Dap 50mm là gì

Em chậm kinh 1 tuần thử que thử thai lên 2 vạch nhưng đi siêu âm chưa thấy và niêm mạc tử cung lúc đó là 8,9mm. Xin hỏi niêm mạc tử cung dày bao nhiêu để trứng vào làm tổ được?

Trả lời:

Chào bạn.

Nhiều khả năng bạn đang có thai. Hiện tượng thụ tinh diễn ra ở vị trí 1/3 ngoài của vòi trứng và phải mất khoảng 6 ngày sau đó trứng được thụ tinh sẽ di chuyển dần vào tử cung và tiến hành quá trình làm tổ trong đó. Lúc này qua siêu âm, bác sĩ có thể xác định được sự hiện diện của phôi thai. Có thể giai đoạn này, bạn đã có thai nhưng do phôi thai chưa có mặt trong buồng tử cung nên bác sĩ chưa xác định được sự có mặt của thai. Khoảng 10 ngày nữa, bạn đi siêu âm lại, nhất định sẽ thấy sự hiện diện của thai. Ghi nhận lớp nội mạc từ 8-10mm rất thích hợp cho quá trình làm tổ. Đến ngày cuối của chu kỳ, trước khi có kinh lớp nội mạc tử cung dày 12-14mm. Nếu không thụ thai, lớp nội mạc tử cung sẽ bị bong tróc và có biểu hiện có kinh.

Chúc bạn sức khỏe.

Chuyên gia sản phụ khoa.

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, sinh non là một cuộc chuyển dạ sớm xảy ra từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Cũng theo thống kê của tổ chức này, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 15 triệu em bé sinh non và tỉ lệ tử vong là hơn 10%.  Trẻ sinh non thường đi kèm với các biến chứng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể bị bại não, suy giảm thị, thính giác,..., hoặc dẫn tới các di chứng về sau cả về thể chất lẫn trí tuệ, thậm chí dẫn tới tử vong. Trẻ sinh non càng sớm thì nguy cơ xảy ra các vấn đề này càng cao.  Cơ hội sống sót đối với trẻ sinh non ít hơn 23 tuần là gần bằng không, trong khi với 23 tuần là 15%, 24 tuần là 55% và 25 tuần là khoảng 80%. Xác suất cho trẻ sinh non mà không gặp khó khăn gì về sau là rất thấp. Hiện nay, sinh non vẫn còn đang là một thách thức lớn đối với Y học.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trẻ bị sinh non là do cổ tử cung của người mẹ có vấn đề. Bởi chiều dài cổ tử cung bình thường trong quá trình mang thai khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ là từ 30 - 50mm. Cổ tử cung < 25mm được gọi là cổ tử cung ngắn, điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, chuyển dạ sớm. Chính vì vậy mà siêu âm đo chiều dài cổ tử cung đối với thai phụ là rất cần thiết. 

Cổ tử cung với kích thước bình thường. 

Cổ tử cung ngắn.​

Siêu âm đo chiều dài cổ tử cung có thể được tiến hành bằng cách đo trên siêu âm bụng, siêu âm qua môi lớn, siêu âm qua âm đạo. Trong đó siêu âm qua đường âm đạo là phương pháp chính xác và có độ tin cậy cao nhất. Khi thực hiện siêu âm qua đường âm đạo [hay còn gọi là siêu âm đầu dò], người bệnh cần đi tiểu sạch trước khi lên bàn khám, Bác sĩ siêu âm sẽ tiến hành đưa một đầu dò nhỏ [được bọc sạch và bôi trơn] vào sâu bên trong âm đạo. Sau đó Bác sĩ tiến hành di chuyển đầu dò để khảo sát và đo chiều dài kênh cổ tử cung. Siêu âm qua đường âm đạo không gây đau đớn cho người bệnh nhưng có thể gây một chút khó chịu và không ảnh hưởng đến thai kỳ.

Mô hình mô phỏng siêu âm đầu dò âm đạo. 

Nhóm đối tượng và thời điểm cần siêu âm đo chiều dài cổ tử cung
Nhóm nguy cơ cao: 
Bao gồm các thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, tiền sử sảy thai 3 tháng giữa, tiền sử sinh non, có tiền sử đã khâu eo tử cung ở lần mang thai trước. Nhóm này cần được thực hiện đo chiều dài cổ tử cung sớm khi thai 12 - 14 tuần, có thể tiến hành cùng lúc sàng lọc thai quý I.

Nhóm nguy cơ thấp: 

Các thai phụ không có tiền sử sảy thai liên tiếp, không có tiền sử sinh non, nên thực hiện sàng lọc vào Quý II ở tuổi thai 20 - 24 tuần.

Sau khi tiến hành siêu âm, nếu cổ tử cung của thai phụ ngắn, tuỳ thuộc vào tình trạng thai và sản phụ, Bác sĩ lâm sàng sẽ đánh giá, tư vấn và đưa ra phương án điều trị dự phòng sinh non phù hợp như: Khâu eo cổ tử cung, vòng nâng eo, thuốc progesterone… 

ThS. Bác sĩ Trần Nhật Quỳnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh

Tài liệu tham khảo: 1.    “Preterm Labor and Birth: Condition Information”. //www.nichd.nih.gov. 2.    Cloherty, John P. [2012]. “Care of the Extremely Low Birth Weight Infant”. Manual of neonatal care [ấn bản 7]. Philadelphia: Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins. tr. 146. ISBN 9781608317776.

3.    Jarjour, IT [tháng 2 năm 2015]. “Neurodevelopmental Outcome After Extreme Prematurity: A Review of the Literature.”. Pediatric neurology 52 [2]: 143–152. PMID 25497122.


------------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

•    Bệnh viện Quốc tế Vinh

•    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73

Chào bạn! Cấu trúc tử cung như vậy là bình thường, tử cung có thể ngả trước, ngả sau, lệch trái, lệch phải hoặc trung gian còn của bạn là ngả sau. Mật độ tử cung đồng nhất là không thấy nhân xơ hoặc u xơ tử cung. Nội mạc là niêm mạc tử cung, của bạn nội mạc 16 mm tức là bạn đang ở giữa hoặc cuối chu kỳ kinh. Thông tin “cạnh nội mạc có cấu trúc hồi âm sáng kt#5mm” không đủ điều kiện để xác định là gì, vấn đề này cần kết quả khám trực tiếp hoặc các thông tin khác về vấn đề quan hệ tình dục [nếu có], tiền sử sản phụ khoa. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin này nhé. Bạn cũng tham khảo thông số bình thường như sau: Bộ phận sinh dục nữ tính từ ngoài vào bao gồm môi lớn, môi nhỏ, màng trinh, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng …vv Âm đạo là một khoang ảo, có khả năng co dãn rất tốt và là bộ phận để giao hợp. Cổ tử cung là phần tiếp giáp giữa buồng tử cung và âm đạo, cổ tử cung dài khoảng 2 đến 2,5 cm, có lỗ thông từ buồng tử cung ra âm đạo, khi hành kinh máu kinh sẽ chảy từ buồng tử cung qua lỗ cổ tử cung ra âm đạo và ra ngoài Tử cung có hình tam giác, dài khoảng 5 đến 7cm, chiều ngang khoảng 4 đến 4,5 cm, chiều dày khoảng 3 đến 3,5cm, tử cung là nơi chứa thai và để thai nhi phát triển. Cấu trúc tử cung bao gồm cơ tử cung và niêm mạc tử cung, niêm mạc tử cung là bộ phận ở trong buồng tử cung, đầu kỳ kinh niêm mạc tử cung dày khoảng 2 đến 5 mm đến giữa kỳ kinh niêm mạc dày khoảng 12 đến 15 mm, khi trứng thụ thai sẽ bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ và phát triển thành thai. Hoặc cuối tháng niêm mạc bong ra gây hiện tượng hành kinh. Buồng trứng bình thường có rất nhiều nang trứng, đầu kỳ kinh nang trứng có kích thước 3 đến 5 mm đến thời điểm rụng trứng [phóng noãn] nang trứng đạt kích thước 15 đến 20 mm rồi phóng noãn, nhân tế bào thoát ra qua loa vòi trứng đến vòi trứng rồi đến buồng tử cung. Phần nang còn lại tiêu đi hoặc sẽ phình to lên có thể đạt kích thước trên 30 mm, đến cuối tháng khi hành kinh nang sẽ tiêu đi. Cũng có một số người nang có thể đạt kích thước 40 đến 50 mm bên trong chứa dịch đồng nhất, vỏ nang mỏng – những nang này là nang sinh lý không điều trị gì.

Chúc bạn khỏe.

Hỏi - 26/01/2015
Chào bác sĩ! Nhờ bác sĩ tư vấn giúp về kết quả siêu âm ở BVTD tử cung: tư thế ngã trước Đường kính: D# 50mm Nội mạc: 8mm Mật độ không đồng nhất Vùng đáy có vùng phản âm kém D# 7.5mm Mặt sau có 1 vủng phản âm kém d# 26*33mm, giới hạn không rõ, dopper mạch máu dạng dưới, tỉ lệ thành sau/trên thành trước= 1,6 II] kết luận nhân xơ tử cung nhỏ vùng đáy tử cung + TD lạc nội mạc trong cơ thành sau tử cung em 27 tuổi đã sảy thai 1 lần cách đây 1 năm giờ rất muốn có em bé lại nhưng không biết tình trạng sức khỏe hiện giờ có thể có thai được không thưa bác sĩ. Em hỏi bác sĩ ở Từ Dũ nói là không cần điều trị vì nhân sơ nhỏ, và lạc nội mạc tử cung cũng không cần đều trị xin hỏi bác sĩ là với kết quả SA như trên thì khối nhân xơ của em là bao lớn và thật sự không cần phải đều trị ah, vì em xem trên mạng nhiều người nói là có 1 loại thuốc uống để thu nhỏ kích thước nhân xơ trước khi có em bé nhưng hỏi bác sĩ thì bác sĩ nói không cần. Mỗi lần tới chu kình kinh em rất đau 1 bên vùng chậu và và lan ra sau lưng rất nhức lưng nữa đâu đến không chịu nỗi. Xin hòi như thế là lí do vi sao ah, tai sao không cần phải chữa trị và lạc nội mạc tử cung của em ở mức độ như thế nào ah! Bác sĩ chỉ cho uống thuốc đều hòa kinh nguyệt: 60 viên ngày 2 lần sáng và tối [Primolut-5mg] tên thuốc. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ tư vấn và mong nhận được câu trả lời sớm nhất.

Trả lời
Chào em

Em bị bệnh lạc nội mạc ở cơ tử cung, bệnh này thường gây đau bụng kinh dữ dội và là 1 trong những nguyên nhân gây sẩy thai, thai lưu, vô sinh. Theo kết quả siêu âm thì kết thước khối u của em nhỏ thôi [ 2-3 cm] có thể không cần điều trị nếu không gây cho em khó chịu gì [không đau bụng] còn nếu mỗi lần hành kinh em đau bung nhiều thì phải điều trị. Có nhiều bước điều trị: đầu tiên là điều trị nội khoa [uống thuốc hoặc chích thuốc] nếu tình trạng bệnh nghiêm trong không đáp ứng với điều trị [không hết đau] thì phải chuyển qua điều trị ngoại khoa [thường mổ nội soi]. Bác sĩ đang cho em uống thuốc nội tiết [progesterone] là điều trị bệnh cho em rồi đó, em không nên lo lắng lắm và tốt nhất nếu em muốn có con thì nên đến khám ở phòng khám vô sinh các bệnh viện chuyên khoa sản nhé.


ThS. BS. Bùi Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ

Video liên quan

Chủ Đề