Đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu năm 2024

Tôi tham khảo Mẫu hồ sơ mời thầu (HSMT) xây lắp được ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) thấy có quy định như sau:“Nộp báo cáo tài chính từ năm ___ đến năm___ để chứng minh tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu. Giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm gần nhất phải dương”. Theo tiêu chí này, nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính để chứng minh tình hình tài chính lành mạnh của mình nhưng không nêu rõ thế nào là nhà thầu có tình hình tài chính lành mạnh mà chỉ nêu tiêu chí là “Giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm gần nhất phải dương”. Trong khi đó, có nhiều tiêu chí quan trọng khác để đánh giá tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu như lợi nhuận, hệ số khả năng thanh toán nợ, nghĩa vụ thuế, số dư tiền gửi, hạn mức tín dụng. Do vậy, để rõ ràng hơn cho nhà thầu trong việc lập HSMT và thuận lợi cho bên mời thầu trong việc đánh giá HSDT cũng như bảo đảm lựa chọn được một nhà thầu có năng lực thực sự, bên mời thầu đã nêu ra một số tiêu chí cụ thể để xác định tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu, bằng cách điều chỉnh lại nội dung trên như sau: “Nộp báo cáo tài chính từ năm ___ đến năm___ để chứng minh tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu. Nhà thầu được đánh giá đạt tiêu chí này khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tài chính lành mạnh như sau:

  1. Giá trị tài sản ròng (bằng tổng tài sản trừ tổng nợ) mỗi năm phải dương (> 0).
  1. Lợi nhuận mỗi năm phải dương (> 0).
  1. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (bằng tài sản ngắn hạn chia cho tổng nợ ngắn hạn) mỗi năm phải lớn hơn hoặc bằng 1 (≥ 1).
  1. Nhà thầu hoàn thành nghĩa vụ thuế đến hết năm… (có xác nhận của cơ quan thuế).
  1. Số dư khoản tiền gửi trong vòng… ngày trước thời điểm đóng thầu tối thiểu là… tỷ đồng (có xác nhận của ngân hàng).
  1. Nhà thầu hoàn thành đóng BHXH đến hết tháng/năm…(có xác nhận của cơ quan BHXH)”.

Tôi xin hỏi, việc điều chỉnh và đưa ra một số tiêu chí cụ thể để xác định tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu như trên có phù hợp không và có bị xem là vi phạm quy định của Luật Đấu thầu hiện hành không?

Trả lời

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo hướng dẫn tại tiêu chí 3.1 Mục 2.1 Chương III của Mẫu số 01 Mẫu HSMT xây lắp áp dụng phương thực một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính từ năm ___ đến năm___ để chứng minh tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu. Giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm gần nhất phải dương.

Theo đó, pháp luật về đấu thầu hiện hành quy định một trong các tiêu chí đánh giá về năng lực tài chính là giá trị tài sản ròng trong năm gần nhất phải dương mà không quy định về hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, lợi nhuận, nhà thầu phải hoàn thành nghĩa vụ đóng BHXH.

Trường hợp có chỉnh sửa các quy định nêu trong Mẫu HSMT thì tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt HSMT phải bảo đảm việc chỉnh sửa đó là phù hợp, khoa học, chặt chẽ hơn so với quy định nêu trong Mẫu HSMT và không trái với quy định của pháp luật về đấu thầu theo quy định tại Khoản 5, Điều 3 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong HSMT không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng (Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP).

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2022/TT-BGTVT hướng dẫn nội dung về phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư và mẫu loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao thuộc ngành giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu về năng lực, kinh nghiệm cụ thể như sau:

(1) Phương pháp đánh giá

- Đối với nhà đầu tư độc lập: Thực hiện theo quy định tại khoản 3.1 mục 3 Phần A Chương III Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT ;

- Đối với nhà đầu tư liên danh: Thực hiện theo quy định tại khoản 3.1 và khoản 3.2 mục 3 Phần A Chương III Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT .

(2) Tiêu chuẩn đánh giá: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu năm 2024

Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính - thương mại của hồ sơ dự thầu từ 01/10/2022?

Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu về kỹ thuật?

Đối với phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu về kỹ thuật thì tại Điều 6 Thông tư 09/2022/TT-BGTVT hướng dẫn nội dung về phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư và mẫu loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao thuộc ngành giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định rằng:

(1) Phương pháp đánh giá: Thực hiện theo quy định tại khoản 4.1 mục 4 Phần A Chương III Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT .

(2) Tiêu chuẩn đánh giá: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính - thương mại?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 09/2022/TT-BGTVT hướng dẫn nội dung về phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư và mẫu loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao thuộc ngành giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính - thương mại cụ thể như sau:

(1) Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, bên mời thầu phải xác định một trong các phương pháp dưới đây để so sánh, xếp hạng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về tài chính - thương mại:

- Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng (VGF) (không áp dụng đối với dự án PPP có tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 70 Luật PPP), các nội dung khác như thời gian hoàn vốn, giá, phí sản phẩm và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT.

Nhà đầu tư đề xuất vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng thấp nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại mục CDNĐT 26.3 Chương II Phần 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT .

Trường hợp các nhà đầu tư đề xuất giá trị phần vốn góp của nhà nước bằng nhau, xếp hạng nhà đầu tư sẽ căn cứ theo kết quả đánh giá kỹ thuật. Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm, HSDT của nhà đầu tư có điểm đánh giá kỹ thuật cao hơn được xếp thứ nhất. Trường hợp sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt, HSDT của nhà đầu tư có số lượng các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá chấp nhận được ít hơn được xếp thứ nhất.

- Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án, thời gian thực hiện hợp đồng và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT.

Nhà đầu tư đề xuất giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá, phí sản phẩm, dịch vụ công của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại mục CDNĐT 26.3 Chương II Phần 1 Phụ lục IV của mẫu HSMT ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT .

Trường hợp có từ 02 nhà đầu tư trở lên đề xuất cùng một mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công thấp nhất, xếp hạng nhà đầu tư sẽ căn cứ theo đánh giá kỹ thuật. Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm, HSDT của nhà đầu tư có điểm đánh giá kỹ thuật cao hơn được xếp thứ nhất. Trường hợp sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt, HSDT của nhà đầu tư có số lượng các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá chấp nhận được ít hơn được xếp thứ nhất.

- Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, các nội dung khác có liên quan đã được xác định rõ trong HSMT.

Nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước cao nhất hoặc thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu.

Trường hợp nhà đầu tư thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì phải tính toán giá trị đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc khoảng thời gian thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư đó trước khi thực hiện bước xếp hạng nhà đầu tư theo công thức quy định tại mục CDNĐT 26.3 Chương II Phần 1 Phụ lục IV của mẫu HSMT ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT .

Trường hợp có từ 02 nhà đầu tư trở lên đề xuất mức nộp ngân sách cao nhất hoặc khoảng thời gian thực hiện hợp đồng ngắn nhất bằng nhau, xếp hạng nhà đầu tư sẽ căn cứ theo đánh giá kỹ thuật. Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm, HSDT của nhà đầu tư có điểm đánh giá kỹ thuật cao hơn được xếp thứ nhất. Trường hợp sử dụng phương pháp đánh giá đạt, không đạt, HSDT của nhà đầu tư có số lượng các tiêu chuẩn chi tiết không cơ bản được đánh giá chấp nhận được ít hơn được xếp thứ nhất.

- Phương pháp so sánh, xếp hạng dựa trên các tiêu chuẩn kết hợp thực hiện theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

(2) Căn cứ quy mô, tính chất của dự án và tiêu chuẩn đánh giá xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này, bên mời thầu nêu rõ các nội dung đánh giá về tài chính - thương mại theo quy định tại điểm 2.2.2 mục 2 Phần B Chương III Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT.