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử phát triển muôn loài trên trái đất.

Bí quyết sống còn và không thể nào khác của loài người đó là biết tạo ra tri thức, tích lũy và vận dụng tri thức để tạo ra sức mạnh chinh phục của mình. Từ khi điều đó sảy ra trên trái đất, con người ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, đông đảo hơn. Họ từng bước tiến sâu vào các khu rừng rậm, những đảo hoang, trên sa mạc, trên đại dương,…Từng bước xác lập lãnh địa và khẳng định vai trò làm chủ của mình. Thắng lợi trong công cuộc chinh phục tự nhiên là thắng lợi vĩ đại nhất của con người. Từ đó đến nay, con người không ngừng củng cố vai trò này.

Tri thức còn đem đến cho con người sức mạnh duy trì, gìn giữ ổn định và phát triển các giá trị đời sống một cách bền vững dài lâu. Trải qua thời gian, bằng tri thức con người đã xây dựng một xã hội loài người văn minh, tiến bộ tột bậc. Dường như, tham vọng khuất phục hoàn toàn hoàn cảnh sống là tham vọng bất tận của con người. Từ tiện nghi đến tiện nghi hơn nữa. Từ làm chủ đến bá chủ toàn cầu. Và thực tế đã chứng minh, ngày nay, con người đã có mặt ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất. Tất cả những thành tựu đó đều nhờ vào sức mạnh vô hạn của tri thức mà có. Chúng ta hoàn toàn có thể tự hào khi nghĩ đến Issac Newton, Darwin, Lincoln, Shakespeare, Nobel, Einstein, Bill Gates, Hồ Chí Minh,…và biết bao tên tuổi khác. Họ thực sự là những người anh hùng vĩ đại, là người lính tiên phong trong trận chiến đấu loại bỏ cái lạc hậu, bất công, đói nghèo, mãi mãi xứng đáng để chúng ta ngưỡng mộ và tôn kính.

Sức mạnh tri thức làm con người có thể đảo lộn các trật tự tưởng như nghìn năm bất dịch, làm được bao điều phi thường trong trong cuộc sống. Thuở xa xưa, với chiếc thuyền nhỏ, con người đã dũng cảm vượt đại dương tìm vùng đất mới. Con người cũng muốn bay được như loài chim và chiếc máy bay đầu tiên đã ra đời. Với những tiến bộ khoa học, con người ngày càng đi sâu vào thế giới vi mô để tìm ra những nguồn sức mạnh vô biên ẩn tàng trong đó.  Và khát vọng làm chủ hoàn toàn không gian, thời gian chưa bao giờ yên nghỉ trong khát vọng tìm kiếm và chinh phục của con người.

Với tri thức, con người cũng đủ sức mơ mộng trong thế giới tinh thần của mình. Thi ca, âm nhạc, hội họa, kiến trúc,… là những sản phẩm tuyệt vời của tri thức mà chỉ loài người mới sở hữu và thưởng thức. Vốn tri thức mềm mại ấy đã nâng cao tam hồn con người, nhân đạo hóa con người để con người sống hiền hòa hơn, biết yêu chuộng cái đẹp, căm ghét cái xấu và hơn thế nữa cho ta năng lực tư duy và khát khao được tìm tòi, khám phá làm tăng thêm bản chất xã hội và làm phong phú thêm cá tính của mỗi ocn người.

Tri thức giúp chúng ta hoàn thiện mình, dũng cảm và tự tin hơn khi tham gia các hoạt động xã hội. Liệu có hành trang nào dành cho con người cần thiết hơn khi tri thức khi họ dấn thân vào cuộc sống này?

* Muốn có được sức mạnh của tri thức ta phải làm gì?

Để tiếp cận và đi tới chiếm lĩnh tri thức trong xã hội, đầu tiên là con người phải biết tự giác học tập. Học tập phải diễn ra đều đặn, lâu dài và xuyên suốt cuộc đời người. Học tập ở mọi nơi, mọi lúc và mọi thứ cần thiết. Một triết gia Hi Lạp cổ đại đã nói như sau: “ Mỗi người tôi gặp đều có những điểm hay hơn tôi, đáng cho tôi học tập”. Thực tế cũng chứng minh, những người đạt đến đỉnh cao của vinh quang đều có vốn sống, vốn hiểu biết phong phú và nhu cầu cầu thị lớn.

Học tập kĩ lưỡng và thực hành tỉ mỉ là bí quyết thành công của các nhà khoa học. Mỗi lượng tri thức đều phải được kiểm chứng qua trải nghiệm thực tế mới có thể được khẳng định.

Tuy vậy, biết sàng lọc tri thức, lựa chọn cái phù hợp và xác định mức độ tiếp cận, tiếp nhận đúng đắn, hiệu quả là việc làm rất cần thiết. Bởi tri thức là vô hạn còn đời người thì ngắn ngủi, nếu quá tham lam hoặc mù quáng trong tham vọng con người sẽ lạc lối trong mê cung tri thức ấy, mãi mãi không thể tìm thấy mục tiêu cho cuộc đời mình.

Sức mạnh của tri thức phải được vận dụng vào những việc hữu ích, tạo ra lợi ích, thúc đẩy xã hội tiến bộ, tiến tới bảo vệ, gìn giữ và phát triển xã hội loài người. Sức mạnh của tri thức phải dùng để bảo vệ chân lí, bảo vệ cuộc sống chung trên trái đất. Sức mạnh của tri thức không phục vụ cho những tham vọng giết chóc, tàn phá, hủy hoại các giá trị. Thế nhưng, không phải lúc nào điều đó cũng được khẳng định. Lịch sử đã phơi bày biết bao nhiêu thảm họa do tri thức gây ra. Nhiều kẻ đã lợi dụng sức mạnh ấy chống lại sự tiến bộ của loài người, hủy hoại, tàn sát loài người để bảo vệ cái lợi ích cá nhân ích kỉ của chúng. Những cuộc đại chiến trên khắp thế giới đã để lại cho loài người biết bao đau thương, mất mát. Hai quả bom nguyên tử đã nổ ở Nhật Bản thầm nhắc nhỏ con người trách nhiệm, tình thương lẫn nhau đồng thời cảnh báo rằng đừng để sức mạnh của tri thức – cái vốn do chúng ta tạo ra – hủy hoại sự sống của chính mình.

Những kẻ không chịu hiểu câu nói trên, cố tình lẩn tránh, coi việc tích lũy tri thức là thừa, vô dụng thì tất yếu sẽ nhận được hậu quả không mong muốn. Còn có những người mới học được chút ít tri thức đã tự coi là đủ, không chịu cố gắng hoặc chỉ chăm chăm học trong sách vở mà không chịu tìm tòi từ cuộc sống thì sớm muộn tri thức cũng rơi rớt, trở thành “ ếch ngồi đáy giếng”, không thể là sức mạnh.

“Tri thức là sức mạnh” là một lời khẳng định mạnh mẽ và cũng là chân lý vĩnh hằng ngày càng được kiểm chứng một cách chắc chắn theo thời gian.

Kiên trì học tập. Không ngừng học tập là cách tốt nhất để chúng ta có được tri thức và gìn giữ chúng qua thời gian. Không có tri thức thì không có thành công. Tri thức là cái khiến chúng ta nhận ra mình đang hiện hữu. Tri thức trong đầu và đạo đức trong tim, thời gian cống hiến để nghiên cứu và lao động thay vì hình thức và lạc thú, đó là cách để trở nên hữu dụng, và nhờ vậy, có được hạnh phúc.

AI CÓ TRI THỨC THÌ NGƯỜI ẤY CÓ ĐƯỢC SỨC MẠNH”

     Trong cuộc sống, con người có thể thể hiện sức mạnh của mình bằng cơ bắp, bằng quyền lực, bằng đồng tiền…, Vladimir Ilyich Lê nin, người thầy của cách mạng vô sản lại nêu lên một ý kiến khác “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Vậy, “sức mạnh” và “tri thức” ở đây được hiểu như thế nào và nó có liên quan gì với nhau và có thật sự có tri thức là có được sức mạnh? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những vấn đề trên.
      “Tri thức” đã có từ lâu trong lịch sử, có thể nói từ khi con người bắt đầu có tư duy thì lúc đó đã có tri thức. Trải qua một thời gian dài phát triển của lịch sử cho đến những năm gần đây tri thức và vai trò của nó đối với mỗi con người, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội càng có vai trò quyết định và tri thức được hiểu là những hiểu biết, kinh nghiệm, kĩ năng mà con người lĩnh hội được thông qua học tập, trải nghiệm cuộc sống để ứng dụng nó vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích hoàn thiện bản thân và phát triển kinh tế - xã hội. Tri thức bao gồm tất cả những thông tin, số liệu, bản vẽ, tưởng tượng (sáng tạo), khả năng, kỹ năng, quan niệm về giá trị sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
      “Sức mạnh” là một cách nói ẩn dụ chỉ khả năng thực hiện một việc nào đó.
 Như vậy, câu nói “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh” có thể hiểu là: Người có tri thức sẽ có khả năng thực hiện được mọi công việc, giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống. Giữa tri thức và sức mạnh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bởi tri thức là nền tảng, là điều kiện để mỗi con người tạo nên những thành công trong công việc, trong cuộc sống, trong những mục tiêu, lý tưởng và tạo ra những sáng kiến, những phát minh không ngờ tới.
 

Đoạn văn Nghị luận xã hội về tri thức là sức mạnh

Đoạn văn 1

Xã hội loài người ngày càng phát triển, thì vai trò của trí thức lại càng được nâng cao. Tri thức là những hiểu biết của con người và nhân loại được đúc kết qua sự phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay. Tri thức bao gồm tất cả những khả năng, kĩ năng, hiểu biết của con người về kiến thức văn hóa cũng như tự nhiên, xã hội. Tri thức có vai trò rất lớn trong đời sống văn hóa xã hội. Nó tác động trực tiếp đến các lĩnh vực của kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục,... Tri thức là chất xám đưa đất nước đi lên, sánh vai với cường quốc năm châu. Một đất nước có người dân đạt trình độ cao về trí thức mức sống của người dân được cải thiện hơn, con người được hạnh phúc hơn. Xã hội từ đó yên bình hơn, trở nên văn minh và giàu đẹp hơn. Đối với mỗi người, tri thức lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.Con người có thành công hay không là do tri thức của mỗi người. Người có tri thức cao thì sẽ có khả năng làm việc, ứng xử tốt hơn. Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. vậy mà hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu được tầm quan trọng của tri thức, có lối sống ăn chơi, đua đòi mà không học hành. Những người này thật đáng phê phán. Tóm lại, tri thức có vai trò rất lớn trong đời sống. Vì vậy mỗi chúng ta hãy trau dồi tri thức cho mình để hoàn thiện bản thân hơn nữa.

Đoạn văn 2

Con người mạnh mẽ hơn các loài vật khác là bởi con người có trí tuệ. trí tuệ của con người được bồi dưỡng bởi tri thức. không có tri thức, trí tuệ con người không còn sức mạnh gì nữa. Bởi thế, bàn về vai trò của tri thức, Lênin đã từng nói: “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Tri thức là một cái chúng ta học qua sách vở, lý thuyết đến thực hành, từ thầy cô, cha mẹ và tất cả những cái gì liên quan đến thực tế. Tri thức thì luôn có 2 dạng là ẩn và hiện. Tất cả hoặc hầu như con người chúng ta đều có dạng tri thức là hiện – ẩn. Sức mạnh là cái tác động đến chúng ta, và nó luôn ẩn chứa trong mình ở mức cao nhất. Ở đây là dành cho những người hiểu biết, có nhiều kiến thức, trải nghiệm trong cuộc sống. Bản thân bạn phải tự trang bị tri thức cho bản thân, nếu có nó thì bạn có được sức mạnh. Có tri thức thì bạn có thể tự tin trong công việc, trong giao tiếp và rất nhiều lĩnh vực. Có nó thì bạn cũng có thể tự giải quyết mọi việc cho thật đúng đắn, không sai cái gì. Điều đó khiến bạn càng được mọi người tôn trọng hơn. Nếu không có tri thức thì là một mối hiểm họa khôn lường. Mỗi người ai cũng có một cái điểm mạnh riêng, cho nên không thể lấy tri thức ra mà so sánh với nhau. Bạn cần hiểu giữa 2 mặt này của tri thức. Đừng lấy nó mà đem chê bai người khác trên mặt yếu. Chính bản thân bạn cũng cần phải học hỏi và tự cho mình một kiến thức nhất định. Siêng năng đọc sách, tự giác cao trong học tập, vận dụng nó một cách hiệu quả sẽ làm cho bạn có được tri thức ở mức cao nhất. Không phải tri thức và đạo đức tự nhiên mà có. Đây là hai khía cạnh được thể hiện ở tính cách cùng với con người của bạn, nó tồn tại song song với nhau và không thể thiếu một cái trong hai thứ ấy. Cho nên, bạn phải siêng năng học tập, dành thời gian cống hiến bản thân cho lao động thay vì hình thức. Nhờ như thế thì bạn mới có được hạnh phúc.

Đoạn văn 3

“Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh” Lênin là một nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà lý luận chính trị kiệt xuất. ông cũng là một vị lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. ông là một nhân vật nổi tiếng với những câu nói đi vào lịch sử nhân loại như “ học, học nữa, học mãi”. Ngoài ra, ông còn có một câu nói để lại cho lịch sử loài người về tri thức và sức mạnh, đó là: “ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Câu nói như khẳng định sức mạnh của trí thức trong cuộc sống của loài người. để hiểu rõ hơn về câu nói này của Lenin ta cùng đi phân tích nó.Tri thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. tri thức còn thể hiện sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành. Theo như tiếng việt thì “tri” và “thức” đều có nghĩa là biết.Sức mạnh là khả năng tác động mạnh mẽ đến những người, đến một sự vật, gây tác dụng ở mức cao. Sức mạnh ở đây không chỉ nói sức mạnh cơ bắp mà còn nói lên sức mạnh thân thể, sức mạnh tinh thần, sức mạnh tình yêu. Câu nói như thể hiện những người có nhiều kiến thức, nhiều trải nghiệm và nhiều kinh nghiệm thì người đó có sức mạnh hơn hết.Kiên trì học tập và rèn luyện. Không ngừng học để có được tri thức và gìn giữ chúng qua thời gian. Không có tri thức thì không có thành công. Tri thức là cái khiến chúng ta nhận ra mình đang hiện hữu. Tri thức trong đầu và đạo đức trong tim, hai cái này phải tồn tại song song và không thể thiếu một trong hai. Bạn phải dành thời gian cống hiến để nghiên cứu và lao động thay vì hình thức và lạc thú, đó là cách để trở nên hữu dụng, và nhờ vậy, có được hạnh phúc.

Nghị luận xã hội về tri thức là sức mạnh ngắn gọn

Bài văn mẫu 1

Trong bất kì xã hội hay thời kỳ nào thì vai trò của trí thức đến vô cùng quan trọng. Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, tri thức thực sự ngày càng khẳng định được vai trò lớn của mình đối với đời sống con người.

Tri thức là gì? Là những hiểu biết về khoa học, văn học, lịch sử, đời sống xã hội mà con người chiếm lĩnh được. Là những hiểu biết của nhân loại được đúc kết quả hàng trăm thế kỷ phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay. Trong cuộc sống tri thức giữ vai trò rất quan trọng, điển hình như trong lịch sử dân tộc đã có biết bao hào kiệt anh tài với tài ba thao lược, võ giỏi, văn hay, tri thức sâu rộng nhờ đó mà ta lực lượng yếu vẫn thắng địch giành lại độc lập cho dân.

Ngày nay, khi đất nước được thái bình tri thức rất cần thiết trong việc phát triển quốc gia, dân tộc. Về chính trị cần phải được xây dựng vững mạnh, ổn định, cần những người lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn lớn. Về kinh tế thì cần phải giữ vị trí số một trong phát triển nền kinh tế tri thức, đưa đất nước sánh vai với cường quốc trên thế giới. Đối với xã hội, văn hoá giáo dục, tri thức cũng góp tiếng nói của mình vào sự ổn định phát triển. Đối với bản thân mỗi người tri thức mang lại cuộc sống đủ đầy, nâng cao chất lượng đời sống và sống có ích. Tri thức mang đến những chân trời mới của cuộc sống, con người khẳng định được bản thân là nhờ có tri thức. Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, biết lựa chọn những tinh hoa để tiếp nhận, rời xa những xấu xa, ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường trong cuộc sống, biết " gạn đục khơi trong", biết yêu thương nhiều hơn. Tri thức là hành trang thiết yếu mà mỗi người cần có trên đường đời. Trên thực tế, ta vẫn thấy nhiều bạn trẻ chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi mà không học hành.

Chúng ta là những người trẻ, những hy vọng tương lai của nước nhà, cần hiểu được tầm quan trọng của trí thức, cố gắng học tập thật giỏi, trau dồi, rèn luyện cả đạo đức, tri thức để phát triển toàn diện. "Tri thức là sức mạnh", hãy trau dồi tri thức để mang đến sức mạnh cho chính mình, cho quốc gia, dân tộc mình. Hãy là một vì sao lấp lánh tài năng, bản lĩnh và một trái tim đẹp.

Bài văn mẫu 2

Ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới, từ nơi khô cằn đến nơi tuyết phủ, từ trẻ nhỏ đến người già họ đều đang trên cuộc hành trình của tri thức bởi một lý do đơn giản: “ tri thức là sức mạnh”. Câu nói trên như một lời khẳng định tầm quan trọng của tri thức trong cuộc sống con người.

Vậy tri thức là gì? Tri thức trước hết là những kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau mà ta được lĩnh ngộ từ giảng đường. Nhưng không chỉ vậy, tri thức còn là kết quả của quá trình tích lũy những kinh nghiệm, hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Vậy vì sao, tri thức lại có mối quan hệ với sức mạng – một dạng năng lực của con người? Bởi nhờ có tri thức nhân loại mới có thể đánh bại kẻ thù tự nhiên và làm chủ cuộc sống; tri thức cũng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại với sự ra đời của các loại máy móc. Trong chúng ta không ai mà không biết đến những nhà bác học như Einstein, Edison hay Steven Hawking... những con người vĩ đại sử dụng vốn tri thức của mình phục vụ cho toàn xã hội.

Tuy nhiên, chuyện gì cũng có hai mặt song hành và tri thức cũng vậy. Nếu tri thức là người bạn lớn lao song hành thì ngu đối lại là một bi kịch. Đáng buồn thay trong xã hội ngày nay nhiều người vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của tri thức, họ chỉ coi việc học như một công cụ để tìm việc làm mà xem nhẹ việc học để có hiểu biết.

Tóm lại, “tri thức là sức mạnh” là một chân lý vĩnh hằng ngày càng được chứng minh bởi thời gian.