Đặt câu có sử dụng phép so sánh

Biện pháp so sánh là gì? Cấu tạo của biện pháp so sánh như nào? Cách đặt câu có sử dụng phép so sánh? Các từ dùng để so sánh? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết cụ thể dưới đây.

Biện pháp so sánh là gì?

So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Mục đích của biện pháp so sánh là gì? So sánh giúp làm nổi bật một khía cạnh nào đó của sự vật và sự việc, qua đó nhấn mạnh đến ý tưởng và mục đích của người nói, người viết.

 

Đặt câu có sử dụng phép so sánh

Dấu hiệu của biện pháp so sánh

Từ khái niệm biện pháp so sánh là gì trên đây, chúng ta cùng tìm hiểu về những dấu hiệu và đặc điểm của biện pháp so sánh qua việc xem xét một số ví dụ cụ thể dưới đây.

Phân tích ví dụ: Đôi mắt trong vắt như nước mùa thu

=> Sự vật được so sánh: Đôi mắt

=> Từ so sánh: như

=> Sự vật được dùng để so sánh: nước mùa thu

Dựa vào ví dụ trên có thể thấy rằng, cấu tạo của một câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh bao gồm: vế được so sánh và vế để so sánh. Giữa hai vế so sánh thường có dấu câu hoặc từ so sánh. Một số từ so sánh là: như, tựa như, như là, giống như, bao nhiêubấy nhiêu.

Dấu hiệu của biện pháp so sánh là gì? Đặc điểm của biện pháp so sánh như nào? Để phân biệt trong câu có sử dụng biện pháp so sánh hay không, cần dựa vào các căn cứ:

Các kiểu so sánh thường gặp

Các phép so sánh là phần kiến thức đã được học ở Tiểu học, chúng ta cùng điểm qua một số phép so sánh phổ biến ngay sau đây nhé:

So sánh sự vật với sự vật

Ví dụ: Ngôi nhà to lớn như một tòa lâu đài

Mái tóc như chổi lông gà

Cảnh bình minh tựa như như bức tranh mùa xuân

Đặt câu có sử dụng phép so sánh

So sánh sự vật với con người

Ví dụ: Đứa trẻ tươi tắn như một nụ hoa chớm nở

Mẹ em như là một bảo bối thần kỳ

Cậu thanh niên giống như một ngọn núi sừng sững

Thân em như tấm lụa đào

Đặt câu có sử dụng phép so sánh

So sánh đặc điểm của 2 sự vật

Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát

Cánh đồng lúa vàng ươm như một dải lụa

Các ngón tay tròn đầy như là nải chuối

Đặt câu có sử dụng phép so sánh

So sánh âm thanh với âm thanh

Ví dụ: Tiếng chim trong như tiếng sáo

Tiếng hát thánh thót như tiếng họa mi

Tiếng trống dồn vang như tiếng sấm

Đặt câu có sử dụng phép so sánh

So sánh hoạt động với hoạt động

Ví dụ: Điệu múa của vũ công tựa như một con thiên nga đang xòe cánh

Con sóc chạy nhanh như bay

Đặt câu có sử dụng phép so sánh

Các hình thức trong biện pháp so sánh

Từ định nghĩa biện pháp so sánh là gì, dấu hiệu của so sánh và các kiểu so sánh, chúng ta cũng cần nắm được các hình thức được sử dụng trong biện pháp so sánh. Dựa theo mức độ so sánh, có thể phân thành:

  • So sánh ngang bằng: thường chứa các từ: như, giống như, tựa như. Ví dụ: Môi đỏ như son, da trắng như tuyết, tóc đen như gỗ mun; Lông con mèo giống như một cục bông gòn trắng xóa.
  • So sánh không ngang bằng: không bằng, chẳng bằng, hơn… Ví dụ: “Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”

Dựa vào đối tượng so sánh, có thể phân thành:

  • So sánh giữa các đối tượng cùng loại: Ví dụ: Cô giáo em như là người mẹ
  • So sánh giữa các đối tượng khác loại: Ví dụ: Lông con mèo như một cục bông gòn
  • So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng: Ví dụ: Thân em như quả ấu gai
  • So sánh cái trừu tượng với cái cụ thể: Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Đặt câu có sử dụng phép so sánh

Đặt câu có sử dụng phép so sánh

- So sánh người với người:

1. Thầy thuốc như mẹ hiền.

2. Cô giáo chính là người mẹ hiền thứ hai của em ở trường.

3. Bác Hồ chính là vị cha già vĩ đại của dân tộc VN.

- So sánh vật với vật

1. Ông mặt trời ló rạng phía đông như một quả cầu lửa lớn

2. Những búp cây mới nhú như hàng nghìn ngọn lửa xanh lung linh

3. Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ trong suốt

- So sánh người với vật:

1. Tấm lòng của mẹ dành cho con cái còn hơn ngàn vì sao đang soi sáng ngoài kia.

2. Tình yêu của cha cao hơn núi Thái Sơn.

3. Tiếng hát của cô ấy hay như giọng chim vàng oanh.

- Cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng:

1. Cánh đồng lúa quê em mùa gặt trông tuyệt đẹp.

2. Sắc vàng mênh mông bạt ngàn của màu lúa chín cùng hương thơm đồng nội ngào ngạt làm em khoan khoái vô cùng.

3. Dưới ruộng, các bác nông dân đang nhanh chóng thu hoạch chất lên xe chở về. Không khí vô cùng náo nhiệt và tấp nập

- Hình ảnh con đường tới trường:

1. Con đường tới trường của em luôn bình yên và thơ mộng như mọi ngày

2. Đó là 1 con đường hai bên là hai hàng cây xanh mát và tiếng chim hót líu lo.

3. Bên đường là xe máy, ô tô chạy vô cùng náo nhiệt.

4. Bao nhiêu bạn học sinh cũng đi bộ đi học như em, khung cảnh rất đông vui

- Khu vườn buổi sáng:

1. Sáng sớm, khu vườn sau giấc ngủ như choàng tỉnh và thức giấc.

2. Những giọt sương đêm vẫn còn đọng trên những lá non xanh biếc.

3. Những bông hoa sau giấc ngủ dài đang vươn mình khoe sắc về hướng mặt trời.

4. Những tán cây ăn quả xòe rộng, trái ngon núc nỉu.

5. Từng làn gió nhè nhẹ thổi qua, thi thoảng có những cánh bướm đủ màu bay rập rờn.