Đánh giá chức năng của triết học macxit là gì

Chế độ xã hội chủ nghĩa và mục đích lâu dài xây dựng chủ nghĩa cộng sản của nước ta chỉ có thể sử dụng triết học Macxít, chứ không thể sử dụng bất cư triết học nào khác làm tư tưởng chỉ đạo. Bởi vậy, trong nghiên cứu triết học, chúng ta không được dùng triết học phương Tây hiện đại thay thế hoặc làm suy yếu triết học mácxít. Nhưng chính sách cải cách mở cửa đòi hỏi chúng ta mở rộng, đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hoá các nước phương Tây, trong lĩnh vực triết học cũng cần có thái độ mở cửa. Chúng ta đương nhiên phải coi việc làm phong phú và phát triển triết học mácxít là nhiệm vụ căn bản của việc nghiên cứu triết học, song không bái xích việc nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại. Từ góc độ khác, chúng ta cũng không nên tách biệt hoặc đối lập việc nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại với nghiên cứu triết học mácxít, mà phải làm cho việc nghiên cứu đó phục vụ cho việc làm phong phú và phát triển triết học mácxít. Chúng ta không những cần hiểu sâu, hiểu đúng và cụ thể về triết học phương Tây hiện đại, mà còn phải nhận thức sâu sắc và xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa nó với triết học mácxít.

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ bàn về mối quan hệ triết học mácxít với triết học phương Tây cận đại và hiện đại về mặt phương thức tư duy triết học và Điểm giống nhau và khác nhau giữa triết học Mácxít và triết học phương Tây hiện đại trong việc vượt qua triết học cận đại. 

 

2. Mối quan hệ triết học mácxít với triết học phương Tây cận đại và hiện đại

Cụ thể là mối quan hệ triết học mácxít với triết học phương Tây cận đại và hiện đại về mặt phương thức tư duy triết học

Sự chuyển hình cận hiện đại của triết học phương Tây, với triết học mácxít, trên bình diện sự thay đổi cách mạng trong triết học cùng là sự phủ định và vượt qua triết học phương Tây cận đại, có sự giống nhau về bối cảnh điều kiện lịch sử xã hội văn hoá tư tưởng; xu thế chấm dứt triết học cận đại là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hai cái sau. Quan điểm của giới triết học về điều này không có bất đồng nghiêm trọng. 

Quan điểm phổ biến trước đây là: triết học mácxít đã loại trừ chủ nghĩa duy tâm và siêu hình của triết học truyền thống cận đại, kế thừa một cách có phê phán chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, đã xây dựng hệ thống triết học chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Còn triết học phương Tây hiện đại, thì do nó bái xích chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, nên suy cho cùng tất nhiên là quay về chủ nghĩa duy tâm siêu hình. Do vậy, mặc dù hai cái đều phủ định và vượt qua triết học cận đại, nhưng phương hướng phủ định và vượt qua của mỗi bên không giống nhau, nên tất nhiên ở thế đối lập căn bản với nhau. Cái trước (triết học mácxít) là sự thay đổi cách mạng trong triết học; còn cái sau (triết học phương Tây hiện đại) không phải là bước tiến trong sự phát triển triết học, thậm chí là phản động so với truyền thống tiến bộ của triết học cổ điển.

Mấy năm qua, tuy có ngày càng nhiêu người thừa nhận triết học phương Tây hiện đại có chứa đưng nhân tố hợp lý, song quan điểm vừa trình bày vẫn được đa số kiên trì. Nguyên nhân chủ yếu là do họ thường vẫn chiếu theo phương thức tư duy triết học cận đại để xem xét sự thay đổi của hai cái này.

- Nếu xét từ phương thức tư duy triết học cận đại, thì sự hình thành của triết học phương Tây hiện đại quả thật khó được coi là tiến bộ của triết học, bởi lẽ họ không chỉ phản bác chủ nghĩa duy vật, mà còn thông qua yêu cầu vượt qua phân lập nhị nguyên mà căn bản thủ tiêu vấn đề quan hệ chủ khách, tâm vật, tư duy và tồn tại, là tiêu chuẩn phân biệt duy tâm, duy vật, điều này phủ định cơ sở tồn tại của chủ nghĩa duy vật.

- Nếu chiếu theo phương thức tư duy triết học cận đại để xem xét triết học mácxít, quy kết sự thay đổi cách mạng mà nó thực hiện trong triết học là để xây dựng một hệ thống lý luận duy vật chủ nghĩa triệt để, thì dĩ nhiên cũng sẽ cho rằng, nó đối lập căn bản vơi triết học phương Tây hiện đại.

- Nếu ai đó muốn thông qua việc phát hiện nhân tố duy vật chủ nghĩa trong triết học phương Tây hiện đại để tìm cái giống nhau giữa triết học phương Tây hiện đại để tìm cái giống nhau giữa triết học phương Tây hiện đại và triết học mácxít, thì rất khó thu được kết quả đáng kể, thậm chí còn dễ bị hiểu lầm.

Bởi vì, vượt qua việc lấy phân lập nhị nguyên chủ khách, tâm vật, tư duy và tồn tại, tiêu chuẩn phân biệt duy tâm vật, làm một phương thức tư duy triết học mới, chính là một đặc trưng cơ bản của triết học phương Tây hiện đại khác với triết học cận đại.

Ở mức độ nhất định có thể nói rằng, ai khẳng định càng nhiều thành phần duy vật chủ nghĩa trong triết học phương Tây hiện đại, thì người ấy càng thoát ly xa hơn thực tế.

Nhưng chiều theo phương thức tư duy triết học cận đại để lý giải triết học mácxít tất sẽ bóp méo chủ nghĩa Marx chân chính. Dù cái sau có sự khác biệt nguyên tắc với triết học phương Tây hiện đại nhưng cả hai đều vượt qua phương thưc tư duy triết học cận đại. Muốn kiên trì lập trường triết học mácxít chân chính và lý giải mối quan hệ giữa triết học mácxít với triết học Phương Tây hiện đại phù hợp thực tế, cần phải vượt qua phương thức tư duy triểt học cận đại, chuyển hướng sang phương thức tư duy triết học hiện đại mà triết học mácxít đề xướng.

 

3. Biểu hiện mối quan hệ

Thông qua mục 2 ta vừa phân tích, biểu hiện rõ nhất của việc chiếu theo phương thức tư duy triết học cận đại để lý giải triết học mácxít là quy kết nó vào một hệ thống lý luận có vài quy luật phổ biến đủ khả năng phản ánh mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tinh thần; cho rằng, chỉ cần nắm vững mấy quy luật cơ bản ấy là có thể xuất phát từ đó hoặc dựa trên đó mà phát hiện quy luật đặc thù của mọi lĩnh vực. Kiểu lý giải này có thể lấy triết học mácxít làm cơ sở và bản chất của hết thảy tồn tại và nhận thức, làm hệ thống căn cứ của khoa học và tri thức, mà đây chính là quan niệm cơ bản của triết học cận đại trong việc xây dựng lý luận của nó. Mặc dù người ta nhấn mạnh giữa triết học mácxít và triết học cận đại có sự khác biệt bản chất, việc lý giải của họ về lý luận triết học mácxít đúng là đã khắc phục tính hạn chế của nhiều học thuyết triết học cận đại như của Hegel, Feurbach, song vẫn chưa vượt qua khuôn khổ lý luận cơ bản do phương thức tư duy triết học cận đại tạo nên, nghĩa là vẫn chiều theo phương thức tư duy siêu hình học truyền thống để lý giải triết học mácxít. Kết quả tất nhiên là xa rời sự thay đổi cách mạng mà chủ nghĩa Marx đã thực hiện, quay trở lại trình độ của siêu hình học truyền thống.

Có thể nhận định rằng những gì mà triết học phương Tây hiện đại vượt qua triết học cận đại, thì triết học mácxít cũng đã thực hiện sự vượt qua tương tự. Thực tế, khuynh hướng tư biện siêu hình của triết học cận đại (nhất là ý đồ xây dựng một hệ thống bao trùm hết thảy và biến triết học thành khoa hcọ của mọi khoa học), tuyệt đối hoá lý tính, tuyệt đối hoá sự phân lập nhị nguyên chủ thể và khách thể, tâm và vật, tư duy và tồn tại; khuynh hướng bị động tiêu cực và hoài nghi, trừu tượng hoá tồn tại của con người, đặc biệt là khuynh hướng coi con người như thủ đoạn và làm tha hoá con người, đều luôn là những khuynh hướng mà K. Marx kịch liệt phê phán và đòi phải khắc phục.

Sau khi từ bỏ triết học cũ, xây dựng triết học ,mới, K. Marx không chỉ có quan điểm lý luận cụ thể khác với triết học qua khứ, điều quan trọng hơn là K. Marx triệt để đả phá toàn bộ triết học cũ và lấy đó làm tiền đề xuất phát. K. Marx quan tâm không chỉ đi tìm bản chất của thế giới hay nguồn gốc của tinh thần, không chỉ xây dựng một hệ thống lý luận hoàn chỉnh vẽ nên cả thế giới, mà là trực tiếp hướng tới đới sống hiện thực của con người. Quan điểm thực tiễn là quan điểm số một, quan điểm cơ bản của triết học mácxít. Song không phải là lấy nó làm bản nguyên hay bản thể, không dựa trên thực tiễn để xây dựng một hệ thống triết học bao la vạn tượng, mà là thông qua việc nhấn mạnh tác dụng hạt nhân của thực tiễn để phát huy đầy đủ tính năng động sáng tạo của con người, thúc đẩy sự phát triển tự do và toàn diện cho con người. Về mặt lý giải như thế nào việc triết học macxít coi thực tiễn là khái niệm hạt nhân có thể khẳng định: thực tiễn không phải là hoạt động vật chất hoặc tinh thần đơn thuần, mà là hoạt động năng động thống nhất cảm tính và lý tính; thực tiễn vừa là chủ quan vưa là khách quan; là sự thống nhất chủ khách, Trên ý nghĩa nhất định có thể nói, sở dĩ triết học cận đại sa vào tính phiến diện, mâu thuẫn và sai lầm, nguyên nhân căn bản là đã coi nhẹ hoặc chưa lý giải đúng ý nghĩa của thực tiễn con người; còn chủ nghĩa Marx thì thông qua việc đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của thực tiễn và triệt để vượt qua siêu hình học mà thực hiện sự thay đổi cách mạng trong triết học.

 

4. Điểm giống nhau và khác nhau giữa triết học Mácxít và triết học phương Tây hiện đại 

Điểm giống nhau

Triết học mácxít, không phải lấy thực thể hay bản nguyên làm cơ sở và xuất phát điểm, mà là lấy thực tiễn làm cơ sở và xuất phát điểm; không phải xây dựng một hệ thống triết học bao la vạn tượng, mà là vượt qua mọi hệ thống đóng, chết cứng, trở về với thế giới đời sống hiện thực của con người; không phải dựa trên cơ sở độc đoán lý tính và phân lập nhị nguyên chủ khách, tâm vật làm cho con người bị phiến diện hoá tha hoá, mà là trở về con người sống động, cụ thể, hoàn chỉnh; đồng thời mở đường cho con người phát huy tư do và tính sáng tạo. Đó cũng chính là những điểm mà phương thức tư duy triết học mới của triết học mácxít vượt qua phương thức tư duy triết học của triết học cận đại.

Khi xem lại triết học phương Tây hiện đại đã vượt qua triết học cận đại như thế nào, thì dễ dàng phát hiện rằng, về chính thể nó chưa vượt ra ngoài phạm vi mà triết học mácxít thực hiện. Tức là tất cả những gì mà các trường phái triết học phương Tây hiện đại từ góc độ của họ vượt qua khuyết điểm và mâu thuẫn của triết học cận đại, thì triết học mácxít ngay từ khi mơi ra đời đã đề xuất cả rồi, thậm chí còn đề xuất dưới hình thức minh xác và triết để hơn. Qua điều này chứng tỏ rằng, xét từ góc độ vượt qua triết học cận đại, thì có sự giống nhau rất lớn giữa triết học phương Tây hiện đại và triết học mácxít. Cả hai có thể nói là khác đường nhưng đều thuộc về phương thức tư duy triết học hiện đại, có quan hệ đồng chất ở mức độ nhất định.

Điểm khác nhau

Bên cạnh điểm giống nhua, chúng ta không phủ định sự khác biệt quan trọng, thậm chí mang tính nguyên tắc, giữa hai bên.

So với triết học mácxít, các trường phái triết học phương Tây hiện đại khi vượt qua triết học cận đại hầu như đều chưa triệt để, thậm chí tự mâu thuẫn. Họ tái phạm, thậm chí phát triển tính phiến diện của triết học cận đại. Ví dụ, họ kịch liệt phê phán khuynh hướng siêu hình của triết học truyền thống, song lại vô hình tạo ra một loại siêu hình tạo ra một loại siêu hình mới. Họ phê phán sự độc đoán lý tính và chủ nghĩa tuyệt đối của triết học truyền thống, song do coi nhẹ, thậm chí bài xích tác dụng của lý tính ma nhảy sang một cực đoan khác, tức là theo chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa phi lý…

=> Như vậy, việc triết học phương Tây hiện đại vượt qua triết học cận đại có hạn chế rất lớn. Mỗi trường phái triết học thường chỉ vượt qua ở một phương diện hoặc một khâu nhất định, ở phương diện khác thì vẫn quanh quẩn trong khuân khổ của triết học truyền thống. Chỉ có thông qua cả quá trình phát triển lâu dài của toàn bộ triết học phương Tây hiện đại, mới có thể thực hiện được sự vượt qua triết học cận đại. Nói cách khác, chủ nghĩa Marx ở giữa thế kỷ 19 đã cơ bản thực hiện được việc thay đổi phương thức tư duy triết học, còn triết học phương Tây hiện đại thì phải đi qua con đường quanh co khúc khuỷu că một thế kỷ mới thực hiện được việc đó.

 

5. Kết thúc vấn đề

Như vậy, thông qua sự xem xét mối quan hệ giữa sự chuyển hình của triết học phương Tây hiện đại và sự thay đổi cách mạng của triết học mácxít, có thể, cần kiên định niềm tin vào triết học mácxít và phải mạnh dạn nghiên cứu và theo gương triết học phương Tây hiện đại. Do triết học mácxít đã vượt qua triết học truyền thống, còn vượt qua cả triết học phương Tây hiện đại, càng thể hiện toàn diện và sâu sắc đặc trưng của phương thức tư duy triết học hiện đại, càng thích ứng với yêu cầu phát triển các mặt trong tình hình mới của xã hội hiện đại, cho nên chúng ta không nên vì trong sự phát triển của nó xuất hiện một số quanh co mà mất đi niềm tin vào nó. Nếu thừa nhận triết học phương Tây hiện đại đã vượt qua triết học cận đại, đang ở giai đoạn phát triển các hơn, thể hiện phương thức tư duy triết học mới, tức là giống như triết học mácxít, thì đối với một số lý luận trước kia thường bị phủ định sạch trơn, nay cần khảo sát lại. Có lẽ triết học phương Tây hiện đại vượt qua triết học cận đại ở một số mặt, có tác dụng tiến bộ đối với sự phát triển của triết học. Về chỉnh thể mà nói, việc triết học phương Tây hiện đại vượt qua triết học cận đại vẫn chưa vượt ra ngoài phạm vi mà triết học mácxít đã thực hiện, song xét về một vài phương diện và cục bộ thì rất có thể nó bao hàm nội dung phong phú và sâu sắc hơn. Xét đến việc triết học mácxít trong thời gian rất dài bị xuyên tạc, chưa thực hiện hoàn toàn những gì đáng lẽ phải vượt qua, có khi thậm chí còn bị kéo trở về phương thức tư duy triết học triết học cận đại, trong tình hình đó, hãy tiếp thu một cách có phê phán một số tiến bộ của triết học phương Tây hiện đại, coi đó là kinh nghiệm có ích, bổ sung một số mặt bất cập của triết học mácxít, hoặc thúc đẩy việc nghiên cứu các mặt đó. Chính trên ý nghĩa đó, chúng tôi có thể nói rằng, việc nghiên cứu và theo gương triết học phương Tây hiện đại là khâu không thể thiếu trong việc làm phong phú và phát triển triết học mácxít.

 

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.